Kim Đồng là ai? Chiến công của người thiếu niên dũng cảm Kim Đồng

0
223
Rate this post

Kim Đồng là ai?

Kim Đồng là bí danh của ông Nông Văn Dèn. Ông được biết đến là một thiếu niên với chiến tích lịch sử thời trẻ tuổi. Với nhiệm vụ giao liên, đưa đón và chuyển thử. Ông sinh năm 1929, là người dân tộc nùng, lớn lên tại Tỉnh Cao Bằng và hi sinh vào năm 1943.

Kim Đồng là ai?
Kim Đồng là ai?

Tiểu sử của Kim Đồng

Tên thật: Nông Văn Dèn
Tên khác: Kim Đồng
Dân tộc: Nùng
Năm sinh: 1929
Năm mất: 15/2/1943
Hi sinh ở tuổi: Hi sinh vào năm 14 Tuổi
Quê quán: Tỉnh Cao Bằng

Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dèn. Dèn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là Tiền. Một số sách báo đội mũ cho chữ Dèn thành chữ Dền, tuy nhiên Dền không có nghĩa gì cả. Có thể khi sinh Dèn, cha mẹ Dèn mong đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống tốt, có nhiều tiền bạc nên mới đặt tên như vậy. Ngoài ra cái tên Dèn còn mang ý nghĩa là đứa con yêu, đứa con quý như tiền bạc vậy.

Cha của Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) bị nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.

Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là một phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản (chỉa sla), là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc. Sức khỏe bà yếu (bị bệnh khớp) nên từ nhỏ Kim Đồng đã làm nhiều việc của người lớn, điều đó sớm hình thành trong Kim Đồng những tính cách của “người lớn”: Quyết đoán, năng động, không ngại khó…

Kim Đồng có hai chị gái, một anh trai và một em gái. Chị gái cả tên là Nông Thị Nhằm (Nhằm, tiếng Tày, Nùng là Mong nhớ). Lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh thường được gọi là Kinh Xình, nhà anh Kinh Xình là nơi hội họp, đón tiếp, bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong ngôi nhà này, ngày 14/2/1943, lãnh đạo chủ chốt Châu uỷ Hà Quảng họp, nhờ hành động dũng cảm của Kim Đồng mà thoát cả lên núi phía sau nhà. Chị gái thứ hai là Nông Thị Lằng cũng lấy chồng trong làng. Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Để anh Phục Quốc có điều kiện hoạt động cách mạng, 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh đi làm phu, chặt cây, trồng cỏ ở đồn Sóc Giang. Em gái là Nông Thị Slấn (Slấn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là tin tưởng), xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.

Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.

Tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Kim Đồng - Anh hùng nhỏ tuổi
Kim Đồng – Anh hùng nhỏ tuổi

Chiến công của người thiếu niên dũng cảm Kim Đồng

Ngày 15 tháng 5 năm 1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại bản Nà Mạ, gồm có 5 đội viên có bí danh là: Kim Đồng, Thanh Minh, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng. Kim Đồng đã cùng những đội viên này làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ.

Tháng 8 năm 1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim Đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ, tích cực bảo vệ cách mạng, vừa hoạt động vừa học văn hoá, chính trị để sau này nước nhà giành được độc lập, góp phần xây dựng đất nước.

5 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, sau khi đưa cán bộ đến Pắc Pó an toàn, Kim Đồng cùng Cao Sơn phát hiện bọn lính đi lùng sục, Kim Đồng nói với Cao Sơn chạy về báo cho các anh cán bộ đang họp biết còn mình chạy qua suối đánh lạc hướng bọn địch. Khi phát hiện được Kim Đồng, chúng hô: “Đứng lại!” nhưng Kim Đồng vẫn chạy. Bọn giặc bắn theo và Kim Đồng đã trúng đạn. Tiếng súng vọng vào vách núi, báo động cho cán bộ cách mạng rút về nơi an toàn. Người Đội trưởng đầu tiên của Đội ta đã anh dũng hy sinh ở mảnh đất quê hương mình, nơi sinh ra Đội TNTP vào lúc bình minh vừa ló ngày 15-2-1943, khi đó vừa tròn 14 tuổi.

Kim Đồng đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tấm gương hy sinh anh dũng của Kim Đồng đã được ghi vào lịch sử của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tên của anh đã được nhiều tỉnh, thành phố đặt cho các trường học, đường phố… Tại Cao Bằng, tên anh đã được đặt cho một xã của huyện Thạch An và một đường phố to, đẹp tại trung tâm Thành phố – phố Kim Đồng.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/kim-dong-la-ai-chien-cong-cua-nguoi-thieu-nien-dung-cam-kim-dong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp