Giải bài 83, 84, 85, 86 trang 109 SGK toán 8 tập 1

0
123
Rate this post

Giải bài tập trang 109 bài 12 Hình vuông sgk toán 8 tập 1. Câu 83: Các câu sau đúng hay sai ?…

Bài 83 trang 109 sgk toán 8 tập 1

Các câu sau đúng hay sai ?
a) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

b) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.

Bạn đang xem: Giải bài 83, 84, 85, 86 trang 109 SGK toán 8 tập 1

c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.

d) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

Bài giải:

Các câu a và d sai.

Các câu b, c, e đúng.


Bài 84 trang 109 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và F.

a) Tứ giác AEDF là hình gi ? Vì sao ?

b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi ?

c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì ? Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình vuông ?

Bài giải:

                                                                         

a) Tứ giác AEDF là hình bình hành (theo định nghĩa).

Vì có DE // AF, DF // AE (gt)

b) Hình bình hành AEDF có AD là tia phân giác của góc A ứng với cạnh BC thì AEDF là hình thoi.

c) Nếu  ∆ABC vuông tại A thì Hình bình hành AEDF có một góc vuông do đó AEDF là hình chữ nhật ( theo dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật) 

Nếu ABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác của góc A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông (vì vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi).

 


Bài 85 trang 109 sgk toán 8 tập 1

Cho hình chữ nhật (ABCD) có (AB = 2AD).  Gọi (E, F) theo thứ tự là trung điểm của (AB, CD). Gọi (M) là giao điểm của (AF) và (DE), (N) là giao điểm của (BF) và (CE).

a) Tứ giác (ADFE) là hình gì ? Vì sao ?

b) Tứ giác (EMFN) là hình gì ? Vì sao ?

Bài giải:

                                                         

a) Tứ giác (ADFE) là hình vuông.

Giải thích:

Tứ giác (ADFE) có (AE // DF), (AE = DF) nên là hình bình hành.

Hình bình hành (ADFE) có (widehat{A} = 90^0) nên là hình chữ nhật.

Theo giả thiết (AB=2AD) mà (AE={ABover 2}) nên (AE=AD={ABover 2})

Hình chữ nhật (ADFE) có (AE = AD) nên là hình vuông.

b) Tứ giác (EMFN) là hình vuông.

Giải thích:

Tứ giác (DEBF) có (EB // DF, EB = DF) nên là hình bình hành.

Do đó (DE // BF)

Tương tự (AF // EC)

Suy ra (EMFN) là hình bình hành.

Theo câu a, (ADFE) là hình vuông nên (ME = MF, ME  ⊥ MF).

Hình bình hành (EMFN) có (widehat{M} = 90^0) nên là hình chữ nhật, lại có (ME = MF) nên là hình vuông.

 


Bài 86 trang 109 sgk toán 8 tập 1

Đố. Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt chéo theo nhát cắt AB (h.108). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác nhận được là hình gì ? Vì sao ? Nếu ta có OA = OB thì tứ giác nhận được là hình gì ?

                             

Bài giải:

Tứ giác nhận được theo nhát cắt AB là hình thoi vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau. Nếu có thêm OA = OB thì hình thoi nhận được có hai đường chéo bằng nhau nên là hình vuông.

Trường

Giải bài tập

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-bai-83-84-85-86-trang-109-sgk-toan-8-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp