Tài liệu Giáo án bài Chí Phèo (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11. Các thầy cô giáo có thể tải giáo án về để tham khảo phục vụ công việc giảng dạy của mình. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp các thầy cô truyền đạt thông tin tốt nhất đến các em học sinh.
Tiết 43-44
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Bạn đang xem: Giáo án bài Chí Phèo (tiếp theo)
CHÍ PHÈO ( Nam Cao)
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được kiến thức về tác giả, khái quát tác phẩm, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của truyện ngắn.
b/ Thông hiểu: – Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao đối với bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo và sự trân trọng của nhà văn trước khát vọng hoàn lương của người nông dân.
c/Vận dụng thấp: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Nam Cao.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nam Cao.
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn xuôi
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Nam Cao.
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần nhân ái, cảm thông với cuộc đời người nôn dân, trân trọng với khát vọng của con người.
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp thị Nở cho đến lúc tự sát);
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
- Kĩ năng
– Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
– Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ:
Trân trọng tài năng của Nam Cao, và hiểu được nét đẹp tình người trong tác phẩm.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn
– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo– Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
– Phương pháp: vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của Thầy và trò |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu một đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy, tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao + Lắp ghép tác phẩm với tác giả – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi việt Nam hiện đại. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70 phút)
– Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
– Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
– Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm – Thể loại? – HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. – GV cho HS hoạt động cá nhân và trình bày trước lớp. + Nêu xuất xứ? + Đề tài và ý nghĩa nhan đề? Theo em, tại sao tác giả không giữ tên tác phẩm là “Cái lò gạch cũ” hay “Đôi lứa xứng đôi” mà lại đổi thành “Chí Phèo”? * GV diễn giảng về các tên gọi của TP. – Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ → sự quẩn quanh bế tắc. – Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. →nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- Thị Nở. – Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo.→ nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo. GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm Chí Phèo. – GV nhận xét và chốt lại bằng bảng phụ. + Chí Phèo được sinh ra trong hoàn cảnh nào? + Chí lớn lên bằng cách nào? + Năm 20 tuổi Chí làm gì? Ở đâu? + Tại sao Chí vào tù? Sau khi ở tù ra Chí đã thay đổi như thế nào? + Trong lúc say khước Chí gặp ai? Sau cuộc gặp ở đó Chí đã thay đổi ntn? + Ai đã ngăn cản tình cảm của Chí và Thị Nở? Khi bị năn cản Chí làm gì? + Tác phẩm có thể chia thành mầy phần? Nội dung chính từng phần? + Em có nhận xét gì về ý cơ bản của mỗi đoạn?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. Đề tài và nhan đề: – Số phận người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám. – Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”. Được in trong tập Luống Cày (1946). Tóm tắt tác phẩm: – Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. – Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà Lí Kiến. Bị Lí Kiến ghen và hảm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến. – Một đêm trăng, CP sai khước thì gặp TN. Được sự săn sóc tận tình của TN, CP khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô TN ngăn cản. CP rơi vào tuyệt vọng, uất ức Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. CP đâm chết bá Kiến rồi tự sát. |
Phần hai: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO. I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại: Truyện ngắn. 2. Xuất xứ: – “Chí Phèo” do NC sáng tác 1941. In trong NC – Tác phẩm, tập I (1977) 3. Đề tài và nhan đề:
4. Tóm tắt tác phẩm:
5. Bố cục: 3 phần – Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi. – Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người. – Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
|
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Nam Cao đã đưa vào tác phẩm những loại người nào để hình thành diện mạo của làng Vũ Đại?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại nói riêng và bổi cảnh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung?
Nhóm 3: Đọc và tìm những chi tiết miêu tả chân dung bá Kiến: Về ngoại hình, tính cách bản chất…? ( Chú ý cái cười, giọng nói…) Nhóm 4: Nét điển hình trong tính cách của Bá là gì? Bá Kiến là con người như thế nào? Đại diên nhóm trả lời:
* Nhóm 1 -Loại có vai vế, có quyền lực trong làng: Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng -Loại cùng đinh bị tha hóa: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ… – Dân làng Vũ Đại: là “bọn dân hiền lành, chỉ è cổ làm nuôi bọn lí hào”.
* Nhóm 2 Nơi đó không phải là môi trường thuận lợi cho nhân cách, cái thiện, cái tốt hình thành và phát triển. Trái lại, nó chỉ có thể bào mòn, thủ tiêu nhân cách con người.
* Nhóm 3 – Bốn đời làm tổng lí “ Uy thế nghiêng trời” – Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao: tiếng quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo” – Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm nắn rắn buông. – Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì thương anh túng quá. – Bá dựng lên quanh mình một thế lực vững trãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người khác một cách thật tinh vi. * Nhóm 4 – Bá có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hoá và làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện. |
II. Đọc- hiểu: 1. Làng Vũ Đại – hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám. – Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện. – Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh thực” – Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt – Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt. – Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa. 2. Nhân vật Bá Kiến -Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn VN trước CM : xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn – Với tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… -Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác => Bá Kiến tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm.
|
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản về nhân vật CHí Phèo
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Em có nhận xét gì về cuộc đời và tỉnh cách của Chỉ Phèo giai đoạn trước khỉ anh ta vào tù? Nhóm 2: Nguyên nhân nào đẩy Chỉ Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát?Tại sao Chí Phèo lại thay đổi nhân hình và nhân tính? Tại sao Chí Phèo càng ngày càng lún sâu vào con đường lưu manh tội lỗi?Từ hai nguyên nhân trên, em hãy cho biết Nam Cao muốn đề cập đến nguyên nhân sâu xa nào?
GV Định hướng trả lời: Cả hai nguyên nhân trên đều xuất phát từ mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến- một thuộc loại cùng đinh bị tha hóa , một thuộc loại có vai vế, quyền lực trong làng. Điều này cho thấy Nam Cao đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa biến Chí Phèo từ một nông dân lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Yũ Đại là mâu thuẫn giai cấp. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * Nhóm 1: -Chí Phèo không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, được nhiều người cưu mang. Mặc dù vậy, lớn lên Chí Phèo vẫn ngay thẳng, chân thật, hiền từ. Sống bằng việc đi ở mướn cho hết nhà này đến nhà khác. 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến, chính Bá Kiến cũng công nhận Chí Phèo “hiền như cục đất”. -Chí Phèo là người có lòng tự trọng: Khi bị mụ vợ ba của Bá Kiến bắt làm những việc nhằm thoả mãn nhục dục của mụ, Chí cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. -Chí Phèo ước mơ có cuộc sống bình thường, lương thiện, với “một gia đình nho nhỏ… mua dăm ba sào ruộng làm”. -Nhận xét chung: Chí Phèo hiền lành, lương thiện. Cuộc sống tối tăm nhưng vẫn không làm hắn đánh mất bản chất tốt đẹp của mình.
* Nhóm 2: Có hai nguyên nhân chính: -Chí Phèo vô cớ bị Bá Kiến bỏ tù. Thời gian ở tù 7- 8 năm. Chí bị môi trường nhà tù nhào nặn thành con người khác hẳn: Dị dạng nhân hình, thay đổi hoàn toàn nhân tính và mất hết ý thức về phẩm giá. -Sau hai lần đầu đến nhà Bá Kiến, Chí bị rơi vào cạm bẫy nham hiểm của hắn. + Lần thứ nhất: Chí Phèo đến để trả thù nhưng thực chất là ăn vạ. Hắn bị Bá Kiến lừa phỉnh (ân cần ngọt ngào, sai người giết gà đãi Chí Phèo, tiễn Chí Phèo về sau khi đã biếu thêm đồng bạc để về uống thuốc). Chí Phèo tưởng mình thắng nhưng thực chất đã thua rất đau. Chính từ những đồng tiền đó, Chí Phèo bị biến thành quỷ dữ mà không hay. + Lần thứ hai: Chí Phèo đến đòi đi tù nhưng thực chất là đòi đất, đòi nhà. Bá Kiến ranh ma đã đẩy Chí Phèo vào cuộc trao đổi: Đòi được tiền của Đội Tảo thì có nhà, có đất! Chí Phèo làm được điều đó nhưng trở thành công cụ đắc lực của Bá Kiến mà không hay biết. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 3:Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? Nhóm 4: – Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào? + Đối với Chí Phèo? + Tình cảm của tác giả?
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* Nhóm 1 Chính Thị Nở và tình yêu của hai nguời đã thức tỉnh Chí Phèo, làm cho hắn khao khát cuộc đời lương thiện. Và diễn biến tâm lý của nhân vật này được Nam Cao miêu tả rất tinh tế: Sau cái đêm uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, nét độc ác hung hãn của Chí Phèo hoàn toàn biến mất, cái bản chất lương thiện của hắn đã trở về: + Hắn cảm thấy buồn + Lần đầu tiên hắn nghe nhịp sống của đời thường. + Hắn nhớ lại những mơ ước xa xưa + Hắn nhận ra và lo sợ tuổi già, sợ đói rét, ốm đau, và nhất là sợ cô độc. Nhóm 4: Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo thèm khát một cuộc đời lương thiện: + Chí Phèo rất ngạc nhiên và mắt “hình như ươn ướt” + Hắn nhớ lại cuộc đời đã qua và xót xa, đau đớn. + Nhìn lại bát cháo hành, hắn rút ra một điều là hắn có thể kết bạn. + Hắn kỳ vọng Thị Nở sẽ là cầu nối đưa hắn trở về với làng Vũ Đại . * Thao tác 3 : Hướng dẫn HS đọc văn bản phần bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo Thao tác 4: Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nêu vấn đề: -Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt? – Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy? – Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự xác của Chí Phèo? -Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến? + Tao muốn làm người lương thiện! +Ai cho tao lương thiện? + Tao không thể là người lương thiện nữa. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * HS trả lời cá nhân: -Thị Nở từ chối Chí Phèo là vì nghe theo lời bà cô. Và nguyên nhân bà cô không cho Thị lấy Chí Phèo chỉ bởi vì hắn là “cải thằng không cha”, là “kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ”. Như vậy, chính cái định kiến khắt khe của làng Vũ Đại đã thiêu rụi niềm hy vọng cuối cùng và dồn đuổi Chí Phèo vào bước đường cùng. – Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối: +Không tin, cười và lắc lư cái đầu. +Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu Thị Nở lại. +Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho say nhưng càng uống càng tỉnh. +Ôm mặt khóc rưng rức +Cầm dao đi trả thù. + Lúc cầm đao đi trả thù, đầu tiên Chí Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Có lẽ, hắn lờ mờ nhận ra kẻ thù của hắn là Bá Kiến, kẻ đã bám riết, đeo đuổi, can thiệp vào đời hắn hàng chục năm và biến hắn thành một kẻ lưu manh, gây tội ác đến nỗi “không thể làm người lương thiện được nữa”. + Tiếng kêu của Chí Phèo trước khi giết Bá Kiến và tự sát là tiếng kêu đau đớn của sự thức tỉnh, của khát vọng chân chính, đưa Chí Phèo về đến ngưỡng cửa cuộc đời. + Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù và tự sát. Điều này không mang tính bi quan, bởi Nam Cao không phải là nhà văn Cách mạng mà là một nhà văn hiện thực. Cái chết của Chí Phèo mang yếu tố tiêu cực, nhưng đó chính là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến. + Tao muốn làm người lương thiện!Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người. +Ai cho tao lương thiện?Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người. + Tao không thể là người lương thiện nữa.Lời xác nhận sự thật. |
3. Hình tượng nhân vật Chí. a. Trước khi ở tù. – Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. – Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…→ Chí Phèo là một người lương thiện. – Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên dấm lưng, bóp chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm. => Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
b Sau khi ở tù. – Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn. – Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. – Hậu quả của những ngày ở tù: + Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm..” → Chí Phèo đã đánh mất nhân hình. + Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến. → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính. => Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở: – Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở- người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo. – Chí Phèo đã thức tỉnh. + Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. + Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. + Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. – Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: + Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. => Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.
d. Bi kịch bị cự tuyệt: – Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội . – Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo: + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở + Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở xô ngã, Chí thấy hơi cháo hành, nhưng lại tuyệt vọng, Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”, xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát. – Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí: + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. + Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
|
|
* Thao tác 1 : – Nêu những nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? GV yêu cầu HS so sánh bi kịch của Chỉ Phèo và bi kịch của Chị Dậu ở “Tẳt đèn”- Ngô Tất Tổ) để làm rõ tỉnh điển hình tha hóa ở nhân vật Chí Phèo. -Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao? -Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện? -Trình tự thời gian được tác giả sắp xếp như thể nào? Hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc câu chuyên đã nói lên điều gì? – Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của tác phẩm? HS trả lời: -Nam Cao sở trường về miêu tả tâm lí nhân vật; có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. -Việc xáo trộn trình tự thời gian đã tạo nên sự phóng khoáng trong cách dựng truyện, đặc biệt là tạo nên sức hấp dẫn, gây sự chú ý và hứng thú theo dõi liên tục cho người đọc. Hình ảnh “cải lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc tác phẩm gọi là kết cấu vòng, giúp người đọc đào sâu thêm tầng nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm: Chừng nào còn tồn tại một xã hội kiểu làng Vũ Đại, còn kiểu người như Bá Kiến thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như Chí Phèo. -Ngôn ngữ truyện:tác giả đan xen lời nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này giúp cho nhà văn dễ dàng lách sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và tinh tế của nhân vật. Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. Qua truyện ngắn, Nam Cao muốn khái quát lên 1 hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng – Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu mạnh hoá. – Kết án đanh thép tàn bạo xã hội, đồng thời phát hiện và ca ngợi bản chất lương thiện của họ => Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc |
& 3.LUYỆN TẬP ( 3 phút)
– Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Trong truyện, Chí Phèo nhiều lần được thừa nhận là người có bản tính hiền lành, lương thiện. riêng câu “lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền” là lời của ai nhận xét về Chí Phèo? a. Lời Lí Kiến. Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây điền vào sau bởi vì để có một cắt nghĩa đúng nhất? Trong truyện ngắn Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chúc , Chí Phèo,…đều là nạn nhân của Bá Kiến và xã hội làng Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí Phèo mới thật sự là một tính cách bi kịch. Bởi vì: a. Chí Phèo là nhân vật chịu nhiều thiệt thòi, khốn khổ nhất . Câu hỏi 3: Nhân vật Chí Phèo một mặt tự đắc xem mình là “anh hùng” làng Vũ Đại, mặt khác lại thấy mình “chỉ mạnh vì liều”. Đó là hai mặt của 1 quá trình phát triển tính cách, tâm lí nhân vật. Dòng nào sau đây không đúng về bản chất của quá trình đó? a. Từ tự tôn đến tự ti. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
ĐÁP ÁN [1]=’c’ [2]=’b’ [3]=’a’
|
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn văn sau: Hắn vừa đi vừa chửi………..Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… 1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? 2.Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? 3.Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? 4.Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
– HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
1. Phương thức tự sự 2. Tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán. 3.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được. 4. Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
– Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
– Phương pháp: đàm thoại
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: – Tìm đọc toàn bộ truyện Chí Phèo – Tìm đọc một số bài thơ viết về nhân vật Chí Phèo; – Dựng kịch đoạn Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
-Đọc và so sánh với văn bản trong SGK – Truy cập mạng để ghi lại các bài thơ ( như bài Trăng nở nụ cười) – Lên kế hoạch và thực hiện sân khấu hoá. |
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài -Gv chốt lại: nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến. |
– Chuẩn bị bài: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu |
Xem thêm Giáo án bài Chí Phèo (tiếp theo)
Tiết 43-44
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
CHÍ PHÈO ( Nam Cao)
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được kiến thức về tác giả, khái quát tác phẩm, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của truyện ngắn.
b/ Thông hiểu: – Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao đối với bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo và sự trân trọng của nhà văn trước khát vọng hoàn lương của người nông dân.
c/Vận dụng thấp: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Nam Cao.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nam Cao.
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn xuôi
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Nam Cao.
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần nhân ái, cảm thông với cuộc đời người nôn dân, trân trọng với khát vọng của con người.
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp thị Nở cho đến lúc tự sát);
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
- Kĩ năng
– Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
– Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ:
Trân trọng tài năng của Nam Cao, và hiểu được nét đẹp tình người trong tác phẩm.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn
– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo– Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
– Phương pháp: vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của Thầy và trò |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu một đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy, tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao + Lắp ghép tác phẩm với tác giả – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi việt Nam hiện đại. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70 phút)
– Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
– Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
– Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm – Thể loại? – HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. – GV cho HS hoạt động cá nhân và trình bày trước lớp. + Nêu xuất xứ? + Đề tài và ý nghĩa nhan đề? Theo em, tại sao tác giả không giữ tên tác phẩm là “Cái lò gạch cũ” hay “Đôi lứa xứng đôi” mà lại đổi thành “Chí Phèo”? * GV diễn giảng về các tên gọi của TP. – Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ → sự quẩn quanh bế tắc. – Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. →nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- Thị Nở. – Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo.→ nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo. GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm Chí Phèo. – GV nhận xét và chốt lại bằng bảng phụ. + Chí Phèo được sinh ra trong hoàn cảnh nào? + Chí lớn lên bằng cách nào? + Năm 20 tuổi Chí làm gì? Ở đâu? + Tại sao Chí vào tù? Sau khi ở tù ra Chí đã thay đổi như thế nào? + Trong lúc say khước Chí gặp ai? Sau cuộc gặp ở đó Chí đã thay đổi ntn? + Ai đã ngăn cản tình cảm của Chí và Thị Nở? Khi bị năn cản Chí làm gì? + Tác phẩm có thể chia thành mầy phần? Nội dung chính từng phần? + Em có nhận xét gì về ý cơ bản của mỗi đoạn?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. Đề tài và nhan đề: – Số phận người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám. – Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”. Được in trong tập Luống Cày (1946). Tóm tắt tác phẩm: – Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. – Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà Lí Kiến. Bị Lí Kiến ghen và hảm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến. – Một đêm trăng, CP sai khước thì gặp TN. Được sự săn sóc tận tình của TN, CP khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô TN ngăn cản. CP rơi vào tuyệt vọng, uất ức Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. CP đâm chết bá Kiến rồi tự sát. |
Phần hai: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO. I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại: Truyện ngắn. 2. Xuất xứ: – “Chí Phèo” do NC sáng tác 1941. In trong NC – Tác phẩm, tập I (1977) 3. Đề tài và nhan đề:
4. Tóm tắt tác phẩm:
5. Bố cục: 3 phần – Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi. – Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người. – Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
|
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Nam Cao đã đưa vào tác phẩm những loại người nào để hình thành diện mạo của làng Vũ Đại?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại nói riêng và bổi cảnh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung?
Nhóm 3: Đọc và tìm những chi tiết miêu tả chân dung bá Kiến: Về ngoại hình, tính cách bản chất…? ( Chú ý cái cười, giọng nói…) Nhóm 4: Nét điển hình trong tính cách của Bá là gì? Bá Kiến là con người như thế nào? Đại diên nhóm trả lời:
* Nhóm 1 -Loại có vai vế, có quyền lực trong làng: Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng -Loại cùng đinh bị tha hóa: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ… – Dân làng Vũ Đại: là “bọn dân hiền lành, chỉ è cổ làm nuôi bọn lí hào”.
* Nhóm 2 Nơi đó không phải là môi trường thuận lợi cho nhân cách, cái thiện, cái tốt hình thành và phát triển. Trái lại, nó chỉ có thể bào mòn, thủ tiêu nhân cách con người.
* Nhóm 3 – Bốn đời làm tổng lí “ Uy thế nghiêng trời” – Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao: tiếng quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo” – Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm nắn rắn buông. – Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì thương anh túng quá. – Bá dựng lên quanh mình một thế lực vững trãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người khác một cách thật tinh vi. * Nhóm 4 – Bá có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hoá và làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện. |
II. Đọc- hiểu: 1. Làng Vũ Đại – hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám. – Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện. – Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh thực” – Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt – Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt. – Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa. 2. Nhân vật Bá Kiến -Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn VN trước CM : xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn – Với tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… -Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác => Bá Kiến tiêu biểu cho giai cấp thống trị: có quyền lực, gian hùng, nham hiểm.
|
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản về nhân vật CHí Phèo
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Em có nhận xét gì về cuộc đời và tỉnh cách của Chỉ Phèo giai đoạn trước khỉ anh ta vào tù? Nhóm 2: Nguyên nhân nào đẩy Chỉ Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát?Tại sao Chí Phèo lại thay đổi nhân hình và nhân tính? Tại sao Chí Phèo càng ngày càng lún sâu vào con đường lưu manh tội lỗi?Từ hai nguyên nhân trên, em hãy cho biết Nam Cao muốn đề cập đến nguyên nhân sâu xa nào?
GV Định hướng trả lời: Cả hai nguyên nhân trên đều xuất phát từ mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến- một thuộc loại cùng đinh bị tha hóa , một thuộc loại có vai vế, quyền lực trong làng. Điều này cho thấy Nam Cao đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa biến Chí Phèo từ một nông dân lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Yũ Đại là mâu thuẫn giai cấp. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * Nhóm 1: -Chí Phèo không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, được nhiều người cưu mang. Mặc dù vậy, lớn lên Chí Phèo vẫn ngay thẳng, chân thật, hiền từ. Sống bằng việc đi ở mướn cho hết nhà này đến nhà khác. 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến, chính Bá Kiến cũng công nhận Chí Phèo “hiền như cục đất”. -Chí Phèo là người có lòng tự trọng: Khi bị mụ vợ ba của Bá Kiến bắt làm những việc nhằm thoả mãn nhục dục của mụ, Chí cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. -Chí Phèo ước mơ có cuộc sống bình thường, lương thiện, với “một gia đình nho nhỏ… mua dăm ba sào ruộng làm”. -Nhận xét chung: Chí Phèo hiền lành, lương thiện. Cuộc sống tối tăm nhưng vẫn không làm hắn đánh mất bản chất tốt đẹp của mình.
* Nhóm 2: Có hai nguyên nhân chính: -Chí Phèo vô cớ bị Bá Kiến bỏ tù. Thời gian ở tù 7- 8 năm. Chí bị môi trường nhà tù nhào nặn thành con người khác hẳn: Dị dạng nhân hình, thay đổi hoàn toàn nhân tính và mất hết ý thức về phẩm giá. -Sau hai lần đầu đến nhà Bá Kiến, Chí bị rơi vào cạm bẫy nham hiểm của hắn. + Lần thứ nhất: Chí Phèo đến để trả thù nhưng thực chất là ăn vạ. Hắn bị Bá Kiến lừa phỉnh (ân cần ngọt ngào, sai người giết gà đãi Chí Phèo, tiễn Chí Phèo về sau khi đã biếu thêm đồng bạc để về uống thuốc). Chí Phèo tưởng mình thắng nhưng thực chất đã thua rất đau. Chính từ những đồng tiền đó, Chí Phèo bị biến thành quỷ dữ mà không hay. + Lần thứ hai: Chí Phèo đến đòi đi tù nhưng thực chất là đòi đất, đòi nhà. Bá Kiến ranh ma đã đẩy Chí Phèo vào cuộc trao đổi: Đòi được tiền của Đội Tảo thì có nhà, có đất! Chí Phèo làm được điều đó nhưng trở thành công cụ đắc lực của Bá Kiến mà không hay biết. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 3:Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? Nhóm 4: – Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào? + Đối với Chí Phèo? + Tình cảm của tác giả?
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* Nhóm 1 Chính Thị Nở và tình yêu của hai nguời đã thức tỉnh Chí Phèo, làm cho hắn khao khát cuộc đời lương thiện. Và diễn biến tâm lý của nhân vật này được Nam Cao miêu tả rất tinh tế: Sau cái đêm uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, nét độc ác hung hãn của Chí Phèo hoàn toàn biến mất, cái bản chất lương thiện của hắn đã trở về: + Hắn cảm thấy buồn + Lần đầu tiên hắn nghe nhịp sống của đời thường. + Hắn nhớ lại những mơ ước xa xưa + Hắn nhận ra và lo sợ tuổi già, sợ đói rét, ốm đau, và nhất là sợ cô độc. Nhóm 4: Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo thèm khát một cuộc đời lương thiện: + Chí Phèo rất ngạc nhiên và mắt “hình như ươn ướt” + Hắn nhớ lại cuộc đời đã qua và xót xa, đau đớn. + Nhìn lại bát cháo hành, hắn rút ra một điều là hắn có thể kết bạn. + Hắn kỳ vọng Thị Nở sẽ là cầu nối đưa hắn trở về với làng Vũ Đại . * Thao tác 3 : Hướng dẫn HS đọc văn bản phần bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo Thao tác 4: Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nêu vấn đề: -Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt? – Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy? – Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự xác của Chí Phèo? -Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến? + Tao muốn làm người lương thiện! +Ai cho tao lương thiện? + Tao không thể là người lương thiện nữa. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * HS trả lời cá nhân: -Thị Nở từ chối Chí Phèo là vì nghe theo lời bà cô. Và nguyên nhân bà cô không cho Thị lấy Chí Phèo chỉ bởi vì hắn là “cải thằng không cha”, là “kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ”. Như vậy, chính cái định kiến khắt khe của làng Vũ Đại đã thiêu rụi niềm hy vọng cuối cùng và dồn đuổi Chí Phèo vào bước đường cùng. – Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối: +Không tin, cười và lắc lư cái đầu. +Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu Thị Nở lại. +Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho say nhưng càng uống càng tỉnh. +Ôm mặt khóc rưng rức +Cầm dao đi trả thù. + Lúc cầm đao đi trả thù, đầu tiên Chí Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Có lẽ, hắn lờ mờ nhận ra kẻ thù của hắn là Bá Kiến, kẻ đã bám riết, đeo đuổi, can thiệp vào đời hắn hàng chục năm và biến hắn thành một kẻ lưu manh, gây tội ác đến nỗi “không thể làm người lương thiện được nữa”. + Tiếng kêu của Chí Phèo trước khi giết Bá Kiến và tự sát là tiếng kêu đau đớn của sự thức tỉnh, của khát vọng chân chính, đưa Chí Phèo về đến ngưỡng cửa cuộc đời. + Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù và tự sát. Điều này không mang tính bi quan, bởi Nam Cao không phải là nhà văn Cách mạng mà là một nhà văn hiện thực. Cái chết của Chí Phèo mang yếu tố tiêu cực, nhưng đó chính là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến. + Tao muốn làm người lương thiện!Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người. +Ai cho tao lương thiện?Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người. + Tao không thể là người lương thiện nữa.Lời xác nhận sự thật. |
3. Hình tượng nhân vật Chí. a. Trước khi ở tù. – Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. – Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…→ Chí Phèo là một người lương thiện. – Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên dấm lưng, bóp chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm. => Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
b Sau khi ở tù. – Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn. – Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. – Hậu quả của những ngày ở tù: + Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm..” → Chí Phèo đã đánh mất nhân hình. + Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến. → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính. => Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở: – Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở- người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo. – Chí Phèo đã thức tỉnh. + Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. + Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. + Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. – Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: + Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. => Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.
d. Bi kịch bị cự tuyệt: – Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội . – Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo: + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở + Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở xô ngã, Chí thấy hơi cháo hành, nhưng lại tuyệt vọng, Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”, xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát. – Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí: + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. + Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
|
|
* Thao tác 1 : – Nêu những nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? GV yêu cầu HS so sánh bi kịch của Chỉ Phèo và bi kịch của Chị Dậu ở “Tẳt đèn”- Ngô Tất Tổ) để làm rõ tỉnh điển hình tha hóa ở nhân vật Chí Phèo. -Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao? -Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện? -Trình tự thời gian được tác giả sắp xếp như thể nào? Hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc câu chuyên đã nói lên điều gì? – Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của tác phẩm? HS trả lời: -Nam Cao sở trường về miêu tả tâm lí nhân vật; có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. -Việc xáo trộn trình tự thời gian đã tạo nên sự phóng khoáng trong cách dựng truyện, đặc biệt là tạo nên sức hấp dẫn, gây sự chú ý và hứng thú theo dõi liên tục cho người đọc. Hình ảnh “cải lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc tác phẩm gọi là kết cấu vòng, giúp người đọc đào sâu thêm tầng nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm: Chừng nào còn tồn tại một xã hội kiểu làng Vũ Đại, còn kiểu người như Bá Kiến thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như Chí Phèo. -Ngôn ngữ truyện:tác giả đan xen lời nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này giúp cho nhà văn dễ dàng lách sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và tinh tế của nhân vật. Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. Qua truyện ngắn, Nam Cao muốn khái quát lên 1 hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng – Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu mạnh hoá. – Kết án đanh thép tàn bạo xã hội, đồng thời phát hiện và ca ngợi bản chất lương thiện của họ => Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc |
& 3.LUYỆN TẬP ( 3 phút)
– Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 5p
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Trong truyện, Chí Phèo nhiều lần được thừa nhận là người có bản tính hiền lành, lương thiện. riêng câu “lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền” là lời của ai nhận xét về Chí Phèo? a. Lời Lí Kiến. Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây điền vào sau bởi vì để có một cắt nghĩa đúng nhất? Trong truyện ngắn Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chúc , Chí Phèo,…đều là nạn nhân của Bá Kiến và xã hội làng Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí Phèo mới thật sự là một tính cách bi kịch. Bởi vì: a. Chí Phèo là nhân vật chịu nhiều thiệt thòi, khốn khổ nhất . Câu hỏi 3: Nhân vật Chí Phèo một mặt tự đắc xem mình là “anh hùng” làng Vũ Đại, mặt khác lại thấy mình “chỉ mạnh vì liều”. Đó là hai mặt của 1 quá trình phát triển tính cách, tâm lí nhân vật. Dòng nào sau đây không đúng về bản chất của quá trình đó? a. Từ tự tôn đến tự ti. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
ĐÁP ÁN [1]=’c’ [2]=’b’ [3]=’a’
|
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
– Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn văn sau: Hắn vừa đi vừa chửi………..Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… 1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? 2.Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? 3.Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? 4.Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
– HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
1. Phương thức tự sự 2. Tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán. 3.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được. 4. Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
– Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
– Phương pháp: đàm thoại
– Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: – Tìm đọc toàn bộ truyện Chí Phèo – Tìm đọc một số bài thơ viết về nhân vật Chí Phèo; – Dựng kịch đoạn Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
-Đọc và so sánh với văn bản trong SGK – Truy cập mạng để ghi lại các bài thơ ( như bài Trăng nở nụ cười) – Lên kế hoạch và thực hiện sân khấu hoá. |
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài -Gv chốt lại: nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến. |
– Chuẩn bị bài: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu |
Từ khóa tìm kiếm:
giáo án chi tiết bài Chí Phèo (tiếp theo), giáo án 5 bước bài Chí Phèo (tiếp theo), giáo án 5 hoạt động bài Chí Phèo (tiếp theo), giáo án văn 11 chi tiết, giáo án văn 11 đầy đủ
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp