Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng, tính chất hóa học của Natri Clorua NaCl, Kali Nitrat KNO3

0
131
Rate this post

Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng, tính chất hóa học của Natri Clorua NaCl, Kali Nitrat KNO3. Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về tính chất hóa học của muối, phản ứng trao đổi trong dung dịch của axit, bazo và muối. Bài này chúng ta tìm hiểu về một số muối quan trọng là muối Natri clorua NaCl và Kali nitrat KNO3

Vậy Natri Clorua NaCl và Kali Nitrat KNO3 có tính chất hóa học như thế nào? được khai thác và ứng dụng gì trong thực tế mà chúng đóng vai trò quan trọng, chúng ta sẽ được giải đáp ngay qua bài viết này.

I. Muối Natri Clorua NaCl

1. Trạng thái tự nhiên của Natri Clorua – NaCl

– Natri clorua NaCl tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển.

+ Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl

+ Trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27kg NaCl, 5kg MgCl, 1kg CaSO4 và một khối lượng nhỏ những muối khác.

– Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua NaCl kết tinh gọi là muối mỏ. Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.

2. Cách khai thác muối Natri clorua – NaCl

– Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác muối Natri clorua NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

– Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên.

3. Ứng dụng của Muối Natri Clorua – NaCl

• Muối natri clorua NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:

– Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít KIO3 + KI (hoặc NaI)

– Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước Javen (NaClO),…

hayhochoi

II. Muối Kali nitrat KNO3 

1. Tính chất của muối Kali nitrat KNO3

– KNO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt,

– KNO3 bị nhiệt phân: 2KNO 2KNO2 + O2

2. Ứng dụng của Kali nitrat KNO3

– Dùng chế tạo thuốc nổ

– Làm phân bón

– Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

III. Bài tập về Muối Natri clorua NaCl và Kali nitrat KNO3

Bài 1 trang 36 SGK hóa 9: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

* Lời giải bài 1 trang 36 SGK hóa 9:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

CaCO3  CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

Bài 2 trang 36 SGK hóa 9: Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

* Lời giải bài 2 trang 36 SGK hóa 9: 

Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch sau:

–  Phản ứng trung hòa axit HCl bằng dung dịch bazo NaOH:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

– Phản ứng trao đổi giữa:

Muối + axit: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Muối + muối: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3 ↓ + 2NaCl

Muối + Bazo: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl.

Bài 3 trang 36 SGK hóa 9: 

a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp).

b) Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:

– Khi clo dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

– Khi hiđro dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

– Natri hiđroxit dùng để: 1) … ; 2) … ; 3) …

Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp: Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohiđric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bóng thám không; sản xuất nhôm; sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.

* Lời giải bài 3 trang 36 SGK hóa 9: 

a) 2NaCl + 2H2 2NaOH + H2↑ + Cl2

b) Điền các chữ:

– Khí clo dùng để: 1) tẩy trắng vải, giấy; 2) sản xuất axit HCl; 3) sản xuất chất dẻo PVC.

– Khí hiđro dùng để: 1) hàn cắt kim loại; 2) làm nhiên liệu động cơ tên lửa; 3) bơm khí cầu, bóng thám không.

– Natri hiđroxit dùng để: 1) nấu xà phòng; 2) sản xuất nhôm; 3) chế biến dầu mỏ.

Bài 4 trang 36 SGK hóa 9: Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2

Viết các phương trình hóa học nếu có.

* Lời giải bài 4 trang 36 SGK hóa 9:

– Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).

a) K2SO4 và Fe2(SO4)3

K2SO4 + NaOH → không phản ứng

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ

b) Na2SO4 và CuSO4

Na2SO4 + NaOH → không phản ứng

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh

c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.

Bài 5 trang 36 SGK hóa 9: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.

b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

* Lời giải bài 5 trang 36 SGK hóa 9:

a) Các phương trình phản ứng phân hủy:

2KNO3 → 2KNO2 + O2↑    (1)

2KClO3 → 2KCl + 3O2↑     (2)

b) Theo phương trình pư (1) và (2): số mol 2 muối tham gia phản ứng như nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra khác nhau.

– Theo bài ra, và theo PTPƯ (1): nO2 (pư 1)  = (1/2).nKNO3 = (1/2).0,1 = 0,05 (mol).

⇒ VO2 (pư 1) = n.22,4 = 0,05.22,4= 1,12 (lít).

– Theo bài ra, và theo PTPƯ (2): nO2 (pư 2) = (3/2).nKClO3 = (3/2).0,1 = 0,15 (mol).

⇒ VO2 (pư 2) = n.22,4 = 0,15.22,4 = 3,36 (lít).

 

c) Theo bài ra, cần điều chế 1,12 lít khí O2 ở ĐKTC

– Ta có: nO2 =  1,12/22,4 = 0,05 (mol).

– PTPƯ:

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

– Theo PTPƯ: nKNO3 = 2.nO2 = 2.0,05 = 0,1 mol,

⇒ mKNO3 dùng = n.M = 0,1.101 = 10,1 (g).

(MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol)

– Cũng theo PTPƯ: nKClO3 = (2/3).nO2 = (2/3).0,05 = 0,1/3 (mol).

⇒ mKClO3 dùng = (0,1/3).122,5 = 4,083 (g).

Hy vọng qua bài viết về một số muối quan trọng cùng tính chất hóa học của Natri Clorua NaCl, Kali Nitrat KNO3 và bài tập vận dụng giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoa-9-bai-10/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp