Giải bài tập trang 111 bài 5 dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn SGK Toán 9 tập 1. Câu 24: Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C…
Bài 24 trang 111 sgk Toán 9 – tập 1
Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C.
a) Chứng minh rằng CB là tiếp tuyến của đường tòn.
Bạn đang xem: Giải bài 24, 25 trang 111 SGK Toán 9 tập 1
b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm, AB=24cm. Tính độ dài OC.
Giải:
a) Gọi H là giao điểm của OC và AB.
Vì (OHperp AB) nên (HA=HB), suy ra OC là đường trung trực của AB, do đó (CB=CA.)
(Delta CBO=Delta CAO) (c.c.c)
(Rightarrow widehat{CBO}=widehat{CAO}).
Vì AC là tiếp tuyến của đường trong (O) nên:
(ACperp OARightarrow widehat{CAO}=90^{circ}).
Do đó (widehat{CBO}=90^{circ}).
Vậy CB là tiếp tuyến của đường tròn (O).
b) Xét tam giác HOA vuông tại H, có
(OH^{2}=OA^{2}-AH^{2})
(=15^{2}-12^{2}=81)
(Rightarrow OH=9(cm))
Xét tam giác BOC vuông tại B, có:
(OB^{2}=OCcdot OH)
(Rightarrow OC=frac{OB^{2}}{OH}=frac{225}{9}=25(cm).)
Nhận xét. Ở câu a) ta đã dùng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn (O). Ta cũng có thể dựa vào tính chất đối xứng của đường kính để chứng minh CB là tiếp tuyến. Thực vậy B và A đối xứng qua đường thẳng chứa đường kính CO, mà CA là tiếp tuyến nên CB phải là tiếp tuyến.
Bài 25 trang 111 sgk Toán 9 – tập 1
Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.
a) Từ giác OCAB là hình gì? Vì sao?
b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có (OAperp BCRightarrow MB=MC).
Mặt khác:
(MA=MO) nên tứ giác ABOC là hình bình hành.
Hình bình hành này có hai đường chéo vuông góc nên là hình thoi.
b) Ta có (BA=BO) (hai cạnh hình thoi) mà (BO=OA) (bán kính) nên tam giác ABO là tam giác đều.
Suy ra (widehat{BOA}=60^{circ}).
Ta có EB là tiếp tuyến (Rightarrow EBperp OB).
Xét tam giác BOE vuông tại B, có:
(BE=BOcdot tg60^{circ}= R.tg60^0=Rsqrt{3}.)
Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp