Lời phật dạy về đạo làm con. Lời Phật dạy về chữ hiếu.

0
148
Rate this post

Chữ hiếu hay lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ ông bà là điều thường được nhắc tới mọi lúc, mọi nơi, mọi tôn giáo trên thế giới. Đạo Phật là một trong những đạo tôn trọng đạo làm con, tôn trọng chữ Hiếu trong các tôn giáo tại Việt Nam và trên thế giới. Trong bài viết hôm nay, xin mời các bạn cùng trường tìm hiểu Lời phật dạy về đạo làm con. Lời Phật dạy về chữ hiếu.

Đạo làm con theo quan điểm Phật giáo

Hiếu thảo là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của mỗi người mà Đức Phật luôn đề cao. Những lời Phật dạy về chữ hiếu là kim chỉ nam soi đường cho những đứa con lầm lỗi biết tìm nơi quay về, nơi gia đình có cha mẹ bao dung yêu thương vô bờ bến.

Phàm được sinh ra ở đời, ai cũng có mẹ có cha. Tuy nhiên, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, mỗi người lại có một số phận khác nhau, vinh hoa hay nghèo hèn khác nhau. Thế nhưng, chúng ta không thể vin vào những điều đó để bất hiếu với cha mẹ. Lời Phật dạy về chữ hiếu không phải là những câu kinh lớn lao, nó giản đơn thuần hậu, nhưng lại vô cùng sâu sắc. Đạo hiếu cũng là phẩm hạnh mà Phật giáo đề cao nhất ở người Phật tử: Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ mới là đi tu.

Sống cho tròn đạo làm con,
Sống yêu thương, biết chia sẻ,
Sống chân thành, không gian dối,
Ai làm người nhớ khắc ghi.

Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Muốn được như vậy chúng ta phải tin sâu nhân quả, mỗi ngày rèn luyện nhân cách sống mà biết cảm thông và tha thứ, biết bao dung và độ lượng, biết giúp đỡ và sẻ chia, biết yêu thương và hiều biết.
Sống cho tròn đạo ân nghĩa,
Làm người tốt, biết sẻ chia,
Ơn sinh thành, công dưỡng dục,
Đạo làm con phải đáp đền.

Công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả nuôi ta khôn lớn, cưới vợ lấy chồng rồi còn chia gia tài cho ta. Ơn nghĩa này khó đáp đền trong muôn một, đối với cha mẹ mà ta không biết ơn biết nghĩa thì sao có thể thương yêu, giúp đỡ người khác.

Biết ơn và đền ơn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây đã thấm nhuần trong lòng dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa cho đến ngày hôm nay.
Phật dạy: “Cho dù ta hai vai cõng cha, cõng mẹ suốt 100 năm, cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo vẫn không thể đền trả hết công ơn cha mẹ”. Muốn trả được ơn khó đền này ngoài việc dưỡng nuôi vật chất đầy đủ ta phải làm sao khuyên cha mẹ biết tin sâu nhân quả, quy hướng Tam bảo, sống hiền lương đạo đức. Nếu khuyên cha mẹ xuất gia sống vui với Chánh pháp để an lạc tuổi già, ít phiền muộn khổ đau thì đó là cách trả ơn cao cả nhất.
Một người con có hiếu là người con biết tự lo cho mình, cha mẹ không phải tốn sức lực lo lắng và theo dõi. Người con có thể tự đi trên đôi chân, làm bằng đôi bàn tay và khối óc, tự kiếm sống và tự quyết định cuộc đời mình mà không cần cha mẹ bên cạnh. Một người con biết tự chăm sóc và nuôi dưỡng mình là đã giúp được cho cha mẹ và biết lo cho cha mẹ.
Một người con mang trong mình các yếu tố của cha mẹ, các gen di truyền, các khát khao, sự hạnh phúc hay khổ đau của cha mẹ. Phận làm con khi còn nhỏ tuy sống với cha mẹ phải nhờ vào sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ nhưng bản thân cũng phải tự nuôi dưỡng và tự vươn lên bằng tự lực bản thân. Khi lớn lên người con đi học và làm việc, có thể sống tự lập không còn nương nhờ vào cha mẹ, đến lúc nào đó sẽ giúp đỡ được cha mẹ và biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Buổi tối, cha mẹ thường kêu ta vào phòng khách và dạy dỗ đạo làm người; nào là phải biết kính trọng người lớn, nào là đi đường phải có ý tứ, nào là phải biết vâng lời thầy cô, nào là phải giữ gìn thân thể. Lời cha mẹ dạy sẽ mớm nhân duyên cho người con mai sau khôn lớn trưởng thành làm người có ích cho xã hội. Người con có nên người hay không là do bản thân biết tự vận dụng lời cha mẹ dạy, để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
Trong xã hội, mọi người đều có bổn phận và việc làm khác nhau để đóng góp lợi ích thiết thực mà cùng nhau bảo tồn mạng sống. Cây có cội, nước có nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây là đạo lý chân thật không thể thiếu trong đời sống con người. Cung kính, hiếu dưỡng đối với cha mẹ là trách nhiệm và bổn phận của tất cả mọi người.
Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng. Khi con mở mắt chào đời mẹ mớm cho con dòng sữa ngọt, chăm sóc, lo lắng từng giờ, bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, những khi trái gió trở trời con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Mẹ thức khuya dậy sớm, lao khổ cực nhọc đủ điều, tần tảo nuôi con mong cho con mau khôn lớn.
Ai đã từng mang nặng đẻ đau, ai đã từng làm mẹ mới cảm nhận được ân đức của mẹ, và ai sắp sửa làm mẹ cũng phải bùi ngùi xúc động mà nhớ đến công lao khó nhọc của mẹ cha. Nhất là các đấng mày râu không có thiên chức làm mẹ thì càng phải yêu thương, quý kính mẹ nhiều hơn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cấp dưỡng cho cha mẹ mỗi tháng là đủ, nhưng thật ra người lớn tuổi nếu không phải là người phật tử chân chính thì dễ buồn chán, cô đơn, mặc cảm, hay nhớ nghĩ về quá khứ thời son trẻ nên dễ cáu gắt, giận hờn, trách móc.
Bổn phận làm con ta phải thường xuyên quan tâm thưa hỏi, chăm sóc mỗi khi có dịp gần gũi. Nhờ vậy, cha mẹ già dù có nghèo nhưng vẫn vui lòng vì thấy mình còn được con cái quan tâm chăm sóc, lo lắng.
Nếu chúng ta vì hoàn cảnh không thể sớm thăm tối viếng thì cũng phải điện thoại, thư từ liên lạc, vấn an sức khỏe để cha mẹ được an vui, hạnh phúc tuổi già. Nếu cha mẹ chưa biết quy hướng Tam bảo thì ta phải tìm cách khuyên nhủ cha mẹ đi chùa và quy y Tam bảo; khuyên cha mẹ biết làm phước, đi chùa tụng kinh, niệm Phật, Bồ tát, làm các việc thiện ích; như vậy là cách báo hiếu tốt nhất.
Nhờ tu học Phật pháp, cha mẹ cảm nhận được niềm vui từ sự biết buông xả các thói quen chấp trước có hại cho mình và người mà cùng sống vui vẻ bình an, hạnh phúc với cháu con.
Ngày xưa, có 3 anh em người nào cũng có hiếu nên cùng chia nhau nuôi mẹ. Người anh cả giàu có nên mỗi khi đến kỳ nuôi mẹ đều lo chu đáo, đầy đủ. Do đó, người mẹ hồng hào, khỏe mạnh. Người con thứ hai cũng vậy, nhờ khá giả nên anh nuôi mẹ cũng được vuông tròn tốt đẹp. Tới phiên người con út vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nuôi mẹ không được đầy đủ làm bà sụt ký. Khi bước lên cân bà phải bỏ chì trong túi để đứa con út không bị hai người anh quở trách.
Câu chuyện bù chì là một đạo lý thiêng liêng nói về tình mẹ bao la như trời biển, bà không muốn con mình buồn phiền vì tâm so đo, ích kỷ. Hai người anh có tiền nếu biết mở lòng rộng lớn hơn mà cung cấp tiền bạc, phương tiện để em mình lo cho mẹ đầy đủ thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Do đó, câu chuyện trên nói lên ý nghĩa:
Giàu cha, giàu mẹ thì hơn,
Giàu anh, giàu chị khó lòng giúp nhau.
Ở đây nói về phương diện tình mẹ đã cho chúng ta cách nhìn sáng suốt hơn. Người mẹ ấy thật từ bi, bà không muốn con mình oán trách lẫn nhau nên phải đeo chì để hai người con lớn không phiền lòng. Điều này chứng tỏ tình mẹ bao la như trời cao biển rộng không gì có thể so sánh được. Câu chuyện người mẹ bù chì khi nghe qua ai cũng cảm động nên càng phải cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ nhiều hơn.
Cha mẹ giàu có thì lo cho con đầy đủ, ăn học đến nơi đến chốn, biết sống tự lập, không ỷ lại. Ngược lại, cha mẹ nghèo thì tùy thuận hoàn cảnh mà con cái tìm cách nuôi nấng, giúp đỡ để cha mẹ được an vui lúc tuổi già. Tuổi già thường đau yếu, bệnh hoạn, nếu cha mẹ không biết tu tâm dưỡng tính sẽ làm khổ mình và ảnh hưởng đến con cháu.

Chữ hiếu có nhân quả hay không?

Thưa là có. Hành động của chúng ta với cha mẹ mình hôm nay sẽ là tấm gương phản ảnh cuộc sống của chúng ta khi về già. Nếu nhân quả kiếp này chưa báo, thì kiếp sau nhất định sẽ nhận.

Lời Phật dạy về đạo làm con – chữ hiếu

Lời Phật dạy về chữ hiếu khẳng định rằng: trong tất cả các tội của người, bất hiếu là tội nặng nhất. Hiểu được điều này, mỗi người chúng ta phải biết tôn kính mẹ cha, như 10 lời Phật dạy hay về chữ hiếu dưới đây:

1. Phụng thờ cha mẹ, hiếu với cha mẹ tức là kính Phật, phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.

2. Phật dạy 10 ân đức của đấng sinh thành: mang thai, sinh nở, lo lắng, bú mớm, nuôi nấng, chăm sóc, thương nhớ, vì con làm ác, mến thương trọng đời, nhường khô nằm ướt. Mỗi người phải ghi nhớ ơn sinh thành để luôn giữ lòng hiếu kính.

3. Lời Phật dạy về đạo hiếu rất rõ ràng: Đạo Phật chính là đạo hiếu, hiếu là cốt lõi nền tảng của đạo Phật, người bất hiếu thì làm việc gì cũng khó, cúng dường 10 phương mà bất hiếu với cha mẹ cũng như không.

4. Đền đáp ơn cha nghĩa mẹ, lóc thịt trả cha, lóc xương trả mẹ, cũng không thể nào đền đáp hết công ơn.

5. Bất hiếu là tội nặng nhất trong các tội nặng: Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Trăm điều ác, không gì bằng bất hiếu.

6. Chữ hiếu có luật nhân quả. Vì vậy muốn con cái mình hiếu thuận với mình, tự bản thân phải có hiếu với bố mẹ.

7. Phật tử càng phải đề cao chữ hiếu trong đời sống hằng ngày.

8. Lời Phật dạy về chữ hiếu đề cao tình mẫu tử, bởi vậy mà có lễ Vu lan để mỗi người có thể lấy niềm còn mẹ mà vui, lấy niềm mất mẹ làm nỗi đau lớn nhất đời người.

9. Nghĩa mẹ là trời biển, bao kiếp người luân hồi, sữa mẹ mà ta uống còn nhiều hơn nước trong đại dương.

10. Người làm tròn đạo hiếu cũng như là đã tu thành đạo Phật.

Video về Lời phật dạy về đạo làm con. Lời Phật dạy về chữ hiếu.

Kết luận

Hiếu thảo với cha mẹ, người có công sinh thành, người có công dưỡng dục chúng ta trưởng thành, khoẻ mạnh là bổn phận của người làm con. Hãy trân trọng những gì bạn đang có và hãy nỗ lực để có cuộc sống tươi đẹp!

 

 

Bạn đang xem: Lời phật dạy về đạo làm con. Lời Phật dạy về chữ hiếu.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/loi-phat-day-ve-dao-lam-con-loi-phat-day-ve-chu-hieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp