Học sinh tiên tiến là gì?
Học sinh tiên tiến (tiếng Anh là Advanced students) là những học sinh đạt kết quả học tập và rèn luyện từ loại khá trở lên, có học lực, các lĩnh vực sáng tạo, trí tuệ… đều ở mức đã qua yêu cầu nhưng chưa đạt được ở mức xuất sắc.
Theo quy định trước đây thì công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Học sinh tiên tiến cần bao nhiêu điểm?
- Học sinh cần có điểm trung bình của các môn học từ 6,5 điểm trở lên. Trong đó, điểm trung bình của 1 trong 3 môn là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ từ 6,5 điểm trở lên. Riêng với học sinh lớp chuyên của các trường THPT thì phải thêm điều kiện điểm trung bình các môn chuyên phải lớn hơn 6,5 điểm.
- Không được có môn nào điểm trung bình dưới 5,0.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét ở loại đạt.
Học sinh tiên tiến có được giấy khen không?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá năng lực học sinh THCS và THPT. Ở phần khen thưởng, hiệu trưởng sẽ phát tặng giấy khen khen thưởng cuối năm học gồm:
Khen thưởng danh hiệu Học sinh xuất sắc với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt. Đồng thời, kết quả học tập được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với bằng điểm số có điểm trung bình đạt từ 9 điểm trở lên.
Khen thưởng danh hiệu Học sinh giỏi với những học sinh đạt kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm được đánh giá ở mức Tốt (nghĩa là phải có 6 môn đạt 8 điểm trở lên và các môn đều phải trên 6,5).
Như vậy, hiệu trưởng nhà trường cũng có thể tặng giấy khen khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện của năm học. Tuy nhiên, so với các thông tin trước đây thì việc khen thưởng danh hiệu Học sinh tiên tiến không còn tồn tại và học sinh tiên tiến không được nhận giấy khen.
Điều kiện đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi (THCS, THPT)
Học sinh khi đi học ai cũng mong muốn học kỳ, cả năm học được đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi để được lãnh giấy khen như một phần thưởng khích lệ cho sự cố gắng học tập, rèn luyện trong suốt một học kỳ, một năm học dài. Nhiều bạn học sinh, bậc phụ huynh còn băn khoăn không biết cần điều kiện gì để đạt được các danh hiệu này. Bài viết sẽ làm rõ vấn đề trên, mời Quý thành viên cùng theo dõi.
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi Điều 18 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT) có quy định về xét công nhận danh hiệu học sinh như sau:
– Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
– Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Như vậy, theo quy định thì học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi khi đạt học lực loại giỏi và hạnh kiểm loại tốt. Học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến khi đạt học lực loại khá và hạnh kiểm loại khá hoặc đạt học lực loại khá và hạnh kiểm loại tốt hoặc đạt học lực loại giỏi và hạnh kiểm loại khá.
Đối với học lực: Căn cứ theo quy định tại hai Thông tư này thì học sinh được xếp loại học lực loại giỏi, loại khá nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Học lực loại giỏi | Học lực loại khá |
+ Điểm trung bình tất cả các môn học từ 8,0 trở lên;
+ Toán, Văn, Ngoại ngữ có ít nhất 01 môn từ 8,0 trở lên; + Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; + Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Trường hợp học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên. |
+ Điểm trung bình tất cả các môn học từ 6,5 trở lên;
+ Toán, Văn, Ngoại ngữ có ít nhất 01 môn từ 6,5 trở lên; + Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0; + Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Trường hợp học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên. |
Đối với hạnh kiểm: Hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
– Học sinh được xếp loại hạnh kiểm loại tốt khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
+ Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
+ Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
+ Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
– Học sinh xếp hạnh kiểm loại khá khi thực hiện được những tiêu chuẩn nêu trên nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Cũng như căn cứ kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngoài hai danh hiệu này, học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT;
– Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
Chính thức bỏ tặng danh hiệu học sinh tiên tiến
Theo quy định mới, từ 05/9/2021 – Thông tư 22 có hiệu lực thì không còn học sinh tiên tiến mà thay vào đó sẽ chỉ còn học sinh xuất sắc và học sinh giỏi.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.
Theo quy định mới, từ 05/9/2021 – Thông tư 22 có hiệu lực thì không còn học sinh tiên tiến mà thay vào đó sẽ chỉ còn học sinh xuất sắc và học sinh giỏi.
Theo thông tư này, ở phần khen thưởng, hiệu trưởng sẽ tặng giấy khen thưởng cuối năm học gồm:
Khen thưởng danh hiệu “Học sinh xuất sắc đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với bằng điểm số có điểm trung bình đạt từ 9 điểm trở lên;
Khen thưởng danh hiệu “Học sinh giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt (có nghĩa phải có 6 môn đạt 8 điểm trở lên và các môn đều phải trên 6,5).
Hiệu trưởng nhà trường cũng có thể tặng giấy khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
Như vậy, nếu so với các thông tư trước đây, việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” không còn tồn tại. Đồng thời, việc khen thưởng danh hiệu cũng không căn cứ vào hạnh kiểm và học lực mà căn cứ vào kết quả rèn luyện và kết quả học tập.
Trong đó, học sinh nhận danh hiệu xuất sắc nếu kết quả học tập, rèn luyện cả năm đạt mức tốt, có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 9 trở lên.
Học sinh nhận danh hiệu giỏi nếu kết quả học tập, rèn luyện cả năm đạt mức tốt. Như vậy, trong khen thưởng cuối năm, các trường không còn trao giấy khen cho học sinh tiên tiến.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, đây không chỉ là thay đổi trong tên gọi các danh hiệu.
Trước đây, các trường xét công nhận học sinh tiên tiến và giỏi, trong đó, học sinh tiên tiến phải đạt học lực loại khá và hạnh kiểm loại khá trở lên.
Với thông tư mới, các trường không xét công nhận học sinh giỏi hay tiên tiến mà khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc dựa trên kết quả học tập, rèn luyện.
Bên cạnh đó, hình thức đánh giá cũng thay đổi. Một số môn giáo viên đánh giá bằng nhận xét, một số môn kết hợp nhận xét và điểm số.
Điểm trung bình tất cả môn học cũng bị bỏ. Thay vào đó, giáo viên nhìn vào thực chất từng môn học, không phân biệt môn chính, môn phụ để đánh giá học lực của học sinh.
Cụ thể, kết quả học tập ở những môn này được đánh giá theo một trong 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Học sinh sẽ được xếp mức Tốt nếu tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8 trở lên.
Học sinh xếp mức Khá khi tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 6,5 trở lên.
Học sinh được xếp mức Đạt khi có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; ít nhất 6 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm. Các trường hợp còn lại xếp mức Chưa đạt.
Trong khen thưởng, học sinh cũng nhận danh hiệu học sinh xuất sắc khi ngoài kết quả học tập, rèn luyện chung cần có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 9 trở lên.
Ông Thành cho rằng căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình, nếu học sinh đạt được, các em thực sự xứng đáng với danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc.
Ông nhấn mạnh việc đánh giá, khen thưởng học sinh sẽ đánh giá sự nỗ lực của các em và danh hiệu không có nghĩa gì nếu năng lực thật sự không được như vậy.
“Chúng ta không quan tâm đến số lượng mà thực chất. Cốt lõi vấn đề là học sinh học thực tế để bản thân có năng lực, phẩm chất chứ không phải ở danh hiệu học sinh giỏi hay học sinh xuất sắc”, ông Thành nêu quan điểm.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp