Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 1

0
119
Rate this post

Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxi được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 1

I. Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?

a) Tác dụng với nước Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

Ví dụ:

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Cs2O, CaO, BaO, SrO.

b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ: Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 1

2. Oxit axit: Oxit axit có những tính chất hóa học nào?

a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dung dịch bazơ → muối + nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.

c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Ví dụ:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 1

3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…

Ví dụ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 1

Bài 1 (trang 6 SGK Hóa 9)

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

Lời giải:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Bài 2 (trang 6 SGK Hóa 9)

Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

Lời giải:

Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

H2O + CO2 → H2CO3

H2O + K2O → 2KOH

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

KOH + CO2 → KHCO3

K2O + CO2 → K2CO3

Bài 3 (trang 6 SGK Hóa 9)

Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a) Axit sunfuric + … → kẽm sunfat + nước

b) Natri hiđroxit + … → natri sunfat + nước

c) Nước + … → axit sunfurơ

d) Nước + … → canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + … → canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

c) H2O + SO2 → H2SO3

d) H2O + CaO → Ca(OH)2

e) CaO + CO2 → CaCO3

Bài 4 (trang 6 SGK Hóa 9)

Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a) nước để tạo thành axit.

b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 5 (trang 6 SGK Hóa 9)

Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm (dư) (Ca(OH)2, NaOH…) khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 6 (trang 6 SGK Hóa 9)

Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Lời giải:

Bài 6 (trang 6 SGK Hóa 9)

Bài 6 (trang 6 SGK Hóa 9)

a) Phương trình phản ứng:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b) Xét tỉ lệ số mol của đề bài cho và số mol của phương trình của 2 chất tham gia CuO và H2SO4 ta có: Bài 6 (trang 6 SGK Hóa 9) ⇒ H2SO4 dư CuO phản ứng hết

Khối lượng CuSO4 tạo thành, H2SO4 phản ứng tính theo số mol CuO:

Theo phương trình ta có:

Cứ 1 mol CuO tác dụng với 1 mol H2SO4 tạo ra 1 mol CuSO4

⇒ 0,02 mol CuO sẽ tác dụng với 0,2 mol H2SO4 và tạo ra 0,02 mol CuSO4

nCuSO4= nCuO = 0,02 mol ⇒ mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2g.

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:

mH2SO4 dư = mban đầu – mpư = 20 – (98 x 0,02)= 18,04g.

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Bài 6 (trang 6 SGK Hóa 9)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án)

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. CO2.

B. Na2O.

C. SO2.

D. P2O5.

Đáp án: B

Na2O là oxit bazơ nên tác dụng với nước được dung dịch bazơ.

PTHH:

Na2O + 2H2O → 2NaOH

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.

B. CuO.

C. P2O5.

D. CaO.

Đáp án: C

P2O5 là oxit axit nên tác dụng với nước được dung dịch axit.

PTHH:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 3: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là:

A. Fe2O3.

B. Fe3O4.

C. FeO.

D. Fe3O2.

Đáp án: A

Câu 4: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02 mol HCl.

B. 0,1 mol HCl.

C. 0,05 mol HCl.

D. 0,01 mol HCl.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 5: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.

B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.

D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.

Đáp án: A

Câu 6: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

A. CO2 và BaO.

B. K2O và NO.

C. Fe2O3 và SO3.

D. MgO và CO.

Đáp án: A.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 7: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:

A. P2O3.

B. P2O5.

C. PO2.

D. P2O4.

Đáp án: B.

Đặt công thức hóa học của oxit là PxOy.

Theo bài ra: 31x + 16y = 142 (1)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Thay x = 2 vào (1) được y = 5.

Vậy công thức hóa học của oxit là P2O5.

Câu 8: Khí CO bị lẫn tạp chất là khí CO2. Cách làm nào sau đây có thể thu được CO tinh khiết?

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư

C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.

D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.

Đáp án: A.

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư; CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình, CO không phản ứng thoát ra khỏi bình thu được CO tinh khiết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

Câu 9: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. FeO2.

Đáp án: A

Đặt oxit sắt là FexOy

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Có x : y = nFe (oxit) : nO (oxit) = 0,1 : 0,1 = 1 : 1.

Vậy oxit là FeO.

Câu 10: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dung HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

A. CaO.

B. CuO.

C. FeO.

D. ZnO.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Hoá học 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoa-hoc-9-bai-1-tinh-chat-hoa-hoc-cua-oxit-khai-quat-ve-su-phan-loai-oxi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp