Học khối A ra làm gì?
Khối A là khối ngành thu hút rất nhiều sự quan tâm của các thí sinh thi đại học. Có rất nhiều ngành hot khối A được nhiều bạn trẻ lựa chọn và theo đuổi. Vậy các ngành khối A có triển vọng trong tương lai là những ngành nghề nào?
Ngành Kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Ngành kinh tế phát triển đem đến nhiều vị trí và mở ra các cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành nghề này. Chính vì vậy, rất nhiều bạn trẻ hiện nay đăng ký ngành kinh tế.
Theo thống kê năm 2021 của BỘ GD&ĐT, số lượng đơn nguyện vọng đăng ký cho nhóm ngành Kinh Doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 32.77%. Khối Kinh tế sẽ gồm nhiều chuyên ngành khác nhau bao gồm:
- Kinh tế
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Marketing
- Kế toán
- Toán kinh tế
- Thống kê kinh tế
- Tài chính ngân hàng
Khối ngành Khoa học cơ bản
So với các ngành trên, mức thu hút của nhóm ngành Khoa học cơ bản kém hơn. Tuy vậy, khoa học cơ bản là nền tảng của khoa học ứng dụng, chính vì vậy đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy là ưu tiên hàng đầu của một nền giáo dục. Nhiều ngành được ưu đãi học phí.
Các ngành khối A thuộc khối ngành Khoa học cơ bản bao gồm:
- Sinh học;
- Vật lý học;
- Hóa học;
- Khoa học vật liệu;
- Địa chất học;
- Hải dương học;
- Khoa học môi trường;
- Toán học…
Ngành An ninh quốc phòng
Ngành An ninh quốc phòng cũng là ngành nhận được nhiều sự quan tâm và chọn lựa từ các sĩ tử, đặc biệt là các bạn nam. Chỉ tiêu đăng ký thi đại học cho thấy ngành được đặt Nguyện vọng 1 nhiều nhất là năm 2021 là An Ninh Quốc Phòng.
Đối với ngành An ninh quốc phòng, nhà nước sẽ hỗ trợ 100% học phí và chi phí ăn ở trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, môi trường đào tạo sẽ vô cùng nghiêm khắc và kỷ luật để đảm bảo năng lực đầu ra của các sinh viên và tìm được những công việc thích hợp. Đây là các lý do chính để các bạn trẻ chọn lựa ngành An ninh quốc phòng.
Nhóm ngành quân đội có các ngành:
- Kỹ thuật quân sự
- Hậu cần quân sự
- Kỹ thuật hàng không, Chỉ huy Tham mưu phòng không
- Trinh sát kỹ thuật
Ngành Biên phòng:
- Ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân
- Ngành Chỉ huy tham mưu pháo binh
- Ngành Chỉ huy kỹ thuật Công binh
- Ngành Chỉ huy tham mưu thông tin
- Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng thiết giáp
- Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công
- Ngành Chỉ huy kỹ thuật Hóa học
- Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô
Nhóm ngành Công an có các ngành:
Bạn đang xem: Học khối A ra làm gì? Cần chuẩn bị gì khi thi khối A đại học?
- Trinh sát an ninh; Điều tra hình sự
- Quản lý Nhà nước về ANTT
- Tham mưu, chỉ huy CAND
- Ngành An toàn thông tin
- Trinh sát Cảnh sát; Điều tra Hình sự Kỹ thuật Hình sự
- Quản lý hành chính nhà nước về An ninh trật tự
- Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Kỹ thuật CAND: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Xây dựng lực lượng CAND
Ngành Kỹ thuật – công nghệ
Trong thời đại hiện đại hoá đất nước, chúng ta rất cần những nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kỹ thuật – công nghệ để có đủ trình độ và kiến thức xây dựng và phát triển đất nước.
Do đó, xu hướng chọn ngành Kỹ thuật công nghệ cũng tăng nhanh chóng và thuộc top các ngành khối A có triển vọng trong tương lai. Ngành Máy tính và công nghệ thông tin có số lượng đơn đăng ký lớn thứ 2 với 336.001 nguyện vọng và chỉ lấy 49.582 thí sinh.
Các ngành khối A thuộc khối ngành Kỹ thuật công nghệ:
- Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Công nghệ thông tin; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật dữ liệu
- Công nghệ Robot và trí tuệ nhân tạo
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Y sinh; Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ, kỹ thuật cơ – điện tử; Công nghệ cơ khí
- Kỹ thuật công nghiệp
- Kỹ thuật gỗ và nội thất
- Kỹ thuật xây dựng: Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
- Công nghệ Ô tô
- Công nghệ nhiệt lạnh
- Công nghệ may
- Kỹ thuật dệt
- Công nghệ thực phẩm
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật in
Ngành Luật
Ngành Luật hiện nay đang là một trong các ngành cần nguồn nhân lực khá lớn. Nhu cầu làm việc trong ngành luật nói chung và luật kinh tế nói riêng vô cùng rộng mở.
Ngành luật không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các cơ quan tư pháp hay đoàn luật sư mà nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cũng cần các nhân sự riêng cho phòng pháp chế, tạo nên mảnh đất màu mỡ nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.
Các ngành khối A thuộc khối ngành Luật:
- Luật học
- Luật kinh tế
- Luật Thương mại quốc tế
- Quản trị – Luật
Ngành Sư phạm
Ngành sư phạm cũng là ngành Hot khối A khi thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2021. Một số lý do tiêu biểu khiến ngành Sư phạm Hot trở lại như sau: khóa tuyển sinh 2021 trở đi, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt.
Mức lương dành cho các giáo viên mới ra trường cũng được cải thiện hơn rất nhiều cũng như ngành giáo dục đang đưa ra các phương pháp triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Các ngành tuyển sinh khối A thuộc nhóm ngành Sư phạm:
- Quản lý giáo dục
- Giáo dục Tiểu học
- Sư phạm Toán học
- Sư phạm Tin học
- Sư phạm Vật lý
- Sư phạm Hoá học
- Sư phạm khoa học tự nhiên
- Tâm lý học giáo dục
- Công tác xã hội
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành Hot khối A và được nhiều trường đại học chú trọng trong hệ đào tạo của mình. Đây được xem là ngành đào tạo ra nguồn nhân lực cao giúp phát triển công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại 4.0 hiện nay.
Công nghệ thông tin là ngành nghề được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính cũng như biết cách phân phối, xử lý các dữ liệu thông tin và trao đổi, lưu trữ các dữ liệu dưới nhiều hình thức.
Có rất nhiều vị trí và cơ hội làm việc khác nhau cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp. Nhìn chung, đây cũng là một trong các ngành khối A lương cao.
Các chuyên ngành chính của ngành Công nghệ thông tin là:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Kỹ thuật mạng
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống quản lý thông tin
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
- An toàn thông tin
- Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Các vị trí công việc mà sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi ra trường là:
- Lập trình viên chế tạo phần mềm
- Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm
- Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính
- Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám…)
- Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát, phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT
- Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ web
- …
Mức lương mà các sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường làm việc ở các vị trí thiết kế website, bảo trì và vận hành website khoảng từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng. Với vị trí chuyên viên lập trình, phân tích thiết kế và vận hành dự án phần mềm thì mức lương cao hơn và ở khoảng 12.000.000 đồng – 15.000.000 đồng/tháng.
Với kiến thức chuyên môn được đào tạo vững chắc và chuyên sâu, cùng những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, các bạn tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm tại:
- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm
- Các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT
- Các công ty, doanh nghiệp bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học
- Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh, sản xuất với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau
- Nhà máy, trường học, ngân hàng, bưu điện, siêu thị…
Các lý do khiến ngành CNTT dễ xin việc:
- Số lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin trên thị trường lao động hiện nay đang thiếu hụt khoảng 190.000 người.
- Tổng số sinh viên ra trường của ngành hàng năm vẫn chưa đủ để đáp ứng phân nửa nhu cầu tuyển dụng.
- Hầu hết các công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều có nhu cầu về nhân sự CNTT.
- Dễ kiếm việc làm nếu có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp.
Ngành Kế toán, kiểm toán
Kế toán là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế toán sẽ là người kiểm tra, ghi chép, cung cấp và thu nhận, xử lý các dữ liệu tài chính của công ty.
Bộ phận này đảm nhiệm trọng trách quản lý kinh tế của công ty ở từng đơn vị, cơ quan. Kế toán được chia thành hai loại chính bao gồm kế toán công và kế toán doanh nghiệp,
Kiểm toán viên là những người sẽ kiểm chứng những bằng chứng liên quan đến thông tin dữ liệu tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác của các báo cáo và mức độ phù hợp của số liệu với các chuẩn mực đã được đưa ra. Kiểm toán gồm ba loại chính gồm Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.
Sau khi ra trường, các bạn tốt nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên kế toán thuế, kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán thanh toán, kế toán bán hàng, kế toán sản xuất, kế toán dự án, kế toán vật tư
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán trưởng
- Chuyên viên kiểm toán nội bộ
- Kiểm soát viên
- Thủ quỹ
- Chuyên viên tư vấn tài chính
- Trưởng phòng kế toán
- Giám đốc tài chính
- Quản lý tài chính
- Thanh tra kinh tế
- Giảng viên đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán
Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán mới ra trường làm việc ở các vị trí kế toán viên có thể nhận được mức lương vào khoảng 6.000.000 đồng – 7.000.000 đồng/tháng. Với vị trí kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng thì mức lương sẽ cao hơn với mức khoảng từ 15.000.000 đồng lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo trình độ về chuyên môn và kinh nghiệm công việc. Những nhân viên kế toán có được bằng chứng chỉ ACCA thì có thể đạt mức thu nhập lên đến 50.000.000 đồng/tháng.
Ngành Logistics
Một trong các ngành khối A dễ kiếm việc làm chính là ngành logistic. Ngành logistic là dịch vụ cung cấp và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến với tay người tiêu dùng. Họ sẽ lên kế hoạch chi tiết để vận chuyển hàng hóa, đảm bảo thông tin về nguyên liệu từ nguồn gốc đến các điểm tiêu dùng.
Logistic sẽ chia thành 3 mảng chính gồm kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Các hoạt động cụ thể của từng mảng như dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển, dịch vụ cho thuê bãi và kho lưu trữ, cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt , v.v, các dịch vụ hỗ trợ tiếp nhận lưu trữ hàng hoá cũng như dịch vụ hỗ trợ vận tải làm thủ tục hải quan, v.v.
Ngành Marketing
Marketing là một trong các ngành khối A lương cao vì hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty lớn và nhỏ đang có nhu cầu tuyển dụng bộ phận Marketing với mức lương hấp dẫn.
Marketing là hình thức để kết nối khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm và bỏ ra một khoản chi phí để mua sản phẩm. Marketing cũng giúp duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng như tăng mức độ phổ biến của công ty với người tiêu dùng.
Các trường đại học/cao đẳng hiện nay hầu hết đều có đào tạo chuyên ngành Marketing và cung cấp các kiến thức như nghiên cứu nhu cầu thị hiếu người dùng, phân tích hành vi thói quen mua sắm của khách hàng nhằm phát triển những chiến lược quảng cáo sản phẩm.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, bạn sẽ nắm rõ các kiến thức như: hoạch định ngân sách tiếp thị, cách đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo, định vị thương hiệu, mức độ cạnh tranh, lên các kế hoạch quảng cáo và chính sách ưu đãi, phân khúc thị trường cũng như nghiên cứu thị trường.
Khối ngành Nông lâm thủy sản
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản là hướng phát triển lâu dài của nước ta. Vì thế nhân lực kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp rất cần.
Các ngành khối A thuộc khối ngành nông, lâm, thủy sản:
- Công nghệ chế biến thuỷ sản;
- Công nghệ chế biến lâm sản;
- Chăn nuôi;
- Nông học;
- Bảo vệ thực vật;
- Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan;
- Kinh doanh nông nghiệp;
- Phát triển nông thôn;
- Lâm học;
- Quản lý tài nguyên rừng;
- Nuôi trồng thuỷ sản;
- Thú y.
Ngành Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung ở một đất nước. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, nhiều cường quốc trên thế giới không tiếc chi những khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này.
Theo học ngành Điện tử – Viễn thông, các kiến thức chuyên môn được đào tạo gồm:
- Hệ thống truyền dẫn thông tin, vệ tinh, cáp quang
- Hệ thống truyền tin không dây
- Lĩnh vực định vị dẫn đường dây
- Nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử
- Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông
- Kiến thức về thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu – cuối
- Mạng không dây, mạng truyền số liệu, vi ba số
- Hệ thống phát thanh truyền hình
- Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh
- Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến
- Mạng thông tin và truyền thông
- Kỹ thuật phát thanh
- An toàn và an ninh mạng
- Quản lý thông tin
- Thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông
Các chuyên ngành đào tạo chính của ngành Điện tử – Viễn thông gồm:
- Điện tử
- Máy tính và Hệ thống nhúng
- Viễn thông và Mạng
- Điện tử – y sinh (Biomedical Electronics)
- Kỹ thuật Điện tử – Kỹ thuật máy tính
- Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
- Kỹ thuật Điện tử hàng không – Vũ trụ
- Kỹ thuật Đa phương tiện
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể xin ứng tuyển các vị trí việc làm điện tử viễn thông sau:
- Nhân viên kỹ thuật điện tử viễn thông
- Nhân viên lắp đặt điện tử viễn thông
- Nhân viên kỹ thuật điện tử
- Nhân viên quản lý hạ tầng viễn thông
- Nhân viên khai thác và bảo trì mạng viễn thông
- Kỹ thuật viên điện tử viễn thông
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì
- Kỹ sư Vô tuyến
- Kỹ sư Truyền dẫn
- Kỹ sư Điện tử Viễn thông
- Kỹ sư kế hoạch dự án viễn thông
- ….
Sinh viên Điện tử – Viễn thông mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thường có mức lương dao động từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng. Bạn có thể tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có được những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hoặc tìm được các vị trí việc làm với mức lương cao hơn, thường khoảng từ 12.000.000 đồng – 15.000.000 đồng/tháng.
Theo học ngành Điện tử – Viễn thông, với bằng cấp chuyên môn bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo tại:
- Các đài phát thanh, đài truyền hình
- Công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông
- Công ty thiết kế sản xuất vi mạch
- Công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
- Các công ty điện tử viễn thông
- Công ty sản xuất phần mềm
- Các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông
Sau đây là những lý do để ngành Điện tử – Viễn thông được đánh giá là dễ xin việc:
- Để đáp ứng tốc độ phát triển, ngành hiện đang cần nhu cầu nhân lực lên đến khoảng gần 800.000 người cho năm 2021 và sẽ còn tăng lên trong những năm sau.
- Nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 05 năm sắp tới vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm.
- Trong nhiều năm tới nhu cầu nhân lực ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới tới Việt Nam.
Ngành Thương mại điện tử
Với bối cảnh hoà nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với những lợi ích nhất định mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế và góp phần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Thương mại điện tử hiện nay khá cao và trở thành một trong những ngành nghề việc làm có sức hút khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Khi theo học ngành thương mại điện tử, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức cần thiết để làm việc sau này như là:
- Tổ chức kinh doanh trên mạng Internet
- Vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh
- Nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa…
- Các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng
- Chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin…
- Triển khai các mô hình kinh doanh online như: Affiliate, Dropshipping, Private label, bán hàng online
Với tính chất đặc trưng cụ thể của ngành nghề, theo học ngành thương mại điện tử sẽ được đào tạo các chuyên ngành chính là:
- Kinh doanh trực tuyến
- Marketing trực tuyến
- Quản trị thương mại điện tử
Những vị trí việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử là:
- Chuyên viên kinh doanh trực tuyến
- Chuyên viên về thương mại điện tử, marketing trực tuyến
- Chuyên viên kinh doanh các hoạt động truyền thông quảng cáo online
- Chuyên viên quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch online, kinh doanh trực tuyến
- Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT và quản lý hiệu suất của hoạt động TMĐT
- Chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử
- Chuyên viên tư vấn về phát triển thương mại điện tử
- Chuyên viên xây dựng, quản lý và điều hành hệ thống kinh doanh thương mại điện tử
- Quản lý dự án thương mại điện tử
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử
- Khởi nghiệp với việc mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ngành Thương mại điện tử có mức lương hấp dẫn tuỳ theo năng lực. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể bắt đầu từ những vị trí công việc đơn giản để tích luỹ kinh nghiệm với mức lương khởi điểm thường dao động trong khoảng 6.000.000 đồng – 7.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể sẽ có mức lương cao hơn dao động từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng/ tháng.
Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm tại:
- Phòng Marketing, phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại.
- Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại.
- Trường Đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…
Với những kiến thức và thế mạnh được đào tạo về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có cơ hội việc làm rất cao, có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Tổng thị trường của ngành TMĐT sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian dài hạn trên phạm vi khắp toàn cầu với con số lên tới 20%/năm, đi kèm với đó là hình thức bán hàng online đã trở nên vô cùng phổ biến. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TMĐT sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phong phú.
Cần chuẩn bị gì khi thi khối A đại học?
Rất nhiều bạn trẻ có tâm lý lo lắng chung khi không biết thi khối A có khó không hay thi cử sẽ diễn ra như thế nào? Việc thi cử có khó không sẽ phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân khác nhau.
Tuy nhiên, để thực sự có thể đậu vào các ngành Hot khối A, bạn sẽ cần chuẩn bị một nền tảng kiến thức thật vững vàng. Các ngành nghề khối A chủ yếu thuộc tính toán và lý thuyết.
Do đó, để đạt được số điểm mong muốn và đậu và ngành nghề mình yêu thích, bạn cần hiểu và nắm vững các lý thuyết cơ bản về công thức, định luật hay định lý ,v.v.
Bên cạnh đó, cũng cần rèn thêm cho bản thân khả năng tính toán nhạy bén để làm bài hiệu quả và đạt tính chính xác cao.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp