Tài liệu Giáo án bài Chí Phèo (phần tác giả). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11. Các thầy cô giáo có thể tải giáo án về để tham khảo phục vụ công việc giảng dạy của mình. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp các thầy cô truyền đạt thông tin tốt nhất đến các em học sinh.
CHÍ PHÈO
Tiết 42
Ngày soạn:
Bạn đang xem: Giáo án bài Chí Phèo (phần tác giả)
Ngày thực hiện:
Cho các lớp:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
b/ Thông hiểu: Ảnh hưởng của quê hương, gia đình, hoàn cảnh xã hội làm nên tài năng Nam Cao
c/Vận dụng thấp:Tìm được những dẫn chứng để làm sáng tỏ qua điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn của ông.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác mới mẻ, sáng tạo của nhà văn;
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác gia văn học
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi thuyết minh về một tác gia văn học;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
-Tác giả: những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật; những đề tài chủ yếu; phong cách nghệ thuật của nhà văn.
– Tác phẩm Chí Phèo
- Kĩ năng
Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
- Thái độ:
Trân trọng tài năng của Nam Cao, và hiểu được nét đẹp tình người trong tác phẩm.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao thông qua nội dung tác phẩm; định hướng được thái độ của mình trước hiện tượng xã hội đương thời; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm.
-Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong tp: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài…từ đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo
– Sưu tầm tranh, ảnh về chân dung Nam Cao, quê hương, gia đình, ngôi mộ mới xây, nhà tưởng niệm nhà văn
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
-Nêu khái lược về thơ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có từ bao giờ ? Cốt lõi của thơ là gì ?
.Nêu khái lược về truyện? Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào ?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu một đoạn Phim Làng Vũ Đại ngày ấy, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao và truyện Chí Phèo. + Lắp ghép tác phẩm với tác giả – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đề tài về người nông dan trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các tác giả với những trang văn thấm đẫm tinh nhân đạo. Mỗi nhà văn có những lăng kính, góc nhìn và cách khai thác khác nhau. Với Nam Cao, ông đã đi vào những tâm hồn bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng và đồng cảm với họ, Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chí Phèo. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
Thao tác 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao – GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn/SGK + GV: Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiế sĩ, nhà văn liệt sĩ được không?Vì sao?
+ GV: Đặc điểm nổi bật về con người Nam Cao ?
+ HS: đọc nhanh đọan viết trong SGK, tr 137 – 138, tự tóm tắt những ý chính.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. -Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được ăn học tử tế .Học xong bậc thành chung (Cấp THCS), năm 1935 Nam Cao vào Sài Gòn và có ý định ra nước ngoài học tập.Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải trở về quê. Từ đó NC phải sống một cách chật vật, làm đủ nghề: viết văn, làm báo, làm gia sư, viết quảng cáo… -NC sớm giác ngộ CM: Tháng 4 năm 1943 NC tham, gia vào Hội văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946 NC về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Mùa thu 1947, NC lên Việt Bắc làm phóng viên, thư kí tòa soạn báo Cứu quốc. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11/1951 trên đường đi công tác vào vùng địch hậu thuộc Liên khu 3, NC đã hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng đang độ sung mãn và đầy hứa hẹn. + HS: trả lời -Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình -Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong XH cũ, vì thế không ít tác phẩm của Nam Cao viết về kiếp người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ. |
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI. 1. Con người – Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam => vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. – Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,về quê. – 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945), kháng chiến chống Pháp.Hy sinh 1951. 2. Con người – Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với XHTDPK. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp. – Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương.
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Nhóm 1:Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ? GV : Sự nghiệp sáng tác VH của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936 nhưng thực sự trở thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo từ truyện ngắn Chí Phèo (1941). Nhóm 2:-Những đề tài chính của NC trước và sau CM8 ?Tác phẩm , nội dung ?
ND: +Phản ánh chân thật cuộc sống tăm tối, cực nhục của người nông dân sau lũy tre.Nhà văn thường quan tâm đến số phận khốn khổ của những con người thấp cổ bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức nặng nề nhất. Nhóm 3:-Những đề tài chính của NC sau CM8 ?Tác phẩm , nội dung ? Nhóm 4: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có gì độc đáo?
* Nhóm 1 trình bày: -Nhà thơ không chạy theo cái đẹp cái thơ mộng mà quay lưng với hiện thực để rồi viết ra những điều giả dối, phù phiếm. Mà trái lại phải nói lên những nỗi khổ đó của họ mà lên tiếng (Lên án VH lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” nhà văn cần phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…” (Giăng sáng) ) -Văn chương chân chính là văn chương chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đâu nhân tình (Trong Đời thừa dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật, nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ thuật cho cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào nhân vật này cũng không thể bỏ người vợ gầy yếu và những đứa con thơ dại của mình. Bài học có thể rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo.) -Nhà văn phải biết “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, VC chỉ dung nạp …Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa). -“Văn chương không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối…”
* Nhóm 2 Trước CM 8/1945:Tập trung 2 đề tài chính: *Đề tài người trí thức nghèo: TP: Trăng sáng, Sống mòn, Đời thừa ND: +Tình cảnh nghèo khổ, sống dở chết dở của những nhà văn nghèo, những ông giáo khổ trường tư … +Phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần của họ (Mâu thuẫn giữa khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống vànhân phẩm – Với hoàn cảnh XH, với gánh nặng cơm áo gạo tiền Để rồi họ phải sống “cuộc đời thừa”, “chết mòn về tinh thần” +Qua đó nhà văn phê phán, lên án tố cáo XH phi nhân đạo đã cướp đi sự sống và tâm hồn của những tri thức *Đề tài người nông dân nghèo: TP: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tư cách mõ, Một bữa no, Lão Hạc, Lang Rận ND: +Quan tâm tới những kẻ bần cùng, thấp cổ bé họng, hiền lành bị lăng nhục, bị đối xử bất công, bị xô đẩy vào con ường lưu manh. +Nhà văn phát hiện ở họ những khát vọng hướng thiện, những phẩm chất cao quý. +Phê phán XH thối nát, bất công đã chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của con người Nhóm 3:-Sau CM8/1945: Nam Cao lao mình vào mọi công tác CM và kháng chiến . Ông tự nguyện làm cán bộ tuyên truyền, ý thức rèn luyện và cải tạo mình. TP: Đôi mắt (1948) Nhật kí ở rừng (1948) Chuyện Biên Giới (1950) * Nhóm 4 + Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người. + Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. + Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. + Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ. + Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. |
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC. 1. Quan điểm nghệ thuật. Ông trình bày quan điểm của mình qua những nhân vật. Có các điểm chính: – Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm. – Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. – Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. – Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị.
2. Các đề tài chính. a. Đề tài người trí thức. – Nội dung :miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong XH cũ.Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn. – Các tp tiêu biểu: “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà” … b. Đề tài người nông dân. – Nội dung chính + Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945. + Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. + Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ. – Các tp tiêu biểu: “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, Dì Hảo” III. Sau cách mạng tháng Tám, ông có các tp: “ Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “ Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới”.
3. Phong cách nghệ thuật. – Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhân vật. – Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp,lưỡng tính. – Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tp linh hoạt mà nhất quán. – Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học. – Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm. |
& 3.LUYỆN TẬP ( phút)
– Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: 1/ Tác phẩm nào của Nam Cao trực tiếp cho thấy Nam Cao xem lòng thương như một tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân cách con người? a. Lão Hạc b. Đời thừa c. Giăng sáng d. Sống mòn
2/ Ở Nam Cao, cũng như nhân vật trí thức nghèo trong sáng tác của ông, không thấy diễn ra cuộc đấu tranh giữa 2 mặt nào sau đây? a. Nhân đạo, vị tha- tàn nhẫn, ích kỉ b. Dũng cảm-Hèn nhát c. Chân thực-Giả dối d. Cái đẹp-cái thiện – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
1b,2d |
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Nêu những đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo và đề tài đời sống nông dân nghèo? Chứng minh qua tác phẩm của ông: Đời thừa, Chí Phèo – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
– Khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo: Nhà văn phản ánh chân thực, sinh động tình trạng mòn mỏi về tinh thần, bị huỷ hoại dần những phẩm chất tốt đẹp của người trí thức nghèo; – Khi viết đề tài đời sống nông dân nghèo: Tác giả thể hiện bi kịch bị tha hoá, bị từ chối quyền làm người. – Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong 2 truyện đề phân tích, chứng minh. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
– Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
– Phương pháp: đàm thoại
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài Nam Cao + Tìm đọc các bài viết về nhà văn Nam Cao – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
– Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap – Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo. |
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài Gv chốt lại: Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. |
– Chuẩn bị bài: CHÍ PHÈO ( Nam Cao) |
Xem thêm Giáo án bài Chí Phèo (phần tác giả)
CHÍ PHÈO
Tiết 42
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Cho các lớp:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
b/ Thông hiểu: Ảnh hưởng của quê hương, gia đình, hoàn cảnh xã hội làm nên tài năng Nam Cao
c/Vận dụng thấp:Tìm được những dẫn chứng để làm sáng tỏ qua điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn của ông.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác mới mẻ, sáng tạo của nhà văn;
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác gia văn học
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi thuyết minh về một tác gia văn học;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
-Tác giả: những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật; những đề tài chủ yếu; phong cách nghệ thuật của nhà văn.
– Tác phẩm Chí Phèo
- Kĩ năng
Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
- Thái độ:
Trân trọng tài năng của Nam Cao, và hiểu được nét đẹp tình người trong tác phẩm.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao thông qua nội dung tác phẩm; định hướng được thái độ của mình trước hiện tượng xã hội đương thời; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm.
-Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong tp: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài…từ đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo
– Sưu tầm tranh, ảnh về chân dung Nam Cao, quê hương, gia đình, ngôi mộ mới xây, nhà tưởng niệm nhà văn
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
-Nêu khái lược về thơ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có từ bao giờ ? Cốt lõi của thơ là gì ?
.Nêu khái lược về truyện? Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào ?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu một đoạn Phim Làng Vũ Đại ngày ấy, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao và truyện Chí Phèo. + Lắp ghép tác phẩm với tác giả – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đề tài về người nông dan trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các tác giả với những trang văn thấm đẫm tinh nhân đạo. Mỗi nhà văn có những lăng kính, góc nhìn và cách khai thác khác nhau. Với Nam Cao, ông đã đi vào những tâm hồn bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng và đồng cảm với họ, Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chí Phèo. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
Thao tác 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao – GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn/SGK + GV: Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiế sĩ, nhà văn liệt sĩ được không?Vì sao?
+ GV: Đặc điểm nổi bật về con người Nam Cao ?
+ HS: đọc nhanh đọan viết trong SGK, tr 137 – 138, tự tóm tắt những ý chính.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. -Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được ăn học tử tế .Học xong bậc thành chung (Cấp THCS), năm 1935 Nam Cao vào Sài Gòn và có ý định ra nước ngoài học tập.Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải trở về quê. Từ đó NC phải sống một cách chật vật, làm đủ nghề: viết văn, làm báo, làm gia sư, viết quảng cáo… -NC sớm giác ngộ CM: Tháng 4 năm 1943 NC tham, gia vào Hội văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946 NC về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Mùa thu 1947, NC lên Việt Bắc làm phóng viên, thư kí tòa soạn báo Cứu quốc. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11/1951 trên đường đi công tác vào vùng địch hậu thuộc Liên khu 3, NC đã hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng đang độ sung mãn và đầy hứa hẹn. + HS: trả lời -Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình -Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong XH cũ, vì thế không ít tác phẩm của Nam Cao viết về kiếp người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ. |
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI. 1. Con người – Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam => vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. – Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,về quê. – 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945), kháng chiến chống Pháp.Hy sinh 1951. 2. Con người – Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với XHTDPK. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp. – Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương.
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Nhóm 1:Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ? GV : Sự nghiệp sáng tác VH của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936 nhưng thực sự trở thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo từ truyện ngắn Chí Phèo (1941). Nhóm 2:-Những đề tài chính của NC trước và sau CM8 ?Tác phẩm , nội dung ?
ND: +Phản ánh chân thật cuộc sống tăm tối, cực nhục của người nông dân sau lũy tre.Nhà văn thường quan tâm đến số phận khốn khổ của những con người thấp cổ bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức nặng nề nhất. Nhóm 3:-Những đề tài chính của NC sau CM8 ?Tác phẩm , nội dung ? Nhóm 4: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có gì độc đáo?
* Nhóm 1 trình bày: -Nhà thơ không chạy theo cái đẹp cái thơ mộng mà quay lưng với hiện thực để rồi viết ra những điều giả dối, phù phiếm. Mà trái lại phải nói lên những nỗi khổ đó của họ mà lên tiếng (Lên án VH lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” nhà văn cần phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…” (Giăng sáng) ) -Văn chương chân chính là văn chương chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đâu nhân tình (Trong Đời thừa dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật, nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ thuật cho cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào nhân vật này cũng không thể bỏ người vợ gầy yếu và những đứa con thơ dại của mình. Bài học có thể rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo.) -Nhà văn phải biết “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, VC chỉ dung nạp …Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa). -“Văn chương không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối…”
* Nhóm 2 Trước CM 8/1945:Tập trung 2 đề tài chính: *Đề tài người trí thức nghèo: TP: Trăng sáng, Sống mòn, Đời thừa ND: +Tình cảnh nghèo khổ, sống dở chết dở của những nhà văn nghèo, những ông giáo khổ trường tư … +Phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần của họ (Mâu thuẫn giữa khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống vànhân phẩm – Với hoàn cảnh XH, với gánh nặng cơm áo gạo tiền Để rồi họ phải sống “cuộc đời thừa”, “chết mòn về tinh thần” +Qua đó nhà văn phê phán, lên án tố cáo XH phi nhân đạo đã cướp đi sự sống và tâm hồn của những tri thức *Đề tài người nông dân nghèo: TP: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tư cách mõ, Một bữa no, Lão Hạc, Lang Rận ND: +Quan tâm tới những kẻ bần cùng, thấp cổ bé họng, hiền lành bị lăng nhục, bị đối xử bất công, bị xô đẩy vào con ường lưu manh. +Nhà văn phát hiện ở họ những khát vọng hướng thiện, những phẩm chất cao quý. +Phê phán XH thối nát, bất công đã chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của con người Nhóm 3:-Sau CM8/1945: Nam Cao lao mình vào mọi công tác CM và kháng chiến . Ông tự nguyện làm cán bộ tuyên truyền, ý thức rèn luyện và cải tạo mình. TP: Đôi mắt (1948) Nhật kí ở rừng (1948) Chuyện Biên Giới (1950) * Nhóm 4 + Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người. + Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. + Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. + Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ. + Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. |
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC. 1. Quan điểm nghệ thuật. Ông trình bày quan điểm của mình qua những nhân vật. Có các điểm chính: – Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm. – Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. – Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. – Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị.
2. Các đề tài chính. a. Đề tài người trí thức. – Nội dung :miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong XH cũ.Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn. – Các tp tiêu biểu: “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà” … b. Đề tài người nông dân. – Nội dung chính + Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945. + Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. + Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ. – Các tp tiêu biểu: “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, Dì Hảo” III. Sau cách mạng tháng Tám, ông có các tp: “ Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “ Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới”.
3. Phong cách nghệ thuật. – Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhân vật. – Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp,lưỡng tính. – Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tp linh hoạt mà nhất quán. – Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học. – Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm. |
& 3.LUYỆN TẬP ( phút)
– Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: 1/ Tác phẩm nào của Nam Cao trực tiếp cho thấy Nam Cao xem lòng thương như một tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân cách con người? a. Lão Hạc b. Đời thừa c. Giăng sáng d. Sống mòn
2/ Ở Nam Cao, cũng như nhân vật trí thức nghèo trong sáng tác của ông, không thấy diễn ra cuộc đấu tranh giữa 2 mặt nào sau đây? a. Nhân đạo, vị tha- tàn nhẫn, ích kỉ b. Dũng cảm-Hèn nhát c. Chân thực-Giả dối d. Cái đẹp-cái thiện – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
1b,2d |
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Nêu những đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo và đề tài đời sống nông dân nghèo? Chứng minh qua tác phẩm của ông: Đời thừa, Chí Phèo – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
– Khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo: Nhà văn phản ánh chân thực, sinh động tình trạng mòn mỏi về tinh thần, bị huỷ hoại dần những phẩm chất tốt đẹp của người trí thức nghèo; – Khi viết đề tài đời sống nông dân nghèo: Tác giả thể hiện bi kịch bị tha hoá, bị từ chối quyền làm người. – Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong 2 truyện đề phân tích, chứng minh. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
– Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
– Phương pháp: đàm thoại
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài Nam Cao + Tìm đọc các bài viết về nhà văn Nam Cao – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
– Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap – Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo. |
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài Gv chốt lại: Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. |
– Chuẩn bị bài: CHÍ PHÈO ( Nam Cao) |
Từ khóa tìm kiếm:
giáo án chi tiết bài Chí Phèo, giáo án 5 bước bài Chí Phèo, giáo án 5 hoạt động bài Chí Phèo, giáo án văn 11 chi tiết, giáo án văn 11 đầy đủ
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp