GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 TẬP 1 TUẦN 1

0
106
Rate this post

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 2 – Chính tả

Bài 1: Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng :

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh.

Bạn đang xem: GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 TẬP 1 TUẦN 1

(3): chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k

Trả lời:

Ngày Độc lập

Mùng 2 tháng 9 năm 1945 – một (1) ngày đáng (2) ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát (1) ngát cờ, đèn, hoa và biểu (1) ngữ.

Các nhà máy đều (1) nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, (2) gái trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần (3)  mặt trong (1) ngày hội lớn (3) của dân tộc (…)

Buổi lễ (3) kết thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí (3) của toàn dân Việt Nam (3) cương quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn (…)

Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu : (3) kỉ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

Bài 2: Điền chữ thích hợp với mỗi chỗ trống :

Trả lời:

Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ” Viết là k Viết là c
Âm “gờ” Viết là gh Viết là g
Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 3 – Luyện từ và câu

Bài 1: Xếp những từ in đậm thành các nhóm đồng nghĩa :

Trả lời:

Nước nhà – Non sông

Hoàn cầu – Năm châu

Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau :

Trả lời:

a) đẹp : tươi đẹp, mĩ lệ, xinh

b) to lớn : to đùng, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ

c) học tập : học, học hành, học hỏi

Bài 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.

Trả lời:

a) – Phong cảnh nơi đây thật là mĩ lệ. Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.

b) – Hà Nội có những tòa nhà cao tầng đồ sộ như những gã khổng lồ đứng hiên ngang giữa lòng thành phố.

c) – Học để trở thành một người có ích. Hãy luôn sẵn sàng học hỏi người khác.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 4, 5 – Tập làm văn

Bài 1 phần 1: Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng Việt 5, tập một, trang 11), tìm và ghi lại các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và xác định nội dung của từng phần. (Chú ý : phần thân bài có thể gồm 2-3 đoạn.)

Trả lời:

Phân đoạn

a) Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).

b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).

c) Kết bài (phần còn lại).

Nội dung

– Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.

– Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

     + Thân bài : chia làm hai đoạn.

Đoạn 1: từ “Mùa thu … hai hàng cây” sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

– Sự thức dậy của Huế.

Bài 2 phần 1: Nêu nhân xét:

Trả lời:

a) Thứ tự miêu tả trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?

Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

– Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.

– Tả cảnh màu vàng khác nhau của cảnh vật

– Tả thời tiết, con người.

Bài Hoàng hôn trên sông Hương:

– Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống.

– Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

b) Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

– Bài văn tả cảnh gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài

     + Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

     + Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

     + Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

Phần 2: Luyện tập:

Trả lời:

Phân đoạn

a) Mở bài (từ Nắng cứ đến xuống mặt đất).

b) Thân bài (từ Buổi trưa đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong).

     + Chia làm 4 đoạn :

● Đoạn 1: Buổi trưa …… bốc lên mãi

● Đoạn 2. Tiếng gì xa vắng …… khép lại.

● Đoạn 3.Con gà nào …… lặng im.

● Đoạn 4. Ấy thế mà chưa xong).

c) Kết bài (câu cuối)

Nội dung

– Nhận xét về nắng trưa.

– Cảnh vật trong nắng trưa.

     + Đoạn 1 : Hơi đất trong nắng trưa bốc lên dữ dội.

     + Đoạn 2 : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.

     + Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.

     + Đoạn 4: Hình ảnh mẹ trong nắng trưa

– Cảm nghĩ về mẹ: tình cảm thương yêu mẹ.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 6, 7 – Luyện từ và câu

Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa :

Trả lời:

a) Chỉ màu xanh

xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mướt, xanh mượt, xanh rì, xanh thẳm, xanh um,…

b) Chỉ màu đỏ

đỏ chót, đỏ tươi, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ ngầu, đỏ hoe, đỏ ửng, đỏ tía, đỏ chói,…

c) Chỉ màu trắng

trắng bệch, trắng tinh, trắng toát, trắng bong, trắng tươi, trắng phau, trắng ngần,…

d) Chỉ màu đen

đen kịt, đen nhẻm, đen giòn,…

Bài 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1 :

Trả lời:

– Vào buổi trưa, nước biển xanh biếc một màu ngọc bích.

– Mùa hè đến, hàng phượng vĩ trong sân trường rực lên một màu đỏ chói.

– Cây hoa ngọc lan trong vườn nhà em nở hoa trắng ngần.

– Mùa hè, đi biển về, da em gái tôi đen giòn.

Bài 3: Giữ lại từ thích hợp trong ngoặc đơn, gạch đi từ không thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

Trả lời:

Cá hồi vượt thác

Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác réo (điên cuồng, dữ dằn, điên đảo). Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt đêm đàn cá rậm rịch.

Mặt trời vừa (mọc, ngoi, nhô) lên. Dòng thác óng ánh (sáng trưng, sáng quắc, sáng rực) dưới nắng. Tiếng nước xối (gầm rung, gầm vang, gầm gào). Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xoè ra như đôi cánh.

Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại (cuống cuồng, hối hả, cuống quýt) lên đường.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 7, 8 – Tập làm văn

Bài 1: Đọc đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng (sách Tiếng Việt 5 tập một, trang 14) nêu nhận xét:

Trả lời:

a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?

– Vòm trời xanh vời vợi, những giọt mưa loáng thoáng rơi; những sợi cỏ đẫm nước, những gánh rau, bông cải, bó huệ; bầy sáo đen chấp chới liệng trên cánh đồng, lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.

b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?

– Bằng cảm nhận của làn da (xúc giác) : Thấy sớm đầu thu mát lạnh, mưa rơi loáng thoáng trên tóc; sợi cỏ đẫm ướt làm mát lạnh bàn chân.

– Bằng mắt (thị giác): Mây xám đục; vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa rơi; người gánh rau; bẹ cải; bó huệ trắng muốt; bầy sáo đen mỏ vàng chao liệng, lúa kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.

c) Ghi lại một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả

– Giữa những đám mây xám đục, vòm trời xanh vời vợi.

– Vài giọt mưa rơi loáng thoáng trên tóc và khăn quàng.

– Bầy sáo cánh đen mỏ vàng.

(Em có thể nói em thích một chi tiết bất kì)

Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Trả lời:

a) Mở bài

– Giới thiệu bao quát khung cảnh yên bình của con phố nhỏ mà em sinh sống.

b) Thân bài

– Tả từng bộ phận của cảnh vật:

     + Trên hè phố

     + Hàng cây bên đường phố

     + Khung cảnh hai bên hè phố

– Âm thanh:

     + Tiếng xe cộ lưu thông

     + Tiếng người

     + Tiếng chim hót trên hai hàng cây

– Không khí

c) Kết bài

– Em yêu vẻ yên bình và thân thuộc nơi con phố nhỏ vào những buổi sớm mai.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-vo-bai-tap-tieng-viet-lop-5-tap-1-tuan-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp