Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

0
114
Rate this post

Đề bài: Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

giai thich cau an co di truoc loi nuoc di sau

Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Bạn đang xem: Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

I. Dàn ý giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

1. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề: Cách ứng xử, mối quan hệ của con người trong xã hội
– Nêu vấn đề: Câu tục ngữ dân gian “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” là kinh nghiệm ông cha ta để lại, để dặn dò con cháu phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi 

2. Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
– “Ăn cỗ”: Việc đi dự một bữa tiệc/ bữa ăn mang tính long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình/ cộng đồng: Cỗ cưới, cỗ giỗ,…
– “Lội nước”: Hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại
– “Ăn cỗ đi trước”: Khi được mời ăn cỗ linh đình thì giành đi trước để được hưởng phần ngon
– “Lội nước theo sau”: Khi gặp vùng trũng, chỗ khó khăn thì theo sau người khác, không dám lội trước để nếu có gặp bất trắc gì thì người đi trước sẽ chịu, còn mình không hề hấn gì…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau tại đây

 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn là sự tổng hoà giữa những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với giới tự nhiên. Bởi vậy, trong những mối quan hệ đó, con người cần học cách đối nhân xử thế, có lối sống hài hoà, tốt đẹp trong ứng xử của đời sống hằng ngày. Câu nói dân gian:” Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại nhằm dặn dò con cháu mai sau phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán cách sống ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi bản thân mà không quan tâm đến người khác.

“Ăn cỗ” là việc chúng ta đi dự một bữa tiệc hay bữa ăn mang tính chất long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình hoặc cộng đồng, như cỗ cưới, cỗ giỗ,… “Lội nước” là hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại. “Ăn cỗ đi trước” tức là việc mà khi được mời ăn cỗ linh đình, sung sướng, vui vẻ thì giành đi trước, đến trước để tận hưởng cuộc vui, được ăn miếng ngon. Nếu đến sau sợ bị thiếu phần, khó tranh giành, thức ăn không còn được tươi ngon nữa. Còn “lội nước theo sau” là khi gặp vùng trũng, khó khăn thì người ta theo sau, vì không biết chỗ nào nông sâu để lội, không dám lội trước mà đi sau người khác để biết, nếu gặp bất trắc thì người đi trước phải chịu còn người theo sau sẽ không có hề gì. Câu tục ngữ nhằm phê phán lối sống của kẻ tranh thủ để vụ lợi, hưởng những điều tốt đẹp về mình, thấy phần ngon, điều đẹp thì giành giật, thì chọn, thấy khó khăn phần xấu thì đùn đẩy cho người khác, lợi dụng người khác để giữ an toàn cho bản thân, chỉ biết nghĩ đến mình. Đó là cách sống ranh mãnh, lợi lộc, thực dụng. Lối sống đó được phản ánh rất rõ trong xã hội phong kiến xưa. Khi mà bọn địa chủ chỉ biết ngồi không hưởng lợi, cướp bóc những của ngon vật lạ, những thành quả lao động của nhân dân, trong khi người dân phải làm lũ, cực nhọc, chúng không hề đồng cảm, cố tình không quan tâm làm khổ nhân dân. Là những tên lí trưởng, cường hào cậy quyền thế, lấy người lương thiện gánh nạn, chịu tội thay cho những tội ác mà chúng gây ra.

Trong xã hội ngày nay, dù phát triển, con người ngày một văn minh hơn, nhưng đâu đây vẫn còn tồn tại những kẻ tư lợi hưởng thụ cho riêng mình. Họ chỉ biết được lợi cho mình, thấy điều gì tư lợi được thì nhanh chóng thực hiện, thấy công việc khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, chuyển công việc cho người khác xử lí. Nhiệm vụ có phần thách thức, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại thì họ lẩn tránh, không màng, tôn thờ bản thân, giành giật từng miếng lợi về mình. Thấy lợi ích thì gom nhận hết, không màng đến công lao, sự hi sinh, những giọt mồ hôi đắng cay của người khác. Đây là một căn bệnh nguy hiểm trong đời sống cần được loại bỏ, bởi trong một cộng đồng, tập thể, một đất nước không thể vì sự ích kỷ cá nhân mà làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng. Đó là những kẻ: “Ăn thì lựa những miếng ngon. Làm thì lựa việc cỏn con mà làm” trục lợi riêng cho bản thân.

Chúng ta là những con người của xã hội chủ nghĩa văn minh và giàu đẹp, cần có một lối sống đẹp và văn hoá, sống phải biết nghĩ cho người khác, biết cống hiến mới có quả ngọt lành mà hưởng thụ. Sống phải có trách nhiệm với việc mình làm, không thoái thác công việc, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi thấy khó khăn. Cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Sống phải biết vị tha, bao dung, biết cho đi rồi mới nhận lại. Đặc biệt là những thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên trong xã hội mới, phải nêu gương những người đi trước, học tập gương Bác muôn năm, biết nghĩ cho dân, lo cho dân, vui vì niềm vui của dân, buồn với nỗi buồn của dân, hãy sống và cống hiến hết mình vì cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết, tiên phong đi đầu, xứng đáng với lời ca “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” .

Câu nói dân gian tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Cho đến bây giờ, nó vẫn còn nguyên giá trị khuyên nhủ con người về một thái độ sống lành mạnh, đúng đắn và trách nhiệm.

———————HẾT——————-

Bài văn Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau không chỉ giải thích mà còn bàn luận về hai mặt tích cực, tiêu cực của một lối sống. Làm quen với những chủ đề nghị luận mới, các em có thể tham khảo: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn, Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-thich-cau-an-co-di-truoc-loi-nuoc-di-sau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp