Lỗ châu mai là gì? Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

0
341
Rate this post

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai cơ bản được hiểu là một khe hở với diện tích khá nhỏ. Nó thường sẽ được xây dựng ở phía dưới hoặc ở bên trên của những công trình quân sự cụ thể như: lô cốt (lô cốt lỗ châu mai) pháo đài hay ở nhiều công trình khác. Tại các lỗ châu mai chính là nơi mà các xạ thủ có thể đặt súng sao cho vừa khe nhỏ nhằm mục đích có thể chống trả lại đối phương.

Hệ thống phòng ngự quân sự này thường được thiết kế đặc biệt cùng với những bức tường nằm ở phía sau khe hở được cắt bỏ đi một góc khoảng 30 độ nhằm hỗ trợ chủ thể là các xạ thủ có tầm nhìn và góc gắn tốt. Với hệ thống phòng thủ cụ thể như này cũng sẽ khiến cho đối phương khó có thể thực hiện được việc tấn công bởi mục tiêu ngắm bắn là vô cùng nhỏ.

Căn cứ vào thực tế, lỗ châu mai là một hệ thống phòng ngự đã có từ rất lâu đời. Nó được xác định là do Archimedes thực hiện việc chế tạo ra với mục đích chính là có thể kháng cự lại với quân Cộng hòa La Mã (214 – 212 TCN). Cho tới sau này, lỗ châu mai đã được tận dụng sử dụng ngày một phổ biến và nó hầu như có mặt ở các trận chiến. Như vậy, lỗ châu mai đã có mặt mãi từ thời Đế quốc La Mã cho tới Thế chiến thứ 2 và còn tồn tại cả trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Chúng ta có thể thấy được rằng, lỗ châu mai thực chất không tuân theo một quy định cố định nào về hình dạng cụ thể của nó cả. Thay vào đó, tùy vào loại vũ khí được sử dụng trong những trận chiến mà lỗ châu mai cũng sẽ được thiết kế sao cho tương thích, hợp lý nhất. Ở dạng đơn giản nhất thì lỗ châu mai có hình dạng chính là một khe dọc nhỏ. Thông thường, lỗ châu mai cũng sẽ được mở rộng ra tương tự như hình chữ thập và thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt nó còn là hình tam giác hoặc nhiều hình dạng khác.

Lỗ châu mai thường xuất hiện ở trong những bức tường bao của những kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Điều này chứng minh rằng, trong Chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Đồng minh đổ bộ vào đảo trận Iwo Jima thì quân Nhật cũng đã áp dụng lỗ châu mai nhằm mục đích đánh trả lại đối phương. Mặc dù quân Mỹ đã giành chiến thắng tuy nhiên họ cũng chịu rất nhiều thiệt hại, một phần có lẽ là bởi vì chiến thuật của quân Nhật.

Qua đây ta thấy, cách cố thủ trong những lô cốt kết hợp với việc dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai nhằm mục đích có thể tiêu diệt được quân của đối phương còn rất hiệu quả khi thực hiện việc đối phó với chiến thuật biển người. Đây là một cách làm đã được Quân đội nhân dân Việt Nam áp dụng trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Hay trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) thì quân Pháp cũng sử dụng chiến thuật với lỗ châu mai để nhằm cản bước tiến của Quân đội Việt Nam.

Lỗ châu mai là gì?
Lỗ châu mai là gì?

Sự xuất hiện của lỗ châu mai?

Như đã nhắc tới ở phần định nghĩa lỗ châu mai là gì, chúng ta đã biết rằng các lỗ châu mai được cho là sáng chế bởi Archimedes nhằm mục đích chính là có thể kháng cự, chống trả lại quân Cộng hòa La Mã trong cuộc bao vây Syracuse (214 – 212 TCN).

Lỗ châu mai có khe hở với chiều cao tương đương với một người đàn ông còn chiều rộng thì chỉ tương đương với lòng bàn tay. Tại các lỗ châu mai này cho phép những xạ thủ thực hiện việc bắn cung hay bọ cạp từ bên trong các bức tường chắn của thành phố.

Sau đó, lỗ châu mai đã tiếp tục được áp dụng tại những pháo đài phòng thủ ở thời Đế quốc La Mã. Vào thời người Norman cai trị nước Anh, ở những lâu đài vào thời kỳ này cũng đã không còn sử dụng lỗ châu mai mà nó chỉ được giới thiệu lại với những kiến trúc quân sự vào cuối thế kỷ XII và với một số lâu đài ở Anh.

Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

Anh hùng nào lấp lỗ châu mai? anh hùng lấp lỗ châu mai là ai?,…là thắc mắc của rất nhiều người. Đã gần 70 năm kể từ ngày chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhưng những câu chuyện về một thời khói lửa, hào hùng thì vẫn được tái hiện qua lời kể của chứng nhân lịch sử.

Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là anh hùng Phan Đình Giót. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của ta, anh hùng Phan Đình Giót đã dùng thân mình bịt kín lỗ châu mai của Pháp. Tiếng súng đạn bỗng im bặt, Phan Đình Giót đã hy sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát.

Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của Pháp bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Ham Lim. Đây là trận đánh mở màn cho thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót  sinh năm 1922 trong một gia đình nghèo ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng với bạn bè cùng tham gia tự vệ, chiến đấu và xung phong đi bộ đội chủ lực năm 1950.  Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch khác nhau như Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc.

Ngày 13/3/1954, trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ tại cứ điểm Him Lam thuộc phân khu Bắc, Đại đội 58 đã xông lên mở đường, Phá lô cốt hỏa lực của địch siết chặt vòng vây. Do hỏa lực của địch từ lô cốt số 3 tuôn ra rất mạnh, bộ đội ta bị thường, khí thế tấn công có phần lắng xuống.

Dù bị thương rất nặng nhưng Phan Đình Giót vẫn quyết tâm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh vì đảng, vì dân” tạo điều kiện cho đồng đội đứng lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam

Phan Đình Giót hy sinh vào ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Ngày 31/3/1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi hi sinh, anh đang là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58 thuộc Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141. Phan Đình Giót được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì. Hình ảnh người anh hùng “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” đã trở thành biểu tượng bất diệt. Một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

Tiểu sử Phan Đình Giót

Để hiểu thêm về người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mời bạn xem tiếp nội dung tiểu sử Phan Đình Giót.

Tên đầy đủ Phan Đình Giót
Năm sinh 1922
Nơi sinh Làng Vĩnh Yên cũ, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
Mất 13/03/1054
Hy sinh 32 tuổi
Lý do hy sinh Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Chức vụ cuối Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.[
Năm tại ngũ 1950 – 1954
Tham chiến Chiến tranh Đông Dương
Khen thưởng
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
  • Huân chương Quân công hạng Nhì

Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922 và hy sinh năm 1954 khi chỉ vừa 32 tuổi. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại làng Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngay từ thuở nhỏ, anh đã phải sống cơ cực, cơ hàn. Sau Cách mạng tháng Tám anh tham gia vào lực lượng tự vệ chiến đấu, xung phong đi bộ đội chủ lực và tham chiến trong chiến tranh Đông Dương.

Anh đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc và cuối cùng là Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong ngày 13 tháng 3 năm 1954, anh hùng Phan Đình Giót bị thương nặng ở vai và đùi. Trước tình thế lực lượng xung kích của ta bị chặn lại, mặc dù đang bị thương nhưng Phan Đình Giót vẫn cố gắng bò đến lô cốt số 3 (của Pháp) với dụng ý dập tắt lô cốt này.

Anh đã nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai và miệng hô to câu “Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân”. Sau câu hô to đó anh đã rướn người lên, dùng thân mình bịt kín lỗ châu mai của địch.

Thân thể của anh khiến quân Pháp bên trong bị vướng không bắn được ra ngoài. Nhờ vậy mà quân tâm thừa cơ hội xông lên tiêu diệt được gọn cứ điểm Him Lam. Đây là thắng lợi trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót đã dũng cảm hy sinh vào 22h30 phút cùng ngày. Anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Quân công hạng Nhì,…

Khi hy sinh, anh đang giữ chức vụ là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của anh hùng Phan Đình Giót, có nhiều tuyến đường ở nước ta mang tên vị anh hùng dân tộc lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Tiểu sử Phan Đình Giót
Tiểu sử Phan Đình Giót

Cụ thể như:

  • Đường Phan Đình Giót nối đường Nguyễn Tất Thành với đường Lê Lợi ở thành phố Pleiku.
  • Đường Phan Đình Giót nối Trường Chinh và Duy Tân ở thành phố Kon Tum.
  • Đường Phan Đình Giót tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Cùng với đó, kỷ vật của anh là chiếc bi đông và khẩu súng được lưu giữ tại Bảo tàng Quân đoàn 1 (Bảo tàng Binh đoàn Quyết thắng) nằm ở đường Ngô Thì Nhậm, Trung Sơn, Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/lo-chau-mai-la-gi-ai-lay-than-minh-lap-lo-chau-mai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp