Lộn mề là gì? Lộn mề gà là gì?

0
153
Rate this post

Lộn mề là gì? Lộn mề gà là gì?

Lộn mề hay lộn mề gà là hành động đổ nước vào miệng cho căng bụng lên rồi giẫm, đạp hoặc dùng con lăn cán lên bụng cho đến ộc cả thức ăn, phân, máu ra (một cực hình tra tấn). Chỉ việc thực dân Pháp và người Mỹ tra tấn các nhà cách mạng Việt – Nam, đánh đến ựa cơm và phân ra.

Phương pháp tra tấn “Lộn mề gà”

Xuất hiện dưới thời Pháp thuộc, từng được miêu tả trong truyện ngắn “Thằng ăn cướp” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, đây là một phương pháp tra tấn khá đơn giản và dễ làm, gây đau đớn rất lớn cho phạm nhân

Đầu tiên phạm nhân sẽ bị ép nằm sấp xuống phản, chân duỗi thẳng, cơ thể phạm nhân sẽ bị giữ chặt làm cho không động đậy được. Hai tay sẽ bị đặt ép sát vào hai bên hông, người tra tấn sẽ từ từ nâng 2 cánh tay phạm nhân lên theo phương thẳng đứng từ từ cho đến khi vuông góc 90 độ so với cơ thể, ép vào 2 bên đầu. Có thể đi kèm trước khi tra tấn là một trận đòn đấm đá cực đau

Đòn tra tấn này sẽ làm cho cơ ngực phạm nhân bị siết chặt, chèn ép lồng ngực khiến cho ngạt thở, kèm theo sẽ bị đau cơ dữ dội. Thực hiện trong thời gian dài có thể khiến nạn nhân thổ huyết, ngất. Nếu tra tấn quá tay có thể làm trật khớp vai.

Phương pháp tra tấn "Lộn mề gà"
Phương pháp tra tấn “Lộn mề gà”

Lộn mề gà được dùng rất phổ biến trong nhà tù thời Pháp thuộc, từ tội phạm cứng đầu, cho đến tù chính trị. Nó còn được kết hợp với các biện pháp khác như đi tàu bay, đi tàu ngầm, treo dây,… tạo lên một chuỗi tra tấn liên hoàn, khủng bố tinh thần phạm nhân.

24 món đòn tra tấn tại nhà tù Phú Quốc

Càng khám phá sâu hơn, những phương pháp tra tấn càng man rợ. Có tổng cộng 24 trò tra tấn khủng khiếp đã được các quản tù Phú Quốc áp dụng để bẻ gãy ý chí của những tù nhân Cộng sản, cũng như để moi móc thông tin, những cách hành hạ cả thể xác và tinh thần tưởng như chỉ có ở dưới Địa ngục:

  • Đập vỡ mắt cá chân và xương bánh chè;
  • Dùng ván gỗ và đinh ốc, ép siết đến vỡ lồng ngực nạn nhân;
  • Dùng kìm để rút móng chân móng tay;
  • Dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy hạ bộ;
  • Dùng dùi đục để đục gãy từng chiếc răng;
  • Móc mắt, dùng đèn cao áp để gần mắt cho đến khi mắt nổ đôm đốp;
  • Bỏ tù nhân vào chảo nước sôi;
  • Đóng đinh đủ mọi kích thước lên cơ thể tù nhân, cái nhỏ thì đóng xuyên ngón tay, cái lớn đóng vào cùi chỏ, đầu gối, những cái lớn nhất đóng vào hộp sọ để giết chết tù nhân.
  • Tẩm xăng rồi đốt miệng những tù nhân không khai báo
  • Nã đạn cối vào trại tù binh
  • Cắt da “chỗ kín” của tù nhân, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại;
  • Nung thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân;
  • Mổ bụng, moi gan;
  • ….

Đục răng là một trong những màn tra tấn được coi là nhẹ nhất trong 24 ngón đòn được nghĩ ra để tra tấn các tù nhân nhà tù Phú Quốc. Một chiếc gậy nhỏ được kê vào răng tù nhân, sau đó gõ búa vào đầu gậy. Muốn đục răng hàm trên thì đánh xuống, đục răng hàm dưới thì đánh lên. Một khi răng đã rơi ra thì tù nhân phải nuốt ngay máu, có người còn bị bắt nuốt trôi luôn cả răng xuống dạ dày. Khi nhìn thấy cảnh đó, mình bất giác rờ tay lên xem răng mình còn không. Ai trong chúng ta từng phải nhổ răng hẳn vẫn nhớ nỗi đau ấy ê ẩm đến như thế nào, ấy vậy mà các tù binh nhà tù Phú Quốc phải chịu đục liền một lúc hai, ba, thậm chí đến chục chiếc răng cùng một lúc thì hẳn còn đớn đau gấp vạn lần.

Kinh khủng hơn là màn tra tấn bằng đèn cao áp. Những người tù nhân bị đặt nằm trên ghế, sau đó một chiếc đèn cao áp được đặt ngay trên mắt tù nhân. Quản ngục nhà tù Phú Quốc ép tù nhân phải mở to mắt và chiếu đèn vào trong thời gian dài, cho đến khi mắt bị chín đến phát nổ con ngươi mắt.

24 món đòn tra tấn tại nhà tù Phú Quốc
24 món đòn tra tấn tại nhà tù Phú Quốc

Ngoài ra, còn có những tù nhân bị cho vào thùng phuy chứa đầy nước. Một tên quản ngục nhà tù Phú Quốc ấn đầu tù nhân xuống cho ngập nước, tên kia dùng búa gõ mạnh vào thùng phuy, khiến nhiều tù nhân vỡ tai, sặc nước tới chết. Nếu đã từng bị ai đó hét vào tai, hẳn bạn sẽ cảm thấy rất đau đầu đúng không nào? Tưởng tượng nỗi đau đó nhân lên gấp ngàn lần, và bạn sẽ hình dung ra được những gì các tù nhân phải trải qua.

Một hình thức tra tấn man rợ khác, tưởng như chỉ có từ thời Trung Cổ, là luộc sống các tù nhân. Các quản tù của nhà tù Phú Quốc bỏ tù nhân vào bao tải, sau đó bỏ lên chảo nước đang sôi sùng sục. Nếu ai trong chúng ta từng bị bỏng nước sôi sẽ biết rằng vị trí bỏng trở nên vô cùng đau và rát, dù chỉ là một phần cơ thể rất nhỏ. Mình không thể tưởng tượng được nỗi đau ấy sẽ lớn đến thế nào khi toàn bộ cơ thể bị nhận chìm trong nước sôi.  Bất chấp cơ thể bỏng rát đau đớn, các tù nhân vẫn kiên quyết không hé răng hay kêu gào đau đớn, buộc phải coi khinh những đòn tra tấn của quản tù.

Tác giả của những hình thức tra tấn tàn bạo tại nhà tù Phú Quốc. Tác giả ấy chính là quản tù trưởng của Nhà tù Phú Quốc: Bảy Nhu. Bảy Nhu sinh năm 1926 tại Cao Lãnh, Sa Đéc. Năm 1946, ông ta tham gia tổng động viên cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, và sau đó là Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1967, ông ta được điều ra đảo Phú Quốc khi Nhà tù Phú Quốc được thành lập và thăng chức đến Giám thị trưởng của nhà tù. Có tới 24 hình thức tra tấn khác nhau mà ông ta đã nghĩ ra, phần nhiều trong số đó để lại di chứng thể xác và tinh thần không thể lành lại.

Sau chiến tranh, dù đã phạm phải những tội tày trời không thể tha thứ, Bảy Nhu chỉ phải đi cải tạo lao động từ năm 1975 đến 1979 và được thả tự do chứ không bị chính quyền Việt Nam trừng phạt. Bị ám ảnh bởi tội lỗi quá khứ, Bảy Nhu sống khép kín, ăn chay trường và niệm Phật, cầu mong được tha thứ.

Quản tù Bảy Nhu khét tiếng tại nhà tù Phú Quốc

Một số nhân chứng tại nhà tù Phú Quốc kể lại…

Dã man, tàn bạo là như vậy, đến lúc nghe các nhân chứng còn sống sót từ nhà tù Phú Quốc trở về kể lại mà hãi hùng hơn nữa. Một trong những con người phi thường đó là ông Vũ Minh Tằng. Bởi vì ông Tằng là phó bí thư chi bộ trong trại tù, vận động anh em bạn tù học tập chính trị, động viên vượt ngục, nên đã bị Bảy Nhu và đồng bọn đày đọa tàn độc và cũng là để răn đe với các tù nhân khác. Ông kể rằng, những “chuồng cọp” nơi biệt giam tù nhân chỉ rộng 24 mét vuông, mà thường trực bị nhét chẵn 300 người vào trong đó. Ống thông hơi chỉ nhỏ bằng cổ tay người, nên không khí trong buồng cọp luôn luôn ngột ngạt. Mỗi ngày, ít thì chết 20 người, nhiều thì 80 mạng. Ngoài ra, ông còn bị chính Bảy Nhu đục răng. Chín lần ghè răng là chín cái răng bị bắt nuốt trôi vào bụng cùng với rất nhiều máu. Ông đã mò phân của chính mình để tìm lại 9 chiếc răng đó, nhưng chỉ tìm được 8 chiếc. Chiếc răng thứ 9 vì quá nhọn, đã đâm vào dạ dày ông và nằm lại từ đó tới giờ. Ông kể đã khâu 8 chiếc răng vào cạp quần để giữ chúng trong suốt 600 ngày bị giam giữ cho đến khi được trả tự do. Sau đó, ông đã tặng 8 chiếc răng ấy cho viện bảo tàng để lưu giữ.

Sau khi chiến tranh kết thúc nhiều năm, ông Tằng mới có điều kiện đi khám sức khỏe. Ông có một viên đạn R15 trong hốc mắt, chỉ cần tác động một chút là mù vĩnh viễn. Ông còn có 2 rẻ xương sườn bị gãy, 4 đốt xương sống nứt vỡ, dạ dày thủng, bị bệnh khớp dày vò quanh năm suốt tháng. Ông Vũ Minh Tằng – một trong những cựu tù sống sót ra khỏi nhà tù Phú Quốc

Mặc cho những biện pháp tra tấn tàn bạo khủng khiếp mà những cai ngục nghĩ ra, những tù nhân nhà tù Phú Quốc vẫn kiên cường cam chịu, thà chết chứ không chịu khai báo, quyết không phản bội Tổ quốc. Cuối cùng, Hiệp định Paris 1973 cũng đã tới, các tù nhân Phú Quốc còn sống sót được trao trả, khép lại một chương lịch sử đầy đau đớn, dã man và tàn độc của đất nước Việt Nam.

Từ những đòn tra tấn ngâm người vào phân bò, dùng chày đập nát vụn mắt cá chân, đục từng miếng xương bánh chè, dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào mắt gây mù lòa, giam vòa ngục tối đến chôn sống, chém đầu… là những tội ác dã man của quân xâm lược diễn ra trong các nhà tù – địa ngục trần gian. Hãy xem những hình ảnh dưới đây để thấu hiểu hơn về những mất mát mà cha ông ta đã phải cịu đựng để có được nền độc lập và cuộc sống yên bình như ngày nay.

Những đòn tra tấn dã man của thực dân Pháp
Những đòn tra tấn dã man của thực dân Pháp

Những nhà tù thực dân Pháp giam cầm nhân dân ta

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo nằm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại đây. “Địa ngục trần gian” này khiến cả thế giới phải bàng hoàng trước những màn tra tấn man rợ.

Trong những cách tra tấn ở đây, thì hầm phân bò với chiều sâu 3m là rùng rợn và phi nhân tính nhất. Hầm chứa phân bò, dùng để ngâm những người tù. Theo người dân địa phương kể lại, năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới. Khi được cứu, người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì qua đời vì sức yếu.

Những trò tra tấn dã man cũng được áp dụng đối với những tù nhận bị nhốt vào chuồng cọp. Ở đây, chỉ những người ốm mới được mặc quần hoặc áo. Ngoài ra, những người nữ cách mạng của ta bị nhốt vào đây không được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp.

Phòng tắm nắng cũng là một “cơn ác mộng có thật” đối với những chiến sĩ cách mạng bị đày đọa ở đây. Họ buộc phải phơi nắng, phơi mưa từ ngày này sang tháng khác và bị đánh đập tra tấn.

Nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc trên đảo cùng tên thuộc tỉnh Kiên Giang, cực Tây Nam Tổ quốc. Đây là nhà tù do Mỹ xây dựng với gần 500 nhà giam, giam giữ 40.000 tù nhân tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Cai ngục của nhà tù đã dùng rất nhiều những ngón đòn mà chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người phải rùng mình khiếp đảm: dùng chày đập nát vụn mắt cá chân, đục từng miếng xương bánh chè, dùng ván gỗ và đinh vít ép vỡ lồng ngực, tẩm dầu đốt cháy vùng kín, luộc người trong chảo nước sôi hay nướng người trên lửa than rực hồng…

Ở khu biệt giam diện tích chỉ dưới 30m2 nhưng khi cao điểm chúng giam tới 180 người. Các chiến sĩ cách mạng chỉ còn cách phải chia ra, nửa nằm, nửa ngồi, nằm nghiêng, co chân gác lên vai người trước, một số người thay nhau đứng lấy chỗ cho bạn tù nghỉ.

Bởi những đòn tra tấn dã man nên trong thời gian tồn tại chưa đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc có hơn 4.000 người chết, hàng chục nghìn người bị thương tật tàn phế.

Ám ảnh cảnh tra tấn tù nhân tại các nhà tù của thực dân Pháp
Ám ảnh cảnh tra tấn tù nhân tại các nhà tù của thực dân Pháp

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (vốn nằm trên đất làng Phụ Khánh thuộc tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương) được Thực dân Pháp xây dựng năm 1896 với tổng diện tích hơn 12.000m2, là một trong những nhà tù lớn, chứa khoảng 500 tù nhân với chế độ giam giữ, ép cung cực kỳ hà khắc, dã man.

Hoả Lò được người biệt danh là “địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội với tù nhân. Họ phải chịu từ những cú tát nảy lửa lúc vừa bước chân qua cánh cổng bằng gỗ lim nặng chịch, rồi bị gông cùm, đánh đập dã man trong các phòng biệt giam hay xà lim án chém.

Cachot (ngục tối) dùng để giam giữ những người tù bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù hoặc có hành vi chống đối (tổ chức đấu tranh, tổ chức vượt ngục, tuyên truyền cách mạng). Cachot ở Hoả Lò là “địa ngục của địa ngục”, phòng giam chật hẹp, tối tăm, sàn giam dốc ngược khiến tù nhân không nằm được. Người bị giam trong Cachot chỉ sau một thời gian ngắn sẽ mắc bệnh phù nề, mắt mờ, ghẻ lở đầy người do thiếu vệ sinh, ánh sáng và cả dưỡng khí.

Nhà tù thực dân lại có những cách tra tấn riêng cực kỳ ác độc dành cho phạm nhân nữ với hình thức giật điện bằng máy quay điện tại Sở mật thám Hà Nội hay chiếc ba toong thô sơ để dùng nhục hình vào chỗ yếu của các chị em tù chính trị.

Cùng với chiếc vũ khí man rợ nhất của Thực dân Pháp là cỗ máy chém khổng lồ, hay còn gọi là chiếc máy chém thời trung cổ, nhà tù Hoả Lò được biết đến là một trong 10 nhà tù khét tiếng nhất Thế giới, đứng đầu top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á. Chiếc máy chém này được thiết kế bởi 2 cột trụ gỗ cao 4m với lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt. Phía dưới là hộc sắt để rơi đầu tử tù vào, kế bên là thùng mây đan đựng thi thể.

Tháng 1/1930, máy chém được vận chuyển lên Yên Bái để hành hình 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đứng đầu là Nguyễn Thái Học). Vũ khí man rợ này trong nhà tù hoạt động liên tục, được dùng lưu chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác khắp xứ Bắc Kỳ.

Ngoài những thủ đoạn tra tấn, đánh đập dã man, cai ngục còn bắt tù nhân lao động nặng nhọc: sửa chữa nhà cửa, giã gạo, đi lao công tại các khu nhà ở của các giám ngục, đi lao dịch tại các chiến trường.

********************

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/lon-me-la-gi-lon-me-ga-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp