Dưới đây xin gởi tới các em học sinh tham khảo hướng dẫn cảm nhận hình ảnh đất nước trong 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Đề tuyển sinh
Bài “Đất Nước” trong chương V trích trường ca “Mặt Đường Khát Vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có đoạn viết:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Bạn đang xem: Hình ảnh đất nước trong 9 câu thơ đầu Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Anh (chị) phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ hình ảnh Đất Nước qua sự cảm nhận của tác giả.
Gợi ý làm bài
I. PHẦN GIỚI THIỆU
Đất Nước là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ qua mọi thời đại, là đề tài muôn thuở của thi nhân. Làm sao chúng ta quên được hình ảnh Đất Nước trong hồn thơ Tây Tiến của Quang Dũng tiêu biểu những chàng trai ra đi cứu nước, sẵn sàng hi sinh, chịu đựng mọi gian khổ để giành lại tự do độc lập cho dân tộc. Nhớ về hình ảnh Đất Nước trong hồn thơ Việt Bắc của Tố Hữu – tinh thần đoàn kết của dân tộc với Kinh, Thượng một nhà, ngược xuôi cùng hướng về cuộc kháng chiến để làm nên chiến thắng với hình ảnh: Thương nhau chia củ sắn lùi. Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Hôm nay chúng lại tìm về hình ảnh Đất Nước trong hồn thơ của Nguyễn Khoa Điềm thuộc chương V trích trường ca “Mặt đường khát vọng” với một cảm nhận rất mới, một cái nhìn mới về hình ảnh Đất Nước qua đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi.
…… ……
Đất Nước có từ ngày đó…”
(trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy đi sâu từ những vần thơ giàu tính tự sự, giàu hình ảnh tiêu biểu để thấy rõ hình ảnh Đất Nước qua sự cảm nhận của thi nhân.
Xem thêm: mở bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
II. PHẦN TRỌNG TÂM
Đất Nước là sự kết hợp những giá trị vật chất hữu hình cùng những giá trị tinh thần vô hình.
1. Hình ảnh miếng trầu: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về hình ảnh Đất Nước không phải là những cái gì xa xôi, rộng lớn mà những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống con người, ăn sâu vào máu thịt của mỗi người, mỗi gia đình từ bao đời nay. Với tiếng gọi: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Hình ảnh miếng trầu, một vật thể nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi gia đình mà lời người xưa từng nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, ngoài việc giao tiếp từ miếng trầu, hình ảnh ấy tượng trưng cho cùng giỗ, lễ hội, hôn nhân là phong tục tập quán của nhân dân ta, làm nên nét đẹp văn hóa của dân tộc, tô đậm sự giàu đẹp cho Đất Nước. Từ hình ảnh miếng – ngoài giá trị hữu hình, ta liên tưởng đến truyện cổ tích “Trầu Cau” nhằm ngợi tình huynh đệ, nghĩa anh em và lòng thủy chung trong tình nghĩa vợ C là nét đẹp đạo lí Việt Nam cũng là nét đẹp văn hóa cho Đất Nước. 910
2. Hình ảnh cây tre:
Với tiếng gọi: “Biết trồng tre mà đợi ngày thành chúng ta liên tưởng lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm với thị ảnh: “Đất Nước lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”, quả thật, cây tre là hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống của người dân quê Việt Nam. Nói về cây tre chúng ta lại nhớ đến lũy tre làng, bao bọc cả thôn xóm, ôm ấp một tình quê. Tre từng che mưa, chắn nắng trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống đỡ từ làn tên mũi đạn của quân thù như “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Nói đến tre là dụng cụ thô sơ gắn chặt vào đời sống của người dân quê Việt Nam từ cái rổ, cái rá, cái lờ bắt cá … là dụng cụ thiết thực cho đời sống con người và nói đến cây tre qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cây tre có khác gì một chàng dũng sĩ, một chiến sĩ đồng hành trong chiến đấu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Quả thật, dân tộc ta từng vận dụng cây tre tiếp tục trường kì kháng chiến chống xâm lăng vì: “Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy. Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Và nói đến cây tre, ngoài vẻ đẹp hữu hình, cây tre còn mang nét đẹp vô hình, đưa chúng ta liên tưởng về truyền thuyết Thánh Gióng từng nhổ tre bên đường đánh tan quân giặc n, biểu tượng sức mạnh quật cường của một dân tộc không bao giờ khuất phục, không bao giờ chịu mất nước, chịu làm nô lệ.
3. Hình ảnh búi tóc:
Tiếng gọi: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” vẫn là hình ảnh thân thương, quen thuộc, gần gũi trong đời sống, phong cách của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam làm nên nét duyên dáng Việt Nam, nét đẹp văn hóa Việt nam. Nói đến “búi tóc” là nói về phong tục của người u Lạc thuở xa xưa và cho đến hôm nay, hình ảnh ấy, búi tóc ấy vẫn ăn sâu vào tâm hồn và đời sống của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam. Nói đến “búi tóc” mà người đời thường gọi là “búi tóc củ hành” tượng trưng vẻ đẹp về công, dung, ngôn, hạnh và lòng thủy chung của người vợ đã có chồng là nét đẹp truyền thống, đạo lí làm nên nét đẹp văn hóa cho Đất Nước.
4. Hình ảnh gừng cay muối mặn: Tiếng gọi: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” thể hiện một vẻ đẹp như thấm sâu vào máu thịt của con người. Nhớ đến gừng đến muối là những vật thể, những gia vị, không bao giờ thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó mang lại hương vị đậm đà về đời sống ẩm thực của nhân dân ta từ bao đời. Nói đến “gừng” nghìn đời vẫn cay, nói đến “muối” bao đời vẫn mặn là nguyên lí bất biến không bao giờ thay đổi cũng là quy luật tự nhiên của sự vật của tạo hóa. Từ vẻ đẹp ấy, nhà thơ muốn nói đến quy luật tình cảm của con người ở đây là, ông bà, cha mẹ, vợ chồng sẽ không bao giờ thay đổi, là thể hiện lòng thủy chung làm nền tảng vững chắc cho hạnh phúc gia đình, phát triển xã hội đem lại sự giàu đẹp cho Đất Nước mà ca dao Việt Nam, đã từng dặn dò nhắc nhở: “Tay bưng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” hay “Anh ơi, qua ngọt đã từng, Gừng cay muối mặn xin đừng phụ nhau”.
5. Hình ảnh cái kèo, cái cột: Tiếp đến với tiếng gọi: “cái kèo, cái cột thành thành têm”. Phải chăng “cái kèo, cái cột” cũng thành tên Đất Nước ư! Lời thơ đưa ta quay về cuộc sống thời kì nguyên sơ, ông cha ta chưa ý thức về cuộc sống cộng đồng, về môi trường, gia đình, ông cha ta đã sống như những kẻ du mục rày đây
mai đó. Rồi theo bước đi của thời gian, ý thức con người phát triển, khi biết con chim có cái tổ, con người phải có mái nhà để che mưa tránh nắng, an cư lạcnghiệp rồi ông cha ta đi đến tận rừng sâu, núi cao tìm những loại gỗ tốt, mang về đẽo, gọt, đặt cho cái tên riêng “cái bèo, cái cột” chính là điểm tựa chỗ dựa vững chắc của một mái nhà hình thành một gia đình hướng đến đời sống cộng đồng xây dựng đất nước.
6. Hình ảnh hạt gạo: Hình ảnh còn lại chúng ta bắt gặp trong hồn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm với tiếng gọi: “Hạt gạo phải một nắng tay, giã, giần, sàng”. Lời thơ miêu tả một hình ảnh tiêu biểu, cụ thể rất quen thuộc, ăn sâu trong máu thịt của mỗi con người đó là hạt gạo, đưa chúng nghĩ ngay đến cây lúa là hình bóng của quê hương, vì dân tộc ta từ bao đời nay vẫn là “nền nông nghiệp lúa nước”. Cây lúa là đặc sản chính của quê hương của dân tộc mà lời người xưa có nói: “Có thực mới vực được đạo”. Vậy “thực” ở đây là gì? là hạt gạo là mạch sống hơi thở máu thịt của mỗi con người. Chính ca dao Việt Nam từng thầm thì nhắc nhở: “Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” hay: “Ai ơi, bưng bát cơm dày. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” càng gợi cho chúng ta thấy rõ, giá trị của hạt gạo trong đời sống con người thật vô cùng đáng quý. Đặc biệt, hàng loạt động từ mạnh gợi hình “xay, giã, giần, sàng” đưa chúng ta liên tưởng hạt gạo trong quá trình thai tác của con người, nó phải trải qua nhiều công đoạn khi: “Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã xong rồi trắng tựa bông” đó chính là mạch sống, hơi thở của nhân dân ta, dân tộc ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước và thấy được sự lao động cần cù của người nông dân Việt Nam chịu thương, chịu khó góp phần đem lại sự vững mạnh cho Đất Nước.
– Mở rộng: Để thấy rõ tầm quan trọng của hạt gạo đối với con người và cả một dân tộc. Ta làm sao quên được nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Việt Nam năm 1945 (Ất Dậu) từ Quảng Trị đến Lạng Sơn hơn hai triệu đồng bào ta chết vì đói. Hậu quả thảm khốc ấy của dân tộc, là do thủ đoạn thâm độc của bọn Phát xít Nhật, chúng bắt người nông dân nhổ cây lúa trồng cây đay, cuối cùng là nạn đói đã giết chết hơn hai triệu con người Việt Nam trong đau đớn, căm hận, ngậm ngùi đối với bọn phát xít và thấy rõ giá trị quan trọng đáng quý của hạt gạo đối với dân tộc thật vô cùng.
Tài liệu văn mẫu em cần tham khảo thêm: Cảm nhận 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước
III. PHẦN KẾT BÀI
1. Về nghệ thuật: Đoạn thơ giàu tính tự sự, giàu chất suy tưởng với những hình ảnh tiêu biểu chọn lọc, nhịp thơ liền mạch kết hợp những biện pháp tu đặc sắc (ẩn dụ, so sánh, tượng trưng).
2. Về nội dung: Nhà thơ khắc họa hình tượng của Đất Nước là sự kết hợp hài hòa từ những giá trị vật chất hữu hình, gần gũi, quen thuộc hòa cùng những giá trị tinh thần vô hình mãi mãi ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân Việt. Quả thật, hình ảnh Đất Nước rất gần gũi, thân thương, gắn kết trong mỗi con người chúng ta, từ đó, chúng ta phải ra sức yêu thương, giữ gìn, bảo vệ tài sản quý báu ấy vì nó đã làm nên Đất Nước.
(Nguồn: Trích Bí quyết thi đậu THPT Quốc gia môn Văn – NXB Đại học quốc gia Hà Nội)
Xem thêm: Sơ đồ tư duy Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp