KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

0
104
Rate this post

KMnO4 ⟶ K2MnO4 + MnO2 + O2 được biên soạn là phương trình điều chế oxi từ KMnO4, hy vọng giúp các bạn viết và cân bằng chính xác phương trình, cũng như biết cách vận dụng làm các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình nhiệt phân KMnO4 

2KMnO4overset{t^{circ } }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

2. Điều kiện để phản ứng nhiệt phân KMnO4 xảy ra

Nhiệt độ

Bạn đang xem: KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

3. Phản ứng hóa học của KMnO4

Vì là chất oxi hóa mạnh nên KMnO4 có thể phản ứng với kim loại hoạt động mạnh, axit hay các hợp chất hữu cơ dễ dàng.

a.  Phản ứng phân hủy bởi nhiệt độ cao

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Khi pha loãng tinh thể pemanganat dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, oxi được giải phóng

4KMnO4 + 2H2O → 4KOH + 4MnO2 + 3O2

b. Phản ứng với axit

KMnO4 có thể phản ứng với nhiều axit mạnh như H2SO4, HCl hay HNO3, các phương trình phản ứng minh họa gồm:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3K2MnO4 + 4HNO3 → 2KMnO4 + MnO2 + 4KNO3 + 2H2O

c. Phản ứng với bazơ

Thuốc tím có thể tác dụng với nhiều dung dịch kiềm hoạt động mạnh như KOH, NaOH, phương trình phản ứng minh họa:

4KMnO4 + 4KOH → 4K2MnO4 + 2H2O + O2

d. Tính chất oxy hóa của KMnO4

Vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên có thể phản ứng với nhiều loại dung dịch và cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.

  • Trong môi trường axit, mangan bị khử thành Mn2+

2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 3H2O

  • Trong môi trường trung tính, tạo thành MnO2 có cặn màu nâu.

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O  → 3K2SO4 + 2MnO2 + 2KOH

  • Trong môi trường kiềm, bị khử thành MnO42-

2KMnO4 + Na2SO3 + 2KOH  → 2K2MnO4 + Na2SO4 + H2O

4. Câu hỏi bài tập liên quan 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.

C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Đáp án D

Câu 2. Phản ứng tạo O3 từ O2 cần điều kiện :

A. tia lửa điện hoặc tia cực tím

B. Xúc tác Fe

C. Áp suất cao

D. Nhiệt độ cao

Đáp án A

Câu 3. Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2

B. 5nH2O + 6nCO2 → (C6H10O5)n + 6nO2

C. 2H2O overset{đp}{rightarrow}  2H2 + O2

D. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Đáp án D

Câu 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là

A. Mg, Al, C, C2H5OH

B. Al, P, Cl2, CO

C. Au, C, S, CO

D. Fe, Pt, C, C2H5OH

Đáp án A

Mg + O2 → MgO

4Al + 3O2 → 2Al2O3

2C + O2 → 2CO

C2H5OH + 2O2 → 2CO2 + 3H2O

Câu 5. Trong không khí, oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 20%

B. 25%

C. 30%

D. 18%

Đáp án A

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây đúng: ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Đáp án A: O3 + 6Ag → 3Ag2O

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít.

B. 8,96 lít.

C. 11,20 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án D

Bảo toàn khối lượng: nO2 = (15,2 – 8,7)/32 = 0,2 (mol)

⇒ V = 0,2. 22,4 = 4,48 (lít)

Câu 8. Thêm 1,5 gam MnO2 vào 98,5 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 76 gam. Khối lượng KCl trong 98,5 gam X là

A. 74,50 gam.

B. 13,75 gam.

C. 122,50 gam.

D. 37,25 gam.

Đáp án D

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 1,5 + 98,5 – 76  = 24 (gam)

⇒ nO2= 24/32 = 0,75 (mol)

2KClO3 → 2KCl + 3O2

⇒ mKCl = 98,5 – 0,5.122,5 = 37,25 (gam)

Câu 8. Người ta thu khí oxi bằng cách đấy không khí là dựa vào tính chất nào?

A. Oxi tan trong nước

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi không mùi, không màu, không vị

D. Khí oxi dễ trộn lẫn trong không khí

Đáp án B

…………………………………..

Trên đây đã giới thiệu tới các bạn KMnO4 ⟶ K2MnO4 + MnO2 + O2 là phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 8, Gải SBT Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học 8. Tài liệu học tập lớp 8 mà tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/kmno4-k2mno4-mno2-o2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp