Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí

0
119
Rate this post

Đề bài: Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí

hay dong vai mot nguoi linh ke lai hoi thu 14 trong bai hoang le nhat thong chi

Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí

Bạn đang xem: Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí

I. Dàn ý Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh đất nước, thời điểm gia nhập đội quân Tây Sơn.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh diễn ra trận đánh:
+ Quân Thanh chiếm Thăng Long
+ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, thân chinh ra Bắc dẹp giặc.

– Quá trình chuẩn bị lực lượng và hành quân ra Bắc của vua Quang Trung:
+ Ngày 29 đến Nghệ An kén lính, duyệt binh, dụ binh.
+ Hiểu được sở trường, hạn chế của các tướng sĩ, sử phạt công minh, công tội rõ ràng.
+ Đêm 30 lên đường ra Thăng Long.

– Diễn biến trận đánh:
+ Quân ta đi đến đâu giặc sợ chạy tán loạn đến đó.
+ Mùng 3 chiếm được đồn Hà Hồi, lấy được lương thực, khí giới.
+ Sáng mồng 5 mang theo những tấm mộc đỡ đạn có tẩm rơm ướt tiến vào đồn Ngọc Hồi.
+ Quân Thanh chống đỡ nhưng không nổi, súng đạn khói lửa đều không thể cưỡng lại.

– Kết quả trận đánh:
+ Quân ta thắng lợi hoàn toàn, đánh đuổi sạch bóng quân thù.
+ Quân tướng nhà Thanh đại bại tháo chạy, thây chết đầy đồng, máu chảy thành sông.
+ Vua tôi Lê Chiêu Thống thảm hại chạy về phương Bắc, bỏ chạy đói khát nhiều ngày.

3. Kết bài

Người lính nêu cảm nhận về trận đánh và bảy tỏ cảm xúc chiến thắng.

II. Bài văn mẫu Đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí

1. Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí, mẫu 1 (Chuẩn)

Tôi vốn là một nông dân sống ở huyện La Sơn, Nghệ An. Hưởng ứng lời chiêu mộ lính của vua Quang Trung, tôi gia nhập vào nghĩa quân Tây Sơn. Nhìn cảnh quân giặc giày xéo lãnh thổ nước ta, bóc lột nhân dân ta, tôi đã tự nguyện gia nhập đội quân của vua Quang Trung để đánh đuổi giặc Thanh, bảo vệ chủ quyền nước nhà. Tôi đã cùng các binh lính khác đã cùng nhau lập lời thề chiến đấu hết mình, không tiếc máu xương.

Sau khi đã tuyển lính xong, vua Quang Trung tổ chức duyệt binh, tôi là lính mới ở Nghệ An nên nằm trong doanh trung quân, còn các số khác chia thành 4 doanh tiền, hậu, tả, hữu. Sau khi nghe lời dụ binh của Vua Quang Trung, tôi càng có thêm niềm tin và quyết tâm cho cuộc chiến này. Vua nói:
– Quân Thanh không biết trông gương đời Tống, Nguyên ngày xưa, nay lại dám mưu đồ xâm chiếm nước Nam ta. Các ngươi phải cùng ta đánh đuổi chúng, chớ có ai ăn ở hai lòng, nếu phát giác ra sẽ giết chết tức khắc, không tha một ai!

Tôi và tất cả quân lính đều tuân lệnh, lên đường tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp, hai tướng sĩ là Ngô Văn Sở và Nguyễn Văn Tuyết ra chịu tội vì để giặc cướp Thăng Long, vua Quang Trung rất rạch ròi công tội, khiến ai cũng phải thán phục tài dụng binh như thần của Người. Hôm đó ngày 30 tháng chạp năm 1788, vua cho mở tiệc khao quân, đêm hôm đó bắt đầu lên đường, Vua nói:
– Đúng hẹn mùng 7 Tết sẽ ăn mừng trong thành Thăng Long

Đoàn quân đi đến sông Gián, binh trấn thủ tan vỡ chạy trước, đi đến sông Thanh Quế thì đuổi đám do thám của quân Thanh đến tận Phú Xuyên bắt sống không để lọt ai. Nửa đêm ngày mồng 3 chúng tôi đã đến làng Hà Hồi, các binh lính chia nhau vây lín làng, lúc ấy quân lính trong đồn đều sợ hãi xin hàng. Sau khi lấy được lương thực khí giới, tuân lệnh vua chúng tôi đóng những ván lớn, tổng cộng 10 ván, 20 người khiêng một ván lấy rơm dấp nước đắp lên. Ngày mồng 5 đi tới đồn Ngọc Hồi, đám cầm ván chúng tôi xông lên, súng đạn quân Thanh không ăn nhằm gì, khói lửa phun ra nhưng lại gặp trúng gió nam khiến quân Thanh không nhìn thấy gì. Chúng tôi vừa khiêng ván che vừa xông lên khi gươm giáo chạm nhau thì rút dao ngắn ra chém bừa. Quân Thanh chống không nổi chạy toán loạn, giẫm đạm lên thây chết mà chạy. Sau đó quân ta kéo vào Thăng Long, chúng tôi chẳng cần đánh mà vua tôi Lê Chiêu Thống đã sợ chạy mất mật, quân lính đều tan tác bỏ chạy. Đến nỗi cầu đứt không thể qua sông, quân lính rơi xuống nước khiến sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được.

Chúng tôi đã chiến đấu và chiến thắng, tất cả là nhờ Vua Quang Trung sáng suốt, trí tuệ và nhạy bén, từng chiến lược và kế hoạch đều rất rõ ràng. Trận đánh là niềm tự hào của những người lính như tôi và của cả dân tộc mãi về sau.

2. Đóng vai một người lính kể lại chiến công của vua Quang Trung trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí, mẫu 2 (Chuẩn)

Từng là người lính trong nghĩa quân Tây Sơn, cùng vua Quang Trung hành quân ra Bắc và chiến đấu với quân Thanh. Trận đánh diễn ra vô cùng oanh liệt và chiến thắng vô cùng ròn rã, tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe về trận đánh hào hùng ấy.

Tôi là lính của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ từ khi ông còn chưa lên ngôi Hoàng đế. Từ sự kiện quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lập đàn xưng vương lên ngôi hoàng đế tại núi Bân, lấy hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi vua liền hạ lệnh xuất quân, đích thân chinh ra trận. Ngày 25 tháng chạp năm 1788 quân lính chúng tôi bắt đầu hành quân ra Bắc, ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung tuyển thêm binh lính lớn mạnh lực lượng, chia quân thành 5 doanh. Để củng cố thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu cho binh lính chúng tôi, vua Quang Trung đã từng cưỡi trên voi rồi dụ binh rằng:

– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, nếu không đánh đuổi chúng sẽ lại cướp bóc, giết hại không thể chịu nổi. Các ngài Trưng Nữ Vươn, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng đã không để chúng làm điều tàn bạo, dấy nghĩa quân chỉ đánh một trận là thắng. Nay ta cùng các ngươi phải dốc sức đồng lòng để đuổi quân xâm lược.

Chúng tôi nghe theo, không dám hai lòng. 30 tháng chạp, vua mở tiệc khao quân sau đó hạ lệnh tiến quân, gióng trồng lên nghĩa quân lên đường ra Bắc. Đi đến đâu giặc cũng hoảng sợ và bỏ chạy, những tên do thám nhà Thanh cũng đều bị bắt sống không lọt một ai. Ngày mùng 3 đi đến làng Hà Hồi, chưa cần đánh lính trong đồn sã rụng rời sợ hãi mà xin hàng. Sau đó đám lính chúng tôi lại đóng ván, ván to phải 20 người khiêng, trên ván phủ rơm dấp nước. Đến mùng 5 tới đồn Ngọc Hồi, quân ta dàn hàng ngang lấy ván làm khiên chắn xông lên. Quân Thanh nổ súng bắn nhưng không trúng người nào, lấy ống khói phun lửa thì lại tự mình hại mình, nhân lúc đó quân ta xông lên, dùng dao ngắn đâm chém. Quân Thanh chống đỡ không nổi liền tháo chạy, thế nhưng thây vẫn chết đầy đồng, máu chảy thành sông, quân Thanh đại bại. Tôi cùng toán quân khác đuổi theo quân lính lùa voi đến tận làng Quỳnh Đô đuổi giặc khiến cho quân Thanh hết hồn vía. Giữa trưa mùng 5 chúng tôi tiến vào Thăng Long, lúc này đã thấy quân sĩ các doanh tranh nhau qua cầu sang sông bỏ chạy, xô đẩy nhau chết rất nhiều. Tên Tôn Sĩ Nghị thì sợ mất mật chuồn qua cầu phao, vua Lê trong điện vội vã bỏ chạy, cướp cả thuyền dân để đi.

Thế là nghĩa quân Tây Sơn chúng tôi đã đánh cho giặc tan tác, đánh cho vua tôi bán nước hại dân phải bỏ xứ đi trốn. Nước nhà đã dẹp sạch thù trong giặc ngoài, mà công lao to lớn nhất chính là nhờ có sự dẫn dắt và điều binh khiển tướng như thần của vua Quang Trung.

3. Hãy đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí, mẫu 3 (Chuẩn)

Nghe tin quân Thanh chiếm thành Thăng Long, dù chỉ là một nông phu bé nhỏ nhưng tôi cũng cảm thấy giận dữ và bất bình lắm. Trong suy nghĩ của tôi lúc ấy là mong muốn đánh đuổi kẻ xâm lược ra khỏi bờ cõi. Thật may khi đó vua Quang Trung lên ngôi, kén lính vào nghĩa quân Tây Sơn, tôi đã tự nguyện gia nhập vào đội quân ấy.

Hôm đó là ngày 29 tháng chạp năm 1788, tôi hay tin vua Quang Trung kén lính, nhà có ba suất đinh chỉ lấy một tôi liền xung phong đi. Sau đó nhà vua cho mở cuộc duyệt binh ở doanh trấn, chia binh thành 5 doanh, tôi ở doanh trung quân. Vua không chỉ tập hợp quân lính mà còn đích thân ra doanh yên ủi chúng tôi. Vua dãy bày và phân tích cho chúng tôi hiểu mưu mô của quân Thanh, kêu gọi chúng tôi đồng tâm hiệp lực để chúng lập công lớn. Vua nói:
– Nay quân Thanh sang xâm lược nước nhà, ta cùng các ngươi chung sức đánh đuổi, nếu như có ai ăn ở hai lòng, ta phát giác ra sẽ giết không ta, chớ bảo ta không nói trước!

Tôi nghe xong càng quyết tâm và tin tưởng vào vua Quang Trung. Tôi cùng đám lính nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đi đến ngày 30 tháng chạp thì tới núi Tam Điệp, sau khi phân công tội rõ ràng các tướng sĩ, vua cho mở tiệc khao quân, hạ lệnh tối đêm 30 sẽ lên đường ra Bắc, vua nói:
– Hãy tạm cúng Tết đã, tối nay lên đường, đến mùng 7 thì vào thành Thăng Long ăn mừng, hãy nhớ lấy đừng nghĩ ta nói khoác!

Các đạo quân chúng tôi lạy vâng mệnh lệnh gióng trống lên đường. Quân Tây Sơn với khí thế hừng hực, đi đến đâu giặc khiếp sợ đến đó. Từ sông Gián đến sông Thanh Quyết về tận Phú Xuyên, quân do thám bị bắt sống không kịp về báo tin. Đến đêm ngày mồng 3 chúng tôi đã tới làng Hà Hồi, lúc này chẳng cần đánh, chỉ cần lên tiếng hưởng ứng trong đồn đã rụng rời sợ hãi xin hàng. Để chuẩn bị cho trận đánh Ngọc Hồi, vua ra lệnh đóng các bức ván gỗ, lấy rơm dấp nước phủ bên ngoài.

Ngày mùng 5 tới đồn Ngọc Hồi, chúng tôi cứ 20 người khiêng bức gỗ đó dàn trận chữ “Nhất” rồi xông lên, súng đạn quân Thanh bắn không trúng đích, ngược lại chúng còn bị khói lửa phun ra hại chính mình. Quân ta dùng dao ngắn chém tan tác quân giặc, giặc sợ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết. Kết cục tên Thái thú thắt cổ chết, quân ta đuổi cùng giết tận, đuổi tới tận đầm Mực cho voi đi lùa, giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa mùng 5, quân kéo vào thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sợ hãi ngựa không kịp đóng yên, người không mặc áo giáp cứ nhằm hướng bắc chạy. Quân sĩ thì tranh nhau qua cầu bỏ chạy đến nỗi đứt cả cầu, xác rơi xuống làm tắc nghẽn cả nước sông Nhị Hà. Vua Lê cũng bỏ chạy thục mạng, không thấy bóng dáng ở đâu. Mãi về sau mới biết được bọn hổ hào làm cơm rồi chỉ lối chạy mới thoát thân.

Kết thúc trận đánh, nghĩa quân chúng tôi hoàn toàn thắng lợi, quân Thanh đại bại chạy trốn về nước, vua tôi Lê Chiêu Thống chịu cái kết bi thảm. Thật đáng đời cho những kẻ nhăm nhe xâm lược và cả những kẻ chỉ biết tư lợi mà bán nước hại dân.

—————–HẾT—————

Để có thể cảm thụ và phân tích tốt hơn tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, bên cạnh bài Đóng vai một người lính kể lại hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất thống chí, các em có thể đọc thêm một số bài văn như: Phân tích hình tượng vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí, Kể lại đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí, Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hay-dong-vai-mot-nguoi-linh-ke-lai-hoi-thu-14-trong-bai-hoang-le-nhat-thong-chi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp