Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền

0
54
Rate this post

Đề bài: Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền

hoan canh ra doi chieu cau hien

                                                Hoàn cảnh sáng tác Chiếu cầu hiền
Bài làm 
* Tác giả: Ngô Thì Nhậm:

– Đỗ Tiến sĩ và làm quan dưới thời đại phong kiến Lê – Trịnh, sau đó ông tham gia vào phong trào Tây Sơn với trọng trách soạn thảo văn kiện giấy tờ
– Ngô Thì Nhậm là người học rộng tài cao và có chí lớn
– Sự nghiệp văn chương:
+ Thế mạnh của Ngô Thì Nhậm là văn chính luận
+ Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí vô cùng nổi tiếng
+ Ngoài viết văn, ông cũng sáng tác nhiều bài thơ có giá trị, chẳng hạn: Cúc hoa bách vịnh, Yên Đài thu vịnh,…
* Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền:
– Thể loại: Chiếu (thể loại văn cổ bắt nguồn từ Trung Hoa, nhà vua thường sử dụng để ra mệnh lệnh cho dân chúng)
– Bài chiếu được sáng tác trong khoảng thời gian 1788 – 1789 với mục đích thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà (đây đều là những trí thức cũ dưới triều đại Lê – Trịnh) ra giúp sức cho Tây Sơn.
– Nội dung khái quát:
+ Đầu tiên, Ngô Thì Nhậm chỉ ra mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa hiền tài – thiên tử và quy luật xử thế của những người hiền tài, đã là hiền tài phải đem công sức, tài năng của mình ra giúp đời, giúp nước
+ Tiếp theo, tác giả chỉ ra thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà với thực trạng của đất nước lúc bấy giờ
+ Cuối cùng, ông đề ra các đường lối để tiến cử người tài, cách phát huy người tài cũng như bày tỏ niềm mong muốn được hiền tài trên khắp cả nước ra góp sức của vua Quang Trung.

Bạn đang xem: Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền

Hiểu rõ về hoàn cảnh ra đời  chính là một trong những cơ sở quan trọng trong việc phân tích, tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng của bài Chiếu cầu hiền. Mong rằng, với bài Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền được giới thiệu trên đây, các em đã có thêm những thông tin quan trọng để hoàn thiện bài Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

Bên cạnh Hoàn cảnh ra đời bài Chiếu cầu hiền, tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, các em có thể tìm hiểu thêm qua: Soạn bài Chiếu cầu hiền, Hình ảnh vua Quang Trung trong Chiếu cầu hiền, Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoan-canh-ra-doi-chieu-cau-hien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp