Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

0
128
Rate this post

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

giai thich cau tuc ngu mot cay lam chang nen non

Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

Bạn đang xem: Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

a. Giải thích:

– Nghĩa đen: Một cây bé nhỏ không làm nên khu rừng lớn
+ “Một cây”: số ít, không thể làm lên được rừng cây, chắn được gió bão
+ “Ba cây”: Số nhiều, có thể cùng nhau tạo nên rừng cây.

– Nghĩa bóng:
+ “một cây”: Chỉ một con người, tồn tại riêng lẻ
+ “ba cây”: chỉ nhiều người, một tập thể lớn
+ “chụm lại”: đoàn kết, gắn bó với nhau
+ “núi cao”: mục đích, thành công
+ Câu tục ngữ có nghĩa: đề cao tinh thần đoàn kết của con người trong cuộc sống.

b. Dẫn chứng:

– Chỉ có đoàn kết mới giúp con người vươn lên, hoàn thành được những mục tiêu lớn lao.
– Dẫn chứng:
+ Trong các cuộc chiến tranh, bộ đội đánh giặc còn những người phụ nữ ở nhà tăng gia sản xuất để góp phần ra tiền tuyến.
+ Giai đoạn đất nước phát triển: Các chương trình nhân ái: Lục lạc vàng, Chuyến xe nhân ái, … giúp đỡ bà con nghèo.
+ Trong giai đoạn dịch bệnh: những cây ATM gạo, những suất cơm từ thiện, … giúp đỡ những người dân ở nơi phong toả.
– Tinh thần đoàn kết còn là đoàn kết thế giới chống lại những biến đổi khí hậu, dịch bệnh,..

c. Phản đề:
– Vẫn còn những kẻ chống phá Nhà nước, gây chia rẽ trong cộng đồng.
– Cần phải có hình phạt thích đáng.

d. Bài học:
– Con người cần nhận thức được vai trò của tinh thần đoàn kết
– Phải có ý thức với cộng đồng của chính mình.

3. Kết bài:

– Đoàn kết là truyền thống quý báu từ xưa của dân tộc ta, cần phát huy.

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (Chuẩn)

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn khuyên bảo con cháu rằng: đoàn kết là sức mạnh, có đoàn kết mới làm nên được nghiệp lớn. Điều đó đã được chứng minh qua hàng trăm hàng ngàn cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà gần đây nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhờ lòng yêu nước nồng nàn và sự đoàn kết mạnh mẽ của toàn dân tộc mà chúng ta đã mang về thắng lợi, làm cho non sông được độc lập hoàn toàn. Câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”

Đó là lời khuyên răn về tình thần đoàn kết của cha ông dành cho thế hệ con cháu chúng ta. “Cây” ở đây là đại diện cho các cá nhân sống trong một xã hội. Một rừng cây to lớn, rậm rạp được tạo dựng từ hàng trăm hàng ngàn những thân cây xếp san sát nhau. Nếu như chỉ có “một cây” đứng lẻ loi giữa một vùng đất rộng lớn thì sẽ không thể tạo nên một rừng cây, một ngọn núi. Không chỉ thế, nếu đứng một mình, cái cây đó có thể bị gió bão cũng như lũ lụt cuốn trôi. Cũng như con người, nếu đứng một mình giữa xã hội thì cũng sẽ bị sóng gió của cuộc đời xô đổ. Còn “ba cây” tức là số nhiều, đứng “chụm lại” cùng nhau sẽ tạo nên được một lá chắn lớn, dần dần sẽ hình thành lên núi rừng rộng lớn. Con người cũng vậy, có đoàn kết, tập hợp cùng nhau, chung sức chung lòng thì sẽ tạo nên “núi cao”, rừng rậm, mới đạt được thành công, thắng lợi. Câu tục ngữ được đúc kết để khẳng định ý nghĩa và sức mạnh của tình thần đoàn kết trong cuộc sống con người.

Trong cuộc sống, con người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách mới đạt được vinh quang, thắng lợi. Thế nhưng, không phải việc gì chúng ta cũng có thể làm được một mình mà cần phải có nhiều người cùng nhau hợp sức lại thì mới có được thành quả. Trên thế giới cũng có câu danh ngôn rằng “muốn đi nhanh hay đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, câu nói này cũng là một lời khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chỉ có gắng sức cùng nhau chúng ta mới có thể “đi xa”, đi ra biển lớn, tạo nên thành quả.

Nhìn về quá khứ hào hùng của dân tộc ta, biết bao vị tướng lĩnh tài giỏi đã cùng nhau đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Từ Hai bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền, rồi Trần Quốc Tuấn, …mà mới đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ. Đất nước chúng ta đã từng bị giày xéo bởi những kẻ thù hùng mạnh nhất, thế nhưng, Việt Nam chúng ta đã kế thừa, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết để đánh bại tất cả những kẻ thù đó. Trong cuộc chiến đó, cả dân tộc ta đã cùng nhau đoàn kết, những người lính xung trận, những người phụ nữ, người già, trẻ em ở quê hương đã cùng nhau tăng gia sản xuất để có nguồn lương thực cung cấp ra tiền tuyến. Đó là lòng đoàn kết mà dân tộc ta đã thể hiện suốt bốn ngàn năm qua.

Rồi giờ đây, khi đất nước đang bước vào thời kì phát triển, thế nhưng vẫn còn đâu đó những hoàn cảnh đói nghèo, cần có sự giúp sức từ cộng đồng. Vậy là các chương trình như Lục lạc vàng hay Chuyến xe nhân ái đã kết nối những mạnh thường quân để trao gửi những món quà như những đàn bò hay những chiếc tivi, … đến cho bà con nông dân nghèo, để họ có thêm nguồn động lực tiếp tục vươn lên. Tinh thần tương thân tương ái ấy của con người Việt Nam vẫn luôn luôn diễn ra trên mọi miền Tổ quốc.

Trong hơn hai năm nay, dịch bệnh Covid19 diễn biến hết sức phức tạp. Mọi người dân trên cả ba miền đều phải gồng mình chống chọi với đại dịch chết chóc này. Và càng ý nghĩa hơn khi tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam lại càng dâng tràn mạnh mẽ. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang, những chương trình cấp phát thực phẩm được lập lên ở khắp nơi, cung cấp cho những bà con thiếu thốn ở trong vùng phong tỏa với phương châm “không để ai bị đói”. Điều đó đã làm nên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua thời gian dịch bệnh này.

Tinh thần đoàn kết không chỉ ở một tập thể, một quốc gia mà còn là sự đoàn kết của toàn thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, … là những vấn đề rất cấp thiết, cần có sự chung tay của cả cộng đồng nhân loại. Trong thời điểm dịch bệnh Covid19 đang bùng phát trên toàn thế giới, Liên Hợp Quốc đã lập nên chương trình Covax, cung cấp vaccine từ các nước lớn hơn trao tặng cho các nước chưa có đủ. Đó là tấm lòng, là tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giữa các quốc gia trên thế giới. Hơn vậy, những quốc gia phát triển có trách nhiệm giúp đỡ những đất nước còn kém phát triển để không chỉ đưa nền văn minh của con người tiến lên mà còn phải bảo vệ Trái đất này cho thế hệ mai sau.

Tuy vậy, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ ý nghĩa của tinh thần đoàn kết cũng như sức mạnh của lòng đoàn kết con người. Đó là những kẻ luôn tìm cách chống phá Nhà nước, gây rối trật tự, tìm cách chia rẽ đồng bào ta, phân biệt vùng miền. Nếu như trong chiến tranh, biết bao những anh hùng chiến sĩ đã hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc thì cũng có những kẻ “bán nước cầu vinh”, sẵn sàng dâng hiến Tổ quốc cho kẻ thù xâm lược. Những hành động đó cần phải bị nghiêm trị xứng đáng. Tuy nhiên, đoàn kết là sự gắn bó sức mạnh tinh thần, một lòng hướng tới những mục đích cao đẹp, lợi ích của tập thể chứ không phải kết bè, kết phải để chuộc lợi cá nhân.

Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta. Nó đã được phát huy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chính vì có tinh thần ấy, chúng ta mới giữ vững được nền độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Thế hệ học sinh, hãy cố gắng học hành tốt, đoàn kết với bạn bè, cùng giúp nhau tu dưỡng, học tập tốt để ngày mai có thể làm rạng danh non sông Việt Nam đúng như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

—————-HẾT—————

Ngoài câu tục ngữ trên, ông cha ta cũng để lại cho chúng ta nhiều cây tục ngữ khác về tinh thần đoàn kết. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thắng lợi nhất định về tay ta”. Vậy nên, tinh thần đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của một dân tộc. Các bài viết khác như Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thânsẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tinh thần này.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-mot-cay-lam-chang-nen-non/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp