Đề bài: Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
3 bài văn mẫu Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
Bạn đang xem: Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
I. Dàn ý Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu
– Bài thơ Khi con tu hú thể hiện tình yêu cuộc sống, cũng như khao khát tự do của tác giả, đặc biệt là bốn câu thơ cuối.
2. Thân bài:
– Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tu hú, đặc trưng của ngày hè, khơi gợi lên trong lòng tác giả nhiều điều.
– “Ta …lòng”: Câu thơ như lời than vãn, đầy mỏi mệt
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác “nghe” để cảm nhận mùa hè đến
=> Bên trên, tác giả đã vẽ lên bức tranh ngày hè đầy màu sắc, âm thanh bằng trí tưởng tượng và hiện thực: phải ở chốn lao tù bức bối, ngột ngạt => Nhà thơ chỉ có thể nghe thấy tiếng hè vẫy gọi ở trong lòng.
– Tố Hữu sử dụng một loạt động từ mạnh để diễn tả cảm xúc ngột ngạt của mình:
+ “Đạp tan”: Tâm trạng bức bối, muốn phá tan tất cả để được thoát ra ngoài bức tường lao tù lạnh lẽo –> Nghe thấy cả tiếng thét muốn được tự do.
+ “Chết uất”: Sự ngột ngạt đã dâng thành cao trào trong lòng, uất hận thốt ra thành lời với sự bất lực khi đứng giữa bốn bức tường nhà giam.
=> Tâm trạng người tù bức bối, uất hận đến nghẹn ngào. Người tù trẻ tuổi muốn được tự do, thoát ra ngoài, đến với thiên nhiên tươi đẹp, trở lại với đồng đội thân yêu – Không thể được (bất lực).
– Nhà thơ sử dụng một loạt từ ngữ biểu cảm “ôi, thôi, làm sao” để diễn tả cảm xúc dâng trào cực điểm trong tâm hồn, sự phẫn uất tới cực độ.
– Câu thơ “Ngột làm … thôi”: Tiếng kêu đau khổ khi bị giam cầm, sự phẫn uất tới tột đỉnh
– Kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú: Lời thúc giục, gọi mời đến tận hưởng tự do, tận hưởng sự sống ngày hè (So sánh với tiếng chim tu hú đầu bài thơ).
=> Niềm khao khát tự do đã khiến ông trở nên bực bội với cả tiếng chim ngoài cửa sổ. Ông hờn trách “con chim …cứ kêu” khiến ông càng da diết nhớ cuộc sống tự do.
– Nhịp thơ nhanh, dồn dập 6/2, 3/3 được Tố Hữu sử dụng cũng bộc lộ tâm trạng bức bối tới cực điểm của ông.
– Kết luận chung:
+ Chỉ qua bốn câu thơ nhưng Tố Hữu đã cho chúng ta thấy được tâm trạng cũng như khao khát tự do của mình khi bị giam trong ngục.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tâm trạng của nhà thơ và khao khát tột độ của ông.
II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú
1. Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú, mẫu số 1 (Chuẩn)
Tố Hữu là một nhà thơ nổi bật trong nền thơ ca Cách mạng và kháng chiến. Thơ của ông là sự hòa quyện giữa cuộc đời cách mạng và chặng đường thơ. Ông giác ngộ Cách mạng từ rất sớm, coi lý tưởng Cách mạng là “mặt trời chân lý” của cuộc đời mình. Khi bị bắt tù đày trong nhà lao Thừa Phủ, Huế, với một tâm trạng bức bối, khao khát tự do cháy bỏng, ông đã viết lên tác phẩm “Khi con tu hú”. Bài thơ là tình yêu tha thiết của ông dành cho cuộc sống và hơn cả là khao khát tự do đến cháy bỏng trong lòng được thể hiện qua từng vần thơ, đặc biệt là bốn câu thơ cuối của bài:
” Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Bài thơ được gợi mở bằng tiếng chim tu hú – loài chim đặc trưng của ngày hè, thường cất tiếng gọi nhau để báo hiệu hè về. Tiếng chim ấy cất lên giữa lúc tác giả đang bị nhốt giữa bốn bức tường tù đày lạnh lẽo, khiến cho ông cảm thấy vô cùng ngột ngạt, vô cùng bức bối. Bằng trí tưởng tượng của mình, trong ngục tù, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh ngày hè đầy sống động, với đầy đủ âm thanh, sắc màu và những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Đoạn thơ chỉ với sáu câu là bức tranh rực rỡ, đẹp đẽ vô cùng, sống động và chân thực vô cùng, thế nhưng, trái ngược với nó lại là hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt mà người tù Cách mạng đang phải chịu đựng. Và hoàn cảnh ấy đã khiến cho Tố Hữu cảm thấy thật đau khổ, bức bối, ngột ngạt, một lòng khao khát được thoát ra, được trở lại với cuộc sống ngoài kia.
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
Những bài phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú hay nhất
Mùa hè đã đến, đã bừng tỉnh, “dậy” bên ngoài khung cửa sổ, thế nhưng người tù lại chẳng thể nào được tận hưởng những phút giây tuyệt vời ây. Điều đó đã đẩy cao sự bức bối mà Tố Hữu đã cất giữ trong lòng từ lâu. Câu thơ là tiếng than mỏi mệt, buồn bã, đầy thất vọng. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác được Tố Hữu khai thác triệt để ở đây, khi ông cảm nhận ngày hè bằng thính giác chứ không phải là thị giác, xúc giác như bình thường. Bởi hoàn cảnh ngục tù đã khiến cho ông chẳng thể chứng kiến được không gian mùa hè trong trẻo ngoài kia. Tất cả chỉ có thể mường tượng, tận hưởng, “nghe” tiếng mùa hè vẫy gọi ở trong lòng mà thôi.
Mùa hè tới mà ông chẳng thể chạm vào, có lẽ chính vì thế mà tâm trạng bức bối của nhà thơ càng lên tới đỉnh điểm hơn, làm ông khao khát được tự do hơn bao giờ hết. Bốn bức tường kín mít che khuất tầm nhìn của ông, che mất cả sự tự do ông hằng yêu quý, vậy nên, nhà thơ muốn phá tan tất cả, đạp nát hết thảy mọi thứ để được ra ngoài, trở về với thiên nhiên, với cuộc sống tươi đẹp và tự do bên đồng đội của mình:
“Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi”
Tố Hữu đã dùng ở hai câu thơ này hai động từ mạnh để diễn tả cảm xúc bùng nổ của mình. Ông muốn “đạp tan” phòng giam lạnh lẽo, để bước ra ngoài thứ ánh sáng mà ông đang khao khát bấy lâu. Nghe đâu đây như tiếng thét đầy đau khổ của người tù muốn phá nát, đập tan hết thảy mọi thứ để có thể thoát ra, để được sống những giây phút tự do của mình. Sự bức bối khi phải trong lao tù đã khiến nhà thơ cảm tưởng như “chết uất thôi”. “Chết uất” trong sự ngột ngạt này, sự bức bối đến phát điên này. Tâm trạng của người thanh niên trẻ giờ đây đã dâng lên đến tột đỉnh, ông uất nghẹn, ngột ngạt, ông muốn phá tan xiềng xích để hướng đến tự do, trở về tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn dang dở ngoài kia.
Tố Hữu cũng sử dụng ở bốn câu thơ này một loạt những từ ngữ cảm thán để thể hiện niềm xúc cảm đang cuộn trào, sục sôi trong lòng mình. Các từ cảm thán liên tiếp xuất hiện “ôi, thôi, làm sao” như muốn thể hiện cái cảm xúc đang dâng trào thật mạnh mẽ trong tim, cảm giác tự do thôi thúc mãnh liệt trong lồng ngực người tù trẻ tuổi.
Và câu thơ “Ngột làm sao, chết uất thôi” như một tiếng kêu đầy đau khổ, đầy bức bối khi bị tước đi tự do và khao khát cháy bỏng được thoát ra ngoài, được tự do.
Như chúng ta thấy, bài thơ được mở đầu là tiếng chim tu hú, nó là thứ khơi gợi, đánh thức, làm bừng tỉnh, sống động tâm hồn của nhà thơ. Nó cũng như tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do ngoài khung cửa sổ với người cộng sản. Và tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài thơ lại dồn dập hơn như một lời thúc giục, lời mời gọi tha thiết khiến ông càng cảm thấy ngột ngạt, bức bối hơn xiết bao! Ông khao khát tự do biết chừng nào, mà tiếng chim bên ngoài kia thật lảnh lót, gọi mời khiến ông trở nên bực bội, tức tối hơn bởi ông chẳng thể ra ngoài mà hòa mình vào tiếng gọi ấy. Lời thơ cuối như một lời trách cứ, hờn dỗi với tiếng chim tu hú ngày hè:
“Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Con chim “cứ kêu” khiến người tù Cách mạng trẻ tuổi càng thổn thức, dằn vặt hơn bao giờ hết. Bởi ông đang da diết nhớ sự tự do, nhớ tới cuộc sống tươi đẹp ngoài kia. Nhịp thơ 6/2, 3/3 được nhà thơ sử dụng triệt để như muốn đặt vào trong đó tất cả những xúc cảm, những bức bối và khao khát tự do tới cháy bỏng của mình.
Bốn câu thơ cuối của bài thơ Khi con tu hú đã bộc lộ thật rõ ràng những xúc cảm đầy ngột ngạt, bức bối của Tố Hữu khi phải chịu cảnh tù đày trong bốn bức tường nhà giam Thừa Phủ. Hòa vào trong từng câu thơ là khát vọng tự do mãnh liệt, tới chảy bỏng khi ông nghe thấy những thanh âm tiếng chim vang vọng qua khung cửa sổ ngoài kia.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn ngủi, Tố Hữu đã thể hiện hết được những cảm xúc, những tình cảm, những bức bối, ngột ngạt và cả khao khát tự do cháy bỏng của mình. Qua đó, ta có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh đau khổ của những người tù Cách mạng và nguồn sống mãnh liệt luôn sục sôi trong họ.
2. Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú, mẫu số 2:
Sáu dòng thơ đầu là cảnh hè về trên thiên nhiên đồng quê.
Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.
Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve râm ran và tiếng sáo diều vi vút trong không trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ “đầy sân nắng đào”, có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời.
Trời xanh càng rộng, càng cao.
Bài phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú ngắn
Cần chú ý đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. “Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”, “bắp rây vàng hạt”. Cũng như tác giả đang bước vào những năm tháng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức trẻ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm gặp gỡ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.
Bởi vậy, tiếng gọi vào mùa hè của chim tu hú đã khơi dậy ở trong lòng người tù một tâm trạng bức bối, u uất, một khát khao cháy bỏng muốn tung phá ra khỏi chốn lao tù ngột ngạt:
Ta nghe hè đậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi!
Bài thơ ngắn (chỉ có 10 dòng thơ) mà miêu tả rất sinh động với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu bức tranh thiên nhiên lúc sang mùa hè: có âm thanh rộn rã, vang vọng, có ánh nắng tươi hồng, có màu sắc rực rỡ, có không gian cao rộng và sống động của bầu trời xanh cao với hình ảnh sáo bay lượn… Bức tranh thiên nhiên ấy vừa tả thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng: đó là niềm khát khao của người tù tuổi trẻ về cuộc sống tự do, tươi sáng, thể hiện sự nhạy cảm và tâm hồn tha thiết với sự sống của tác giả.
3. Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú, mẫu số 3:
– Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên mùa hè (âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều,… những âm thanh đặc trưng cho mùa hè báo hiệu một sự sống tưng bừng, rộn rã; sản vật: lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt,… sản vật đang ở thời kì sinh sôi nảy nở; không gian: trời xanh cao rộng, sân đầy nắng,…).
Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhịp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,… trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.
Bài văn Phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú
– Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.
– Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thức bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.
– Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
——————-HẾT——————–
Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú là một bài học hay. Ngoài ra các em còn cần tìm hiểu Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” cùng với phần Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú để giúp học tốt Ngữ Văn 8 hơn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp