Những cách kết bài Chiếc lược ngà hay, ấn tượng.
Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà
1. Kết bài số 1:
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bức tranh đầy xúc động về tình cảm phụ tử trong chiến tranh. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh, tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên thật đẹp, đúng như ai đó từng nhận xét: “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”. Không chỉ gợi nhắc về tình cảm cha con, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng còn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc khi lên án tố cáo tội ác, sự bất nhân của chiến tranh đã khiến bao cuộc chia li màu nước mắt đã diễn ra.
Bạn đang xem: Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà
2. Kết bài số 2:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bản tình ca tha thiết về tình cảm cha con. Qua “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ mở ra một thế giới tình cảm gia đình thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về cái mất mát, đau thương mà chiến tranh mang lại. Từ câu chuyện, chúng ta có thêm sự quý trọng đối với cuộc sống hòa bình, nhắc nhở chúng ta – mỗi người con cần biết trân trọng hơn nữa, yêu thương hơn nữa đối với cha mẹ, những người đã hi sinh cả đời để chúng ta được khôn lớn, trưởng thành.
3. Kết bài số 3:
Chiếc lược ngà mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật đẹp nhưng cũng thật buồn về tình cha con. Bom đạn chiến tranh đã khiến ông Sáu mãi mãi rời xa bé Thu, ngày gặp lại và trao cho con chiếc lược chính tay mình làm cũng không thể thực hiện, thế nhưng tình thương của ông Sáu dành cho bé Thu thì mãi vẹn nguyên, không bom đạn kẻ thù nào có thể phá hủy, và tôi cũng tin chắc rằng, cầm trong tay chiếc lược ngà, bé Thu sẽ cảm nhận được tình cảm của cha dành cho mình và thứ tình cảm thiêng liêng ấy sẽ sống mãi trong trái tim của em giống như lời nhận định của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn “…tình cha con cũng đạt dào muôn đời bất diệt trong lòng đứa con. Tình người thiêng liêng ấy không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được, trái lại nó càng sáng đẹp hơn, bền bỉ hơn…”.
4. Kết bài số 4:
Bằng sự tài tình trong xây dựng tình huống truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và để rồi đọng lại cuối cùng trong cảm nhận chính là tình cảm cha con thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Quang Sáng trở nên đẹp đẽ hơn, thiêng liêng hơn bao giờ hết, sau tất cả Nguyễn Quang Sáng như muốn khẳng định sức sống bất tử của tình cảm cha con, bom đạn của kẻ thù có thể hủy diệt về sự sống thể xác nhưng không may may tác động, hủy diệt được tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt ấy.
—————–HẾT—————-
Các bạn cùng đón đọc thêm một số cách kết bài khác trong tuyển tập Những bài văn hay lớp 9 bên cạnh Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà như: Kết bài bài thơ Sang thu; Kết bài bài thơ Ánh trăng; Kết bài bài thơ Nói với con; Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều; Kết bài bài thơ Mây và sóng;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp