Giáo dục nghề nghiệp tiếng Anh là gì?Giáo dục nghề nghiệp (Vocational education) là gì?Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp? Vai trò và chức năng của giáo dục nghề nghiệp?
Bạn đang xem: Giáo dục nghề nghiệp là gì? Vai trò và chức năng của giáo dục nghề nghiệp?
Công tác giáo dục nghề nghiệp luôn là mối quan tâm của nhiều người nhất. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để vươn tới một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cập nhật là điều kiện cần thiết để đi đến phát triển kinh tế lâu dài và bền vứng. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước thời kỳ này thì nguồn nhân lực luôn là nhân tố quyết định. Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lượng lao động lành nghề, trong đó công tác đào tạo nghề đã cung cấp một lượng không nhỏ. Vậy, giáo dục nghề nghiệp là gì, vai trò và chức năng của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:
* Căn cứ pháp lý
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH ngày 31 tháng 12 năm 2015 Luật Giáo dục nghề nghiệp;
– Luật Giáo dục năm 2019;
– Nghị định 15/2019/NĐCP ngày 01 tháng 02 năm 2019 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
– Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ Quy định
– Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
1. Giáo dục nghề nghiệp là gì?
Giáo dục nghề nghiệp là giáo dục chuẩn bị cho người làm việc trong ngành thương mại, nghề thủ công, kỹ thuật viên, hoặc trong các nghề chuyên nghiệp như kỹ thuật, kế toán, điều dưỡng, y khoa, kiến trúc, hoặc luật pháp. Thủ công nghề nghiệp thường dựa trên các hoạt động thủ công hoặc thực tiễn và thông thường là phi học thuật nhưng liên quan đến một nghề hoặc ngành nghề cụ thể. Giáo dục dạy nghề đôi khi được gọi là giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục kỹ thuật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH ngày 31 tháng 12 năm 2015 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Hiện nay với nhu cầu phát triển và nhu cầu của giáo dục tại Việt Nam thì giáo dục dạy nghề có thể được thực hiện ở các bậc giáo dục trung học và sau trung học, giáo dục phổ thông và trình độ cao hơn. Như đối với chương trình giáo dục đối với bậc trung học phổ thông thì việc giáo dục nghề được đưa chung vào chương trình giảng dạy kèm theo để giúp học sinh học được một số kỹ năng cũng như định hướng được nghề nghiệp tương lai của mình sau này. Một số môn học được tổ chức giảng dạy như: May mặc, nấu ăn, điện, nuôi trồng…Và thông thường được cung cấp bới các trường chuyên nghiệp hay giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học. Ngoài ra, đối với những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông có thể đăng ký học nghề tại các trung tâm giáo dục việc làm tại địa phương để được giáo dục, đạo tạp theo nghề mình muốn học.
2. Giáo dục nghề nghiệp tiếng Anh là gì?
Giáo dục nghề nghiệp tiếng Anh có nghĩa là: Vocational education.
Vocational education is a learning level of the national education system aimed at training elementary, intermediate, college and other vocational training programs for employees, to meet the needs. direct human resources in production, sales and services are provided in two forms: formal training and regular training.
3. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Với những kiến thức được đào tạo tại các trung tâm giáo dục việc làm sẽ giúp người lao động có được những lượng kiến thức đủ để thực hiện các công việc do nhà tuyển dụng yêu cầu, có khả năng nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Đồng thời giảm được tình trạng người lao động bị thất nghiệp do không được đào tạo tại các trường đại học, cao đằng.
Cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp sẽ có những mục tiêu chính sau đây:
– Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Ví dụ như đào tạo kỹ năng lắp ráp thiết bị điện, hay chăn nuôi theo hình thức thủ công, truyền thống, hoặc hướng dẫn sử dụng máy may và may những bộ phận cơ bản, đơn giản, lắp ráp các bộ phận lại với nhau để hoàn thiện một sản phầm may mặc…
– Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Như ngoài những công việc lắp ráp đường dây điện theo đúng bản vẽ thì người lao động có thể thiết kế mạch dẫn điện, hoặc thiết kế trang phục, phối hợp nhiều kỹ năng để tạo nên một sản phẩm đa dạng hơn…
– Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc. Ví dụ như người lao động sử dụng công nghệ để theo dõi quá trình làm việc của các cấp sơ và trung, phát hiện và giải quyết được những vấn đề đang gặp phải và xử lý nhanh chóng, kịp thời hoặc có thể tạo ra những món ăn có sức sáng tạo đẳng cấp hơn…
Như vậy. mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhìn chung chính là giúp cho học viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản nhất để có thể thực hiện được những công việc, nghề nghiệp cần thiết trong xã hội. Để từ đó họ có thể vận dụng vào đời sống xã hội, tự tìm kiếm được việc làm và nuôi sống bản thân gia đình. Tránh trường hợp thất nghiệp từ đó gây ra những tệ nạn cho xã hội như trộm cướp, cướp giật, giết người cướp tài sản…
4. Vai trò và chức năng của giáo dục nghề nghiệp
Thứ nhất, vai trò
Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp đồng bộ về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát triển văn hóa tạo ra động lực kích thích tính tích cực ở con người.
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, kinh nghiệm sống, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn, tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.
Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội”.
Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
Có thể thấy vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực thực chất là làm gia tăng về chất lượng của nguồn nhân lực và đảm bảo cơ cấu về số lượng lao động một cách hợp lý trong từng ngành, lĩnh vực.
Những vai trò trên, giáo dục cần phải được coi trọng và đầu tư hơn nữa, vì mục tiên phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Thứ hai, chức năng
Giáo dục có khả năng tác động tới quá trình sản xuất xã hội và góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều này thể hiện ở chỗ giáo dục thông qua đào tạo đã giúp cho mỗi cá nhân tái tạo ra năng lực người, phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần bản thân. Qua đó, giáo dục cung cấp cho xã hội một đội ngũ những người lao động có chất lượng.
Giáo dục có khả năng tác động tới các giai cấp, các nhóm, các giai tầng trong xã hội, góp phần làm thay đổi tính chất, cơ cấu của chúng, làm cho quan hệ sản xuất ngày càng trở nên cần thiết, thể hiện như sau:
– Thông qua việc nâng cao trình độ học vấn cho cá nhân, giáo dục đã tạo điều kiện cho mỗi người có thể chuyển đổi giai cấp. Chính điều đó đã tác động đến cơ cấu giai cấp và nhóm xã hội sẽ thay đổi.
– Bằng việc nâng cao dân trí, giáo dục tác động đến từng thành viên của giai cấp, của các nhóm xã hội và thông qua những thành viên này làm cho giai cấp tiếp cận được với văn minh chung của nhân loại.
– Cũng thông qua việc nâng cao dân trí, giáo dục nâng cao nhận thức của công dân, tạo điều kiện để họ có hành vi đúng trong quan hệ ứng xử, nhờ đó mà quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên thuần khiết hơn.
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn dân, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội. Trình độ văn hóa của xã hội thông qua phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao dần, qua đó mà tạo ra nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Giáo dục thông qua các chức năng của mình đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều này khẳng định giáo dục là nhân tố, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp