Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3 được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 17
Bài 1 trang 60 SGK Hóa 8
Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.
Hãy cho biết:
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?
Lời giải:
a) Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.
Chất tạo thành: khí amoniac.
b) Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.
Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo thành.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.
Bài 2 trang 61 SGK Hóa 8
Khẳng định sau gồm hai ý: ” Trong phản ứng hóa học chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn”
Hãy chọn phương án trả lời đúng trong số các phương án cho sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Ý 1 sai ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích ý 2.
D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích ý 2.
E. Cả hai ý đều sai.
Lời giải:
Đáp án D.
Bài 3 trang 61 SGK Hóa 8
Canxi cacbonat là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau:
Canxi cacbonat → Canxi oxit + cacbon đioxit.
Biết rằng khi nung 280kg đá vôi tạo ra 140kg canxi oxit CaO (vôi sống) và 110kg khí cacbon đioxit CO2.
a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.
b) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.
Lời giải:
a) mCaCO3 = mCaO + mCO2
b) Khối lượng của CaCO3 đã phản ứng:
140 + 110 = 250 kg
Tỉ lệ phần trăm khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi:
Bài 4 trang 61 SGK Hóa 8
Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.
a) Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra?
b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.
Lời giải:
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.
b) Số phân tử C2H4 : số phân tử oxi là 1 : 3
Số phân tử C2H4 : số phân tử cacbon đioxit = 1: 2
Bài 5 trang 61 SGK Hóa 8
Cho sơ đồ của phản ứng như sau:
Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu
a) Xác định các chỉ số x và y.
b) Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại số phân tử của cặp hợp chất,
Lời giải:
a)
Ta có x.III = y.II ⇒ ⇒ Al2(SO4)3
b) Phương trình hóa học : 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại là số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3.
Tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất là số phân tử CuSO4 : số phân tử Al2(SO4)3 = 3:1
Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 17 (có đáp án)
Câu 1: Chọn đáp án sai
A. Hiện tượng vật lí là hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu
B. Hiện tưỡng hóa học là là hiện tượng biến đổi tạo ra chất mới
C. Thủy triều là hiện tượng hóa học
D. Bang tan là hiện tượng vật lí
Đáp án: C
Câu 2: Hiện tượng hóa học là
a. Xay tiêu
b. Hiện tượng ma trơi
c. Mưa axit
d. Đồ ăn để lâu ngày bị ôi thiu
e. Cáo đổi hướng chạy nên chó không đuổi theo được
A. d,e
B. b,c,d
C. a,d
D. b,c
Đáp án: B
Câu 3: Hướng dẫn giải hiện tượng mưa axit
A. Có sẵn trong tự nhiên
B. Sự bốc hơi của hơi nước ngưng tụ
C. Thể hiện tính axit khi có mưa
D. Do SO2 và NO. gây ra khi nước mưa có độ pH dưới 5,6 tác động chính là do con người
Đáp án: D
Câu 4: Phương trình đúng là
A. P + O2 → P2O3
B. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
C. Ba + 2HCl → H2 + BaCl2
D. Mg + O2 → MgO
Đáp án: C
Câu 5: Hệ số của Al trong phản ứng sau là
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
2Al+3H2SO4 → Al2(SO4)3+3H2
Câu 6: Cho 3 g sắt cháy trong không khí sinh ra 5,04 sắt (II) oxit. Tính m của oxi
A. 2,4 g
B. 2,04 g
C. 2,1 g
D. 2,24 g
Đáp án: B
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có
mFe + mO = mFeO
⇔3 + m = 5,04
⇔ m = 2,04 (g)
Câu 7: Chọn hệ số thích hợp và công thức hóa học của chất còn thiếu
CuO + ? HCl → CuCl2 + ?
A. H2O & 1:2:1:1
B. H2 & 1:1:1:1
C. H2O & 1:2:1:2
D. O2 & 1:1:1:1
Đáp án: A
Cu đẩy H trong HCl để thành muối clorua và nước
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 8: Chọn đáp án đúng
Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn
A. Hạt phân tử
B. Hạt nguyên tử
C. Cả 2 loại hạt
D. Không có hạt nào
Đáp án: B
Câu 9: Chọn phương trình đúng khi nói về khí nito và khí hidro
A. N2 + 3H2 −to→ NH3
B. N2 + H2 −to→ NH3
C. N2 + 3H2 −to→ 2NH3
D. N2 + H2 −to→ 2NH3
Đáp án: C
Khi cho khí N2 tác dụng với H2 trong điều kiên thich hợp sinh ra khí amoniac NH3
Câu 10: Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào
A. Ngâm trong nước
B. Ngâm trong rượu
C. Ngâm trong dầu hỏa
D. Bỏ vào lọ đậy kín
Đáp án: D
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3 do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Bài luyện tập 3. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp