Giải bài tập trang 89 bài 7 hình bình hành Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 73: Các tứ giác ABCD, EFGH vẽ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 7 có là hình bình hành không…
Câu 73 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Các tứ giác ABCD, EFGH vẽ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 7 có là hình bình hành không ?
Giải:
Bạn đang xem: Giải bài 73, 74, 75, 76 trang 89 SBT Toán 8 tập 1
Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có cạnh đối AD // BC và AD = BC bằng 3 cạnh ô vuông.
Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
EH = FG là đường chéo hình chữ nhật có cạnh 1 ô vuông và cạnh 3 ô vuông
EF = HG là đường chéo hình chữ nhật có cạnh 1 ô vuông và cạnh 3 ô vuông.
Câu 74 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Chứng minh rằng DE = BF.
Giải:
Ta có: AB = CD ( tính chất hình bình hành)
(eqalign{ & EB = {1 over 2}AB(gt) cr & FD = {1 over 2}CD(gt) cr} )
Suy ra: EB = FB (1)
Mà AB // CD (gt)
⇒ BE // FD (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BEDF là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)
⇒ DE = BF (tính chất hình bình hành)
Câu 75 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD. Tia phân giác của góc A cắt CD ở M. Tia phân giác của góc C cắt AB ở N. Chứng minh rằng AMCN là hình bình hành.
Giải:
Ta có: (widehat A = widehat C) (tính chất hình bình hành)
(eqalign{ & {widehat A_2} = {1 over 2}widehat A(gt) cr & {widehat C_2} = {1 over 2}widehat C(gt) cr} )
Suy ra:
AB // CD (gt)
hay AN // CM (1)
Mà ({widehat N_1} = {widehat C_2}) (so le trong)
Suy ra: ({widehat A_2} = {widehat N_1})
⇒ AM // CN ( vì có các cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: Tứ giác AMCN là hình bình hành ( theo định nghĩa)
Câu 76 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1
Trên hình 8, cho ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng AECF là hình bình hành.
Giải:
Gọi O là giao điểm của AC và BD
OA = OC ( tính chất hình bình hành) (1)
Xét hai tam giác vuông AEO và CFO, ta có:
(widehat {AEO} = widehat {CFO} = {90^0})
OA = OC ( chứng minh trên)
(widehat {AOE} = widehat {COF}) (đối đỉnh)
Do đó ∆ AEO =∆ CFO ( cạnh huyền, góc nhọn)
⇒ OE = OF (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AECF là hình bình hành ( vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp