Lính tại ngũ Hàn Quốc là gì? Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự (hay còn được gọi là quân dịch) là nghĩa vụ bắt buộc mà công dân cần thực hiện hiện trong quân đội hoặc lực lượng dân quân, tùy thuộc vào luật nghĩa vụ quân sự của mỗi quốc gia.
Công dân nước nào thì thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quân sự ở nước đó.
Tầm quan trọng của nghĩa vụ quân sự Hàn Quốc
Hàn Quốc vốn nổi tiếng là đất nước với hệ thống quân sự nghiêm khắc. Và cũng được xem là một trong những quốc gia có chế độ nghĩa vụ quân sự hà khắc nhất thế giới. Chế độ nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc bắt đầu được thực hiện từ năm 1957. Ở Hàn Quốc, việc tham gia nghĩa vụ quân sự là một trong những bằng chứng thiết thực nhất để thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân.
Vì vậy, tất cả nam thanh niên Hàn Quốc từ 18 – 35 tuổi đều phải dành một quãng thời gian trong tuổi trẻ của mình để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nữ giới không bắt buộc nhưng được phép tình nguyện gia nhập. Kể cả là những người nổi tiếng, chaebol, chính trị gia,… vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trên thực tế, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng đình chiến chứ không phải là đã kết thúc chiến tranh. Vì vậy, Hàn Quốc luôn trong tư thế cảnh giác cao độ. Mọi người dân phải chuẩn bị sẵn sàng phòng trường hợp chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là lý do chính tại sao luật nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc lại hà khắc như vậy.
Luật nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc
Mọi công dân nam của Hàn Quốc trong độ tuổi từ 18 – 35, đảm bảo điều kiện sức khỏe bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, không có trường hợp ngoại lệ, dù là con chính trị gia hay người nổi tiếng. Đối với công dân nữ thì không bắt buộc nhưng được phép tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Về lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng đình chiến chứ không phải là đã kết thúc chiến tranh. Vì vậy, Hàn Quốc luôn trong tư thế cảnh giác cao độ, chuẩn bị sẵn sàng phòng trường hợp chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là lý do chính tại sao luật nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc lại hà khắc như vậy.
Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất của Hàn Quốc có 1 số điểm đáng chú ý sau:
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự Hàn Quốc
Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự Việt Nam là từ đủ 18 – 25 tuổi, hoặc từ 18 – 27 tuổi đối với trường hợp bị tạm hoãn. Còn ở Hàn Quốc, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ 18 – 35 tuổi.
Khi đủ 18 tuổi, tất cả nam công dân đều phải đăng ký nhập ngũ. 19 tuổi, thanh niên phải kiểm tra sức khỏe. Nếu đủ sức khỏe để đi bộ đội thì có thể lựa chọn đi ngay hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự sao cho nằm trong tuổi nhập ngũ.
Giới trẻ Hàn Quốc thường nhập ngũ trước hoặc sau khi học đại học. Bởi khi đi xin việc, giấy tờ chứng minh đã thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quân sự, quốc phòng rất quan trọng, nó giống như “giấy phép” ưu tiên, tạo lợi thế hơn so với những ứng viên chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mặt khác, các công ty, tập đoàn cũng không muốn nhận những người chưa nhập ngũ vì sợ trong quá trình làm việc, người lao động sẽ nghỉ làm để hoàn thành nghĩa vụ, ảnh hưởng đến tiến độ chung và kết quả công việc.
Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ quân sự là bình đẳng, không ai có thể trốn tránh trách nhiệm này. Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự là rất ít, chủ yếu là:
- Người tàn tật
- Người mắc bệnh tâm thân
- Người mắc bệnh truyền nhiễm
- Người không có khả năng lao động
- Vận động viên giành được huy chương vàng ở Olympic hoặc ASIAD. Tuy nhiên những vẫn động viên này, bắc buộc phải trải 4 tuần huấn luyện tập trung.
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự của công dân Hàn Quốc
Hiện nay, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc đã được rút ngắn, cụ thể như sau:
Lục quân, Thủy quân Lục chiến: từ 21 tháng giảm xuống còn 18 tháng
Hải quân: từ 23 tháng giảm xuống còn 20 tháng
Không quân: từ 24 tháng giảm xuống còn 22 tháng
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trong 6 năm tiếp theo, các binh sĩ sẽ nằm trong danh sách quân nhân dự bị, sẵn sàng được điều động bất cứ lúc nào. Mỗi năm đều sẽ tham gia các khóa tập huấn để ôn luyện lại kĩ năng chiến đấu.
Lương nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc
Tổng lương và trợ cấp của binh lính Hàn Quốc trong năm 2020 sẽ là:
- Binh nhì: 408.102 won/tháng
- Bình nhất: 441.700 won/tháng
- Hạ sĩ: 488.229 won/tháng
- Trung sĩ: 504.892 won/tháng
Tại Hàn Quốc trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt gì?
Đối với những người trốn nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc sẽ bị lưu ghi vào hồ sơ hình sự và có thể đối mặt án tù 18 tháng và họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xin việc làm.
Kể từ tháng 01/2020, đối với những công dân Hàn Quốc từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do “lương tâm hoặc tín ngưỡng tôn giáo” sẽ được thẩm định hồ sơ tại Ủy ban Thẩm định của Cơ quan Quản lý Nhập ngũ và Thực hiện Nghĩa vụ Quân sự (MMA). Họ sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự bằng hình thức phục vụ công ích trong trại giam, kéo dài 36 tháng.
Đã có rất nhiều người nổi tiếng ở Hàn Quốc bị lụi bại sự nghiệp vì trốn nghĩa vụ quân sự. Năm 2012, ca sĩ Steve Yoo (Yoo Seung Joon) bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Hàn Quốc. MC Hong (Sin Dong Hyun) bị kết án 6 tháng tù giam, 1 năm quản chế, cấm xuất hiện trong các chương trình giải trí vì gian dối, tìm mọi cách để trì hoãn nghĩa vụ quân sự.
Nghĩa vụ quân sự của người nước ngoài khi nhập tịch Hàn Quốc
Kể từ năm 2009, những người thuộc diện con lai Hàn Quốc hoặc con em của các gia đình đa văn hóa không còn được miễn nhập ngũ nữa. Theo Luật nghĩa vụ quân sự Hàn Quốc, các đối tượng này cũng là công dân của Hàn Quốc nên cần phải bình đẳng như mọi thanh niên khác, không có ngoại lệ.
Với những công dân nam trên 18 tuổi có 2 quốc tịch sẽ có 2 lựa chọn:
Lựa chọn 1: Thực hiện nghĩa vụ quân sự do nhà nước quy định đồng thời ký giấy cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài tại Hàn Quốc.
Lựa chọn 2: Không thực hiện nghĩa vụ quân sự Hàn Quốc đồng thời nộp đơn đăng ký xin thôi quốc tịch Hàn Quốc. Đối với những trường hợp này, phần lớn họ sẽ bị trục xuất ra khỏi Hàn và gặp nhiều khó khăn khi xin visa Hàn Quốc.
Chế độ tập luyện và sinh hoạt trong quân ngũ Hàn Quốc
Khi vào nhập ngũ, quân nhân phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt, giờ giấc sinh hoạt, tập luyện, tác phong chuẩn mực theo điều lệnh. Chính điều này đã khiến rất nhiều người, đặc biệt là các sao Hàn nhập ngũ gặp không ít khó khăn. Bởi vì họ đang quen với cuộc sống nhung lụa, môi trường sinh hoạt thoải mái, đầy đủ tiện nghi hiện đại.
Cuộc sống quân ngũ gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Tất cả đều phải sử dụng đồ dùng của doanh trại, cắt tóc ngắn, mặc quân phục quân đội Hàn Quốc, tự sản xuất thức ăn, tập luyện gian khổ trong mọi tình hình thời tiết, luôn trong tư thế sẵn sàng,… Chính môi trường rèn luyện gian khổ, hà khắc đã giúp họ trở nên rắn rỏi, cường tráng và trưởng thành lên rất nhiều.
Từ năm 2019, sau khi kết thúc thời gian tập huấn, các binh sĩ được phép ra ngoài trong tối đa 4 giờ đồng hồ (từ 17 giờ 30 phút tới 21 giờ 30 phút) với mục đích cá nhân như khám bệnh, tiếp gia đình, phát triển bản thân hoặc tham gia hoạt động tập thể của đơn vị.
Mỗi binh sĩ có thể xin ra ngoài với lý do cá nhân tối đa 2 lần/ tháng. Mỗi lần ra ngoài, quân đội chỉ cho phép tối đa 35% binh lực trực thuộc các đơn vị.
Mặt tối của quân đội Hàn Quốc
Hàn Quốc áp dụng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc
Sự chia cắt giữa hai miền Triều Tiên và Hiệp định đình chiến ngày 27/07/1953 đã khiến Hàn Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới vẫn nằm trong tình trạng “chiến tranh lạnh” căng thẳng.
Để đảm bảo khả năng phản ứng nhanh và gửi tiếp viện sớm nhất trong trường hợp nguy cấp, Hàn Quốc duy trì quân đội thường trực 550.000 người và 2,7 triệu quân dự bị. Hầu như tất cả nam giới Hàn Quốc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 21 tháng.
Đi nghĩa vụ tuy gian khổ, nhưng là để bảo vệ quốc gia và là môi trường để nam giới Hàn Quốc rèn luyện thể chất, hình thành nếp sống ngăn nắp, có tổ chức và kỷ luật. Đầu tiên, các tân binh phải trải qua 5 tuần huấn luyện gian khổ. Họ làm quen lối sống kỷ luật từ những điều nhỏ nhất, như hô đúng khẩu hiệu, ăn ngủ đúng giờ, gấp chăn phải vuông thành sắc cạnh. Hàng ngày, họ phải rèn thể lực như đang thực chiến, tập hít khí độc, hành quân từ giữa đêm đến rạng sáng.
Bạo lực, bắt nạt và tự sát
Tuy nhiên, đi nghĩa vụ quân sự đã trở thành một áp lực lớn cho nam giới Hàn Quốc vì họ phải phải đối mặt với nhiều vấn đề trong môi trường sống khép kín.
Trước tiên, để bảo đảm việc tuân lệnh trên chiến trường, quân đội Hàn Quốc coi kỷ luật gắt gao từ cấp trên là một hành động đương nhiên để dạy các tân binh. Ngoài ra, do ảnh hưởng lâu đời của Nho Giáo, xã hội Hàn Quốc luôn đặc biệt coi trọng tư tưởng về thứ bậc, từ trường học đến nơi làm việc. Việc phân cấp bậc này còn được thể hiện rõ hơn nhiều trong quân đội.
Những con số điều tra trong quân ngũ đã nói lên tất cả. Dữ liệu từ năm 2006 đến tháng 06/2011 cho thấy có tổng cộng 552 quân nhân tử vong, trong đó 63% là do tự sát. Trong số các trường hợp tự sát này, 89 trường hợp do không thích nghi với cuộc sống công vụ (25,6%), 61 do môi trường gia đình (17,5%), 58 vì khối lượng công việc (16,7%), 55 vì mệt mỏi và bi quan (15,8%) và 34 do bị quấy rối và lạm dụng tình dục (9,8%).
Năm 2020, trong số 55 binh sĩ hy sinh trong quân đội Hàn Quốc, có tới 44 trường hợp là tự sát. Dù con số này đã giảm nhưng không thể chắc chắn rằng hệ thống quân đội đã thay đổi. Hơn nữa, khi một người chết trong quân đội không phải vì chiến tranh, mà vì tự sát, thì nên đổ lỗi cho ai? Nhiều vấn đề tương tự vẫn tồn tại và đều xuất phát từ những nguyên nhân như: đánh đập, lăng mạ, bạo lực tình dục, bắt nạt và văn hóa “bịt miệng” nạn nhân.
Những câu chuyện đau lòng
Cả nước Hàn Quốc có lẽ vẫn còn nhớ ngày 07/04/2014, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin một vụ bắt nạt tập thể trong một đơn vị y tế của Lữ đoàn Pháo binh 977 thuộc Sư đoàn Bộ binh 28 và dẫn đến cái chết của Yoon Seung-ju, một binh nhất 20 tuổi.
Anh Yoon đã bị bốn quân nhân cấp trên đánh vào đầu và ngực. Mặc dù anh bất tỉnh nhưng những kẻ tấn công không thương tiếc và tiếp tục đánh. Cuối cùng, binh nhất Yoon Seung-ju bị chết não và qua đời vào sáng hôm sau, sau khi được đưa đến bệnh viện. Trước khi chết, Yoon đã phải chịu những hình thức đối xử tàn nhẫn khác như bị cấm ăn và ngủ.
Một câu chuyện khác, về “sự cố trung sĩ Lim”, cũng khiến cả nước Hàn Quốc bàng hoàng. Vào cuối năm 2014, trung sĩ Lim, thuộc sư đoàn bộ binh 22 ở Goseong-gun, tỉnh Gangwon, đã tấn công đồng đội bằng súng và lựu đạn, khiến 5 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương nặng. Lim đã trốn khỏi doanh trại, đem theo vũ khí, sau khi giết đồng đội. Sau đó, Lim viết thư tuyệt mệnh, rồi tự bắn vào ngực, nhưng đã được đưa đến bệnh viện và được cứu sống. Trong bức thư tuyệt mệnh do quân đội công bố, Lim đã đề cập đến sự cô lập và nạn bắt nạt trong quân ngũ. Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra sự cố này.
Hai câu chuyện này đã tạo nên một câu nói nổi tiếng về quân đội Hàn Quốc : “Nếu bạn chịu đựng, bạn sẽ là binh nhì Yoon. Nếu bạn không thể chịu đựng, bạn sẽ trở thành trung sĩ Lim”.
Vào tháng 03/2021, người chuyển giới đầu tiên nhập ngũ ở Hàn Quốc đã bị ép xuất ngũ sau khi bị phát hiện là đã phẫu thuật chuyển giới. Sau đó, người ta phát hiện xác của người này. Cũng trong năm 2021, đã có hai nữ quân nhân tự tử sau khi bị quấy rối tình dục.
Quân đội Hàn Quốc có thể thay đổi?
Trong những năm gần đây, bộ Quốc Phòng đã đẩy mạnh các biện pháp nâng cao và cải cách văn hóa quân đội. Đầu tiên là để những “lính mới” và “lính cũ” sử dụng chung không gian trong lúc nghỉ giải lao để giảm xung đột thứ bậc. Trước đây, quân nhân chỉ được phép nghỉ một vài ngày lễ chính nhưng giờ họ được phép đi chơi ngoài giờ vào các ngày trong tuần.
Một sự thay đổi lớn nữa, đó là quân nhân được sử dụng điện thoại di động sau giờ làm việc, cho phép họ liên lạc với người thân, bạn bè. Và nếu có bất kỳ vấn đề gì, họ có thể phơi bày mọi bất công trong doanh trại quân đội với thế giới bên ngoài. Sau cái chết của binh nhì Yoon do nhiều lần bị bắt nạt và hành hung vào năm 2014, bộ Quốc Phòng cũng đã cho phép gia đình đến thăm nhiều hơn.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp