Lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi Đường (Hồ Chí Minh)

0
53
Rate this post

Lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi Đường – một số đoạn văn ngắn trình bày, lí giải các lớp nghĩa của bài Đi Đương (Tẩu Lộ) – Hồ Chí Minh.

Đề bài: Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc. Em hãy viết đoạn văn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ, từ đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống ?

***

Bạn đang xem: Lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi Đường (Hồ Chí Minh)

* Hai lớp ý nghĩa cơ bản trong bài Đi đường (Tẩu Lộ)

– Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.

– Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.

=> Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Một số đoạn văn mẫu ngắn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi đường

Đoạn văn mẫu 1:

Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường – Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: “Đi đường mới biết gian lao” và hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” – Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.

Đoạn văn mẫu 2:

Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.

Đoạn văn mẫu 3:

Bài thơ “Đi đường” ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.

Tham khảo lại bài soạn Đi đường của Hồ Chí Minh để ôn tập lại kiến thức về bài thơ.

Lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi Đường (Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ Đi Đường (Tẩu Lộ) của Hồ Chí Minh.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/li-giai-cac-lop-nghia-trong-bai-tho-di-duong-ho-chi-minh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp