Lực lượng sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là tổng hợp toàn bộ những yếu tố vật chất và ý thức tạo thành sức mạnh cải biến giới tự nhiên theo nhu yếu sống sót và tăng trưởng của con người. Nó được dùng trong quá trình sản xuất của xã hội qua các thời kỳ nhất định.
Về mặt cấu trúc, Lực lượng sản xuất gồm có hai bộ phận cơ bản đó là tư liệu sản xuất và người lao động.
- Tư liệu sản xuất là những tư liệu để triển khai sản xuất, gồm có tư liệu lao động và đối tượng người dùng lao động. Trong đó tư liệu lao động gồm có công cụ lao động (máy móc, ….) và đối tượng người dùng lao động khác (phương tiện đi lại luân chuyển và dữ gìn và bảo vệ mẫu sản phẩm,… ). Đối tượng lao động là những yếu tố nguyên nhiên vật tư có sẵn trong tự nhiên (gỗ, than đá, … ) hoặc tự tạo (polime, …. ) .
- Người lao động là chủ thể của quy trình lao động sản xuất, là người tạo ra và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng người tiêu dùng lao động để tạo ra loại sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao. Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất. Bởi vậy, khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin học hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng. Trong mọi thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đông nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự chuyển đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây lên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Có thể coi yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người.
Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất nó hoàn toàn có thể coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
Khái niệm về quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất vật chất. Theo một nghĩa chung nhất thì quan hệ sản xuất là một yếu tố của phương thức sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Mối quan hệ giữa con người và con người trong quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính chất, bản chất của quan hệ lao động và dưới góc độ chung nhất nó thể hiện bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Với tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Biểu hiện thành chế độ sở hữu trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác.
- Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: tức là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội.
- Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm: tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Ví dụ về lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất gồm:
– Người lao động: con người có ѕức khỏe, có kỹ năng lao động.
– Tư liệu ѕản хuất: đối tượng được con người ѕử dụng, khai thác trong quá trình ѕản хuất.
Tư liệu sản xuất gồm:
+ Tư liệu lao động: đó là những công cụ lao động như máy kéo, máy cày, cuốc, máy dệt…
+ Đối tượng lao động: xi măng, sắt, thép, sợi vải, len…
Chủ nghĩa Mác khẳng định:
Lực lượng ѕản хuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động.
Bên cạnh con người, công cụ lao động là thành tố cơ bản của lực lượng ѕản хuất.
Công cụ lao động nhân lên ѕức mạnh trí tuệ con người. Khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ tin học hóa, ѕố hóa, tự động hóa…thì hiệu năng của nó được đánh giá là rất kỳ diệu.
Công cụ ѕản хuất luôn là yếu tố dễ biến đổi và có thể tiến hóa lên mức cao hơn, cao nhất của lực lượng ѕản хuất.
Sự chuуển đổi, cải tiến, hoàn thiện của công cụ lao động đã tạo nên những biến đổi ѕâu sắc cho toàn bộ tư liệu ѕản хuất.
Vai trò của lực lượng sản xuất theo Triết học
Năm 1845, khi viết tác phẩm về cuốn sách của Phi-đrích Li-xtơ là “Học thuyết dân tộc về kinh tế chính trị học””, C. Mác đã phê phán quan điểm duy tâm của Ph. Li-xtơ về lực lượng sản xuất khi Ph. Li-xtơ cho rằng lực lượng sản xuất mang “bản chất tinh thần” và là cái vô hạn. Theo C. Mác, lực lượng sản xuất không phải là cái “bản chất tinh thần” nào đó, mà là những cái có sức mạnh vật chất. Vậy theo C. Mác nói riêng hay Triết học nói chung thì lực lượng sản xuất có những vai trò gì? Dưới đây là những vai trò mà lực lượng sản xuất đã đóng góp vào trong đời sống và xã hội:
Đầu tiên và trên hết, ta khẳng định lực lượng sản xuất có vai trò to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và xã hội. Nguyên lý về vai trò của sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Để nhận thức và cải tạo xã hội, phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sảnxuất vật chất xã hội. Xét đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần; để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế – vật chất. Một xã hội phát triển là một xã hội có nền sản xuất ngày càng đi lên và hoàn thiện. Sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với những cái cũ, lạc hậu, kìm hãm nó,tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiêntiến hơn, từ đó hình thái kinh tế mới xuất hiện thay thế hình thái kinh tế cũ. Và tất nhiên, cái mới phải hoàn thiện và hiệu quả hơn cái cũ, nếu không sẽ lập tức bị đào thải. Sự phát triển của xã hội cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: đời sống đi lên, nhu cầu của con người ngày càng nhiều, khắt khe và phức tạp đòi hỏi những sản phẩm tương thích, hiệu quả hơn cái cũ. Nói cách khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hoàn thiện của xã hội cũng như sự phát triển đời sống có mối quan hệ biện chứng, lực lượng sản xuất có vai trò đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của xã hội.
Lực lượng sản xuất quyết định lượng và chất của đời sống và xã hội
Về lượng: Lực lượng sản xuất sản xuất ra của cải vật chất và đáp ứng nhu cầu của con người. Trong quá trình lao động, con người sáng tạo và sản xuất ra một số lượng khổng lồ sản phẩm: từ tư liệu sản xuất đến tư liệu lao động, phương tiện lao động, công cụ lao động….; từ đơn sơ nhất như đồ đá đến tinh vi, hiện đại như máy móc có trí tuệ;…
Về chất: Theo quy luật phát triển của xã hội, sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với những cái cũ, lạc hậu, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C.Mác và Ph. Ănghen đã chỉ rõ: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất… Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang phát triển đến phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Đầu tiên ở xã hội nguyên thủy, ta thấy xuất hiện những sản phẩm lao động mang tính tự phát, bản năng xuất hiện: ăn lông ở lỗ. Sau đó ta thấy con người biết săn bắt hái lượm rồi săn bắn và trồng trọt. Đồ đá xuất hiện như một cuộc cách mạng vì từ đó con người đã có công cụ lao động. Sau đồ đá là đồ đồng, đồ sắt cũng dần dần được phát hiện và sử dụng… Và hiện tại, vào thế kỉ XXI, con người đang sử dụng những cỗ máy thông minh, hiện đại, tự động hóa thậm chí là trí tuệ hóa. Rõ ràng, ta thấy được sự phát triển vượt bậc và phát triển một cách kì diệu xuyên suốt quá trình lịch sử. Chính sự phát triển này của sản xuất đã đưa những chú vượn người trở thành người hiện đại có những bộ não thiên tài như ngày hôm nay. Đây chính là sự đóng góp về chất của lực lượng sản xuất đối với đời sống và xã hội.Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển của xã hội, Lê-nin đã nói: “Suy cho cùng phương thức sản xuất này thắng phương thức sản xuất kia chính là ở chỗ tạo ra năng suất cao hơn”.
Lực lượng sản xuất là phương tiện tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội
Để thỏa mãn nhu cầu đầu tiên, cơ bản của con người, C. Mác thấy con người phải chế tạo ra công cụ lao động, cái mà sau này Mác gọi bằng những khái niệm rộng hơn và chính xác hơn là tư liệu ld, tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất. Như vậy loài người tồn tại và phát triển trên thế giới này, không phải do phép màu của một lực lượng huyền bí hay ý chí của thần tiên, Chúa trời hay các bậc vĩ nhân mà do sự tồn tại và phát triển của những phương thức kế tiếp nhau trong lịch sử.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế, là quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất bao gồm:
– Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
– Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất
– Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất
Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, có sự phụ thuộc, ràng buộc, tác động lẫn nhau tạo thành quá trình sản xuất của xã hội.
Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu; lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất; quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng, trong đó vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ thống nhất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định vì quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
Thời kỳ trước đổi mới
Lực lượng sản xuất còn thấp và chưa có nhiều điều kiện để phát triển. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dựa trên kinh nghiệm ông cha để lại. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu.
Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất . Sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh vai trò của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước mở đường, tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thời kỳ sau đổi mới
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thừa nhận khuyết điểm, chủ trương đổi mới phương thức quản lý kinh tế. Đây là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện qua nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
********************
Bạn đang xem: Lực lượng sản xuất là gì? Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp