Loạn thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

0
132
Rate this post

Loạn thị là một dạng khiếm khuyết ở mắt gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người mắc phải hội chứng này. Vậy loạn thị là gì, nguyễn nhân và cách điều trị như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc này giúp độc giả.

Loạn thị là gì?

Loạn thị, hay còn gọi là hội chứng Astigmatism, là một tật của mắt. Giác mạc của người bị loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và bị nhoè.

Có hai dạng loạn thị chính:

  • Loạn thị giác mạc là tình trạng giác mạc bị lệch.

  • Loạn thị thấu kính là tình trạng ống kính bị lệch.

Người mắc tật loạn thị thường mắc các tật khác của mắt kèm theo như tật cận thị hay viễn thị. Tật loạn thị không thể tự hồi phục và có thể thay đổi mức độ nặng hay nhẹ của tật theo thời gian.

Tia sáng đi qua võng mạc của mắt mắc tật loạn thị và hình ảnh thu được

Tia sáng đi qua võng mạc của mắt mắc tật loạn thị và hình ảnh thu được

  • Ánh sáng được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc mắt. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác. Hình ảnh được não tạo ra dựa trên những tín hiệu đó.
  • Ở người bình thường, các tia hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Loạn thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ tại một điểm mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh tạo ra.

Nguyên nhân loạn thị là gì?

Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Giác mạc có hình dạng uốn cong như hình quả bóng tròn sẽ giúp tia sáng tụ lại tại 1 điểm trên võng mạc, giác mạc của người mắc tật khúc xạ thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, tia sáng tụ lại trên 2 điểm hoặc nhiều hơn trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị mờ hoặc méo mó.

Ngoài sự biến dạng giác mạc, một số yếu tố có thể trở thành nguyên nhân loạn thị bao gồm:

  • Do di truyền.

    Bạn đang xem: Loạn thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

  • Sẹo để lại do một số phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt.

  • Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp.

  • Sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc tật loạn thị.

  • Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.

  • Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

Từ nguyên nhân, có thể thấy những người có người thân từng mắc tật loạn thị hoặc các rối loạn khác ở mắt, có sẹo ở giác mạc do chấn thương, những người từng trải qua phẫu thuật ở mắt như phẫu thuật thuỷ tinh thể, và những người mắc các tật về mắt ở mức nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị nặng có nguy cơ cao mắc phải tật loạn thị.

Cận thị có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ do di truyền hoặc do sinh thiếu tháng

Cận thị có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ do di truyền hoặc do sinh thiếu tháng

Triệu chứng khi mắc phải tật loạn thị

Triệu chứng của hội chứng loạn thị có thể khác nhau tùy người mắc phải tật ở mắt này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có các triệu chứng sau:

  • Triệu chứng đặc trưng là hình ảnh nhìn thấy bị nhoè đi và méo mó dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa.

  • Khó nhìn hơn vào trong không gian tối.

  • Thường mỏi mắt, nheo mắt.

  • Đau đầu khi tập trung nhìn.

Phân loại các dạng loạn thị

Dạng loạn thị đều

Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp khiến người bệnh đi khám là:

 Song thị: hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.

– Quáng mắt: ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.

Loạn thị cận

Loạn thị cận là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị cận gồm có những dạng sau:

– Loạn thị cận đơn thuận

– Loạn thị cận đơn nghịch

– Loạn thị cận đơn chéo: dạng này làm thị lực giảm rất nhiều và thường gây mỏi mắt.

– Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo: Phải điều chỉnh kép.

Loạn thị viễn

Loạn thị viễn là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị viễn thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị viễn gồm có những dạng sau:

– Loạn thị viễn đơn thuận

– Loạn thị viễn đơn nghịch

– Loạn thị viễn đơn chéo

– Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo

Loạn thị hỗn hợp

Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như loạn thị cận đơn thuận.

Tầm nhìn của mắt loạn thị sẽ bị nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờTầm nhìn của mắt loạn thị sẽ bị nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờ

Đối tượng nguy cơ bệnh Loạn thị

Các chuyên gia khuyến cáo phòng ngừa và hạn chế loạn thị bằng các biện pháp như:

  • Học tập và làm việc tại nơi đủ ánh sáng. Dùng các loại đèn với ánh sáng phù hợp để bảo vệ mắt.
  • Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng đặc biệt khi sử dụng máy tính trong thời gian dài.
  • Khi có các triệu chứng bệnh cần đi kiểm tra và điều trị sớm để tránh trường hợp bệnh nặng và tiến triển.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.

Phòng ngừa bệnh Loạn thị

Các triệu chứng loạn thị thường gặp gồm có:

  • Hình ảnh nhìn thấy bị mờ, nhòe, không rõ.
  • Mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách.
  • Nhìn hình ảnh xuất hiện 2 – 3 bóng mờ
  • Các dấu hiệu khác gồm có: nhìn nhanh mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ.
  • Tật loạn thị không thể ngăn chặn nhưng chúng ta có thể tăng cường sức khoẻ của đôi mắt, giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách chăm sóc đôi mắt.

  • Thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khỏe và tình trạng của mắt.

  • Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác;

  • Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng;

  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, các thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo Omega – 3,… sẽ giúp tăng sức đề kháng, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng.

  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc mắt kỹ lưỡng, không đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu ánh sáng, sử dụng quá lâu. Thực hiện các bài thể dục rèn luyện sức khoẻ của mắt.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/loan-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp