Kết bài Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất với 26 bài mẫu được biên soạn sẽ là tài liệu giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để biết cách viết phần kết bài sao cho hay, để lại cảm xúc ấn tượng cho người đọc.
Kết bài là phần kết thúc bài viết, có tác dụng tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Mời các em tham khảo ngay 30 đoạn mẫu Kết bài Phân tích nhân vật Huấn Cao hay nhất dưới đây.
Xem thêm:
- Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao
- Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Phân tích nhân vật Huấn Cao
- Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
30 Đoạn mẫu Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 1
Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng lý tưởng Huấn Cao với những vẻ đẹp cao quý của một người anh hùng vừa tài ba vừa lãng mạn. Tâm hồn ông như một vị thần đầy tính lương thiện, tốt đẹp cho hậu thế noi theo.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 2
Cũng giống như những nhân vật khác trong “Vang bóng một thời”, Huấn Cao của “Chữ người tử tù” cũng là một con người tài hoa, xuất chúng. Tuy nhiên, bên cạnh cái tài hoa, chất nghệ sĩ thì ở nhân vật này còn có khí phách của một người anh hùng, có tình yêu nước của một con người có trách nhiệm với thời cuộc. Đây cũng chính là nét khác biệt độc đáo của Huấn Cao so với các nhân vật khác trong “Vang bóng một thời.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 3
Ở nhân vật Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mỹ.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 4
Nhân vật Huấn Cao đã hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 5
Nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong “Vang bóng một thời” nhất thiết là con người tài hoa. Ở Huấn Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc của Huấn Cao so với nhân vật khác trong “Vang bóng một thời”. Với ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tính nhạy, Nguyễn Tuân đã làm toát lên không khí một thời đã qua, đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người khí phách, tài hoa, có trách nhiệm đối với đất nước. Nó cũng là sự giãi bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 6
Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gửi đến thông điệp ý nghĩa về cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối. Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt. Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước. Đồng thời ông cũng thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiếng bộ, ông cho rằng cái đẹp bao giờ cũng phải đi cùng cái thiện. Cùng với những nét nghệ thuật đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu đã góp phần xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 7
Qua việc sáng tạo nên tình huống truyện đặc sắc kết hợp với thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, hình ảnh sống động, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân không chỉ thành công dựng lên hình tượng Huấn Cao – một người nghệ sĩ tài hoa, một người anh hùng khí phách, bản lĩnh mà còn gửi gắm được những thông điệp lớn lao. Chữ người tử tù đã cho thấy được chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng có thể đẩy lùi bóng tối, cái bạo tàn, đó cũng là chiến thắng của tinh thần hiên ngang, bất khuất không cam chịu cuộc sống nô lệ của dân tộc.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 8
Vẫn cái chất Nguyễn Tuân ở đó, uyên bác và tài hoa, trong cả tư tưởng và cách biểu hiện. Nhà văn đã thật thành công khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai kẻ lúc đầu là đối lập, sau lại thống nhất hài hòa, cùng tỏa sáng hào quang. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 9
Nguyễn Tuân thật tài tình khi đặt Huấn Cao vào tình huống éo le, một cuộc kỳ ngộ để tôn lên vẻ đẹp của Huấn Cao – người anh hùng nghệ sĩ. Nghệ thuật tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn cùng ngôn ngữ trau chuốt với nhiều từ Hán Việt xây dựng được hình tượng Huấn Cao đặc biệt, không lẫn với bất kì nhân vật nào cùng thời và sau này.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 10
Như vậy, qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Đồng thời qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và tấm lòng yêu nước thầm kín.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 11
Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù đã tái hiện thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao một con người hội tụ tất cả những vẻ đẹp đáng trân trọng: tài năng hơn người, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Đó là một vẻ đẹp rực rỡ của một thời vang bóng trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cũng qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện thái độ ngưỡng mộ, trân trọng với người tài, với một nhân cách lớn lao.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 12
Hình tượng nhân vật đẹp nhất trong đời văn học của Nguyễn Tuân trước cách mạng là ông Huấn Cao mềm lòng trước cái thiện cái đẹp nhưng lại hiên ngang bất khuất trước cái ác, cái xấu. Qua hình tượng nhân vật nhà văn đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng giá trị truyền thống dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc đồng thời thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện” và nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa cái tài và cái tâm. Đây là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân và nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” đã minh chứng cho điều đó.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 13
Ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tinh nhạy của Nguyễn Tuân đã toát lên không khí một thời đã qua. Nhân vật Huấn Cao, con người khí phách tài hoa có trách nhiệm cao đối với đất nước. Nó cũng là sự giải bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 14
Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 15
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ hán việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của những bậc trượng phu ngày xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao. Có thể nói, thành công trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là việc xây dựng nhân vật Huấn Cao tài năng, nhân cách trong sáng và khí phách hơn người. Sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ đã cho thấy lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của hình tượng.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 16
Khắc họa bức chân dung rực rỡ, sáng ngời của Huấn Cao giữa chốn lao tù u tối, chật chội, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện sự cảm phục trước một tài năng, nhân cách lớn mà còn kín đáo thể hiện quan niệm, lí tưởng của bản thân như đồng chí Trường Chinh từng nhận xét: “…theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới bước chân vào đời”.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 17
Huấn Cao chính là nhân vật điển hình cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Những nhân vật trung tâm của ông đều là những người có tài năng phi thường, phẩm chất tốt đẹp.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 18
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 19
Trải qua hàng chục năm nhưng tác phẩm “Chữ người tử tù” cùng tên tuổi Nguyễn Tuân vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm cứ thế bay cao bay xa với những nét nổi bật: một nho sĩ tài hoa, một trang anh hùng dũng liệt và một con người có thiên lương trong sáng.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 20
Huấn Cao nói riêng và hình tượng người anh hùng lúc bấy giờ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú cho nền văn học Việt Nam.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 21
Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công vẻ đẹp tài hoa, cốt cách anh hùng của nhân vật Huấn Cao. Đó là một người nghệ sĩ có tài, một người anh hùng bản lĩnh, khí phách, một con người có thiên lương trong sáng. Qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân cũng rất tinh tế bộc lộ quan niệm của bản thân về cái đẹp, sức cảm hóa của nghệ thuật đối với con người.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 22
Ở Huấn Cao ta thấy toát lên một vẻ đẹp của một người có danh tiếng lớn. Đối với triều đình thì Huấn Cao là một tên tử tù nguy hiểm cần bắt gấp và đề phòng còn đối với nhân dân Huấn Cao là một người tài năng có thiên lương trong sáng, là một vị anh hùng có khí phách hơn người.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 23
Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 24
Truyện “Chữ người tử tù” được Nguyễn Tuân sáng tạo nên bằng bút pháp lãng mạn chủ nghĩa. Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh… Ta cảm thấy được sống lại, được mục kích một cảnh tượng cổ kính, thiêng liêng về viết câu đối của ông cha đang diễn ra trước mắt mình. Hình ảnh Huấn Cao lồng lộng và ngạo nghễ như câu nói: “Phút cuối cùng chói lọi khối sao băng!”.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 25
Với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và ngôn ngữ uyên bác của mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho bạn đọc một hình tượng người anh hùng Huấn Cao thấm đẫm lí tưởng cao đẹp với thiên lương trong sáng. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi nhà văn Nguyễn Tuân tiến xa hơn trong giới nghệ thuật mà còn góp phần không nhỏ vào việc làm đa dạng, phong phú nền văn học nước nhà.
Kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 26
Xây dựng nhân vật Huấn Cao – kẻ sĩ tài tử, anh hùng – nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc biệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện “Chữ người tử tù” còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ. Thấm thía biết bao bài học thiên lương ở đời. Sống vì thiên lương. Và chết cũng giữ trọn thiên lương. “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn kiệt tác lung linh vẻ đẹp thiên lương.
******************
Trên đây là 26 đoạn mẫu Kết bài Phân tích nhân vật Huấn Cao hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thiện phần kết bài của mình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp