Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

0
142
Rate this post

Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì?

Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu? Tang Đố Mộc (桑柘木) nghĩa là Gỗ Cây Dâu, thường được dùng để nhắc tới sự thay đổi, xoay vần của vũ trụ, của cuộc đời con người. Sinh năm Nhâm Tý (1852, 1912, 1972, 2032) và Quý Sửu (1853, 1913, 1973, 2033) thuộc bản mệnh Tang Đố Mộc. Người mang bản mệnh này có nhiều đặc điểm đời sống phức tạp và là người có năng lực thật sự. Họ luôn lấy nhân nghĩa đặt lên hàng đầu để hoàn thiện bản thân, đó là một quy cũ sống khó thay đổi với họ.

Tang Đố Mộc (Cây Dâu Tằm)

Căn mệnh: Tang Đố Mộc

Bạn đang xem: Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Ý nghĩa: Gỗ cây dâu

Năm sinh: Nhâm Tý (năm 1972) và và Quý Sửu (năm 1973)

Hợp màu: Xanh lá

Hợp mệnh: Giản Hạ Thủy, Lư Trung Hỏa 

Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Mệnh Tang Đố Mộc – Trong đó, “Tang” có nghĩa là dâu tằm, cho nên Tang Đố Mộc có nghĩa là Gỗ cây dâu tằm. Những người mệnh này sinh năm Nhâm Tý (1972 – 2032) và Quý Sửu (1973 – 2033). Mệnh này hợp với màu thuộc mệnh Mộc như xanh lá cây; Và hợp với những mệnh như: Lư Trung Hỏa, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy…

Bên cạnh đó, đối với người Việt thì cây dâu tượng trưng cho loại cây giúp xua đuổi tà ma rất hay. Cho nên từ đó dâu tằm được nhiều người nuôi trồng quanh nhà. Trong thuyết ngũ hành, loài dâu tằm được đặt tên theo ngũ hành nạp âm – Lục Thập Hoa Giáp là Tang Đố Mộc bởi vì có 2 thiên can và địa chi gần nhau.

  • Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Dương Liễu Mộc là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Tùng Bách Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Bình Địa Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

menh-tang-do-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Người thuộc mệnh Tang Đố Mộc sinh năm bao nhiêu?

Những người sinh các năm Nhâm Tý  và Quý Sửu có ngũ hành nạp âm là Tang Đố Mộc.

– Nhâm Tý: Thuộc những người có năm sinh 1972. Can Nhâm thuộc dương mệnh Thủy, kết hợp với chi Tý của dương Thủy, thiên can, địa chi tương hòa. Thể hiện những người sinh năm này đều anh kiệt tài năng.

– Quý Sửu: Thuộc những người có năm sinh 1973. Can Quý thuộc âm mệh Thủy, phối hợp với chi Sửu của âm Thổ. Trường hợp này thì chi khắc can, Cành ngọn tương sẽ tranh với gốc rễ. Cho nên, những ai thuộc năm sinh sẽ không cát tường, may mắn bằng Nhâm Tý. 

Tính cách người mệnh Tang Đố Mộc như thế nào?

Những ai thuộc nạp âm Tang Đố Mộc đều mang tất cả tính cách của người thuộc mệnh Mộc. Trong ngũ hành, mệnh Mộc được xem là tượng trưng của mùa xuân, của sự sinh trưởng, sức sống căng tràn. Do đó, người mệnh mộc cũng thuộc tuýp người khéo léo, sống có lý tưởng cùng khả năng sáng tạo lớn. 

Ai thuộc nạp âm này đều là người có khả năng giao tiếp, biết nắm bắt được tâm lý và suy nghĩ. Họ điềm đạm, biết suy nghĩ thấu đáo, ôn hòa và nhẹ nhàng trong mọi việc. Chính vì vậy, ai thuộc mệnh này đa phần đều được sự ủng hộ, tin tưởng của mọi người xung quanh. 

Bên cạnh đó, họ còn là người trí tuệ, sáng dạ, chăm chỉ và ham học hỏi. Đối với họ, việc học hỏi luôn là chặng đường dài, nên họ được nhiều người nể phục bởi các kiến thức của mình. Cây dâu cũng tượng trưng của sự đoàn kết, mang tính cộng đồng. Nên họ có tinh thần đồng đội cao, khả năng làm việc nhóm tốt.

Tuy nhiên, ai cũng phải có nhược điểm, khuyết điểm của Tang Đố Mộc chính là dễ dính chuyện thị phi, gặp tranh cãi thiệt hơn và dễ bị người khác hiểu nhầm. Trong tình yêu, họ cũng rất nhẹ nhàng, biết quan tâm, nhưng lại không có tính kiên định. Vì chính họ cũng không xác định rõ được tình cảm của mình, nên người khác khó có thể hiểu được người Tang Đố Mộc nghĩ gì.

Tử vi công danh sự nghiệp, tình duyên mệnh Tang Đố Mộc

Sự nghiệp

Trong sự nghiệp, người thuộc bản mệnh Tang Đố Mộc có thể không ở vị trí lãnh đạo. Nhưng họ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong những lĩnh vực về: Nghiên cứu, giáo dục, cố vấn hay tham mưu. Bởi nhờ tính khéo léo, mềm dẻo trong giao tiếp và có tính thuyết phục.

Hoặc, những người sinh năm Nhâm Tí và Quý Sửu cũng phù hợp với các công việc liên quan tính đoàn kết, tương trợ nhau. Giữa 2 năm sinh này, thì năm Nhâm Tý có con đường công danh sự nghiệp phát triển hơn so với Quý Sửu.

Nhân duyên

Do vì sự kết hợp giữa tính cách hiền hòa cùng sự thoải mái, khéo léo, uyển chuyển. Cho nên, người thuộc bản mệnh Tang Đố Mộc nhận được nhiều sự ngưỡng mộ và khâm phục từ nửa kia của mình. Nhưng đôi khi, chính những người thuộc Tang Đố Mộc cũng không xác định được tình cảm của bản thân. Nên cũng hay gặp nhiều trường hợp rắc rối trong chuyện nhân duyên.

Mệnh Tang Đố Mộc hợp màu gì, nên mua xe màu gì?

Người thuộc mệnh Tang Đố Mộc sở hữu các màu tương sinh (thuộc mệnh Mộc) như là: xanh lá đậm, xanh lá, màu thân cây gỗ. Hoặc các màu (thuộc mệnh Hỏa và mệnh Thủy) như: xanh nước biển, màu đỏ, màu đen. Đây là màu sắc giúp mệnh này tự tin vững bước trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, Tang Đố Mộc cũng có các màu sắc kỵ như: Màu vàng, màu ánh kim, màu trắng – những màu thuộc mệnh Thổ, Kim. Đây là các màu sắc sẽ tạo nên bất lợi và làm giảm sự may mắn, cho nên phải lưu ý tránh. 

Đặc biệt, Cây dâu tằm cần phải có đất, tức hành Thổ thì mới có thể sinh trưởng. Nên, bạn có thể sử dụng các màu như nâu đất, vàng thuộc mệnh Thổ để mua xe, trang sức hay trang phục.

Tang Đố Mộc hợp với những tuổi nào?

Trong cuộc sống, để sự nghiệp được thuận lợi, cuộc sống sung túc, đủ đầy không chỉ cần sự cố gắng mỗi ngày mà còn cần đến những mệnh tuổi phù hợp với mình, để tăng thêm phần may mắn, thuận lợi cho bản thân. Vậy, người thuộc nạp âm

Tang Đố Mộc sẽ hợp với những mệnh tuổi nào?

Đối với người thuộc cung mệnh Tang Đố Mộc tuổi Nhâm Tý sẽ phù hợp với những tuổi sau đây: Kỷ Mùi, Ất Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Mão, Giáp Thìn, Giáp Tuất, Bính Dần và cuối cùng là Ất Hợi.

Đối với người thuộc cung mệnh Tang Đố Mộc tuổi Quý Sửu sẽ phù hợp với những tuổi sau đây: Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Mậu Thìn, Nhâm Tý, Canh Thân, Mậu Tuất, Quý Sửu đồng tuổi và Canh Dậu.

Người thuộc cung mệnh Tang Đố Mộc chỉ cần hợp tác hoặc nên duyên với những mệnh tuổi trên sẽ có được sự nghiệp suôn sẻ, đạt thành tựu to lớn, gia đạo yên bình, tình cảm trong gia đình gắn kết.

menh-tang-do-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì?

Mệnh Tang Đố Mộc hợp với mệnh nào, khác mệnh nào?

Mệnh hợp

+ Lư Trung Hỏa: Theo quy luật ngũ hành, Mộc sinh Hỏa. Lửa bếp lò khi gặp cây dâu sẽ càng bùng cháy mạnh mẽ, tăng sự lâu bền hơn. Cho nên, cuộc gặp gỡ này mang lại cát lợi dồi dào (với phần hơn thuộc mệnh Lư Trung Hỏa).

+ Sơn Đầu Hỏa: Trong thực tế, hai sự vật này không tương tác, vì một ở đồng bằng, một lại thuộc nơi núi cao. Tuy nhiên, vì thuộc tính Mộc sinh Hỏa, nên cuộc hội ngộ này vẫn mang đến chút cát lợi nho nhỏ.

+ Giản Hạ Thủy: Trong thuyết ngũ hành, Thủy sinh Mộc. Xét theo nghĩa vật chất, mạch nước ngầm chính là nguồn nuôi dưỡng rất quan trọng cùng hữu ích để giúp sinh trưởng cho cây cối. Cho nên, nếu hai nạp âm này kết hợp tất sẽ làm nên đại nghiệp.

+ Dương Liễu Mộc: Tang Đố Mộc và Dương Liễu Mộc tức Mộc – Mộc gặp nhau. Nên hai nạp âm này mà kết hợp sẽ tạo nên quần thể thực vật đa dạng, đồng hành phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, hai nạp âm này rất hợp nhau, dễ đem lại cát lợi.

+ Tuyền Trung Thủy: Dòng nước suối mát trong chính là nguồn sinh giúp cây dâu tằm ngày một tươi tốt, sinh trưởng mạnh mẽ. Cho nên, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ dễ làm nên đại sự, dễ thành công.

+ Tích Lich Hỏa: Xét theo thực tế, sấm sét thường không đánh vào những cây bé. Mặc khác, nó còn đem đến dưỡng chất giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Chính vì vậy, cuộc gặp gỡ này sẽ sinh cát lợi, trong đó Tang Đố Mộc đắc lợi.

+ Tùng Bách Mộc: Lại xét về mặt ngũ hành, hai nạp âm này là Mộc – Mộc trùng phùng. Sự kết hợp này càng làm tăng thêm sự đoàn kết, tạo sự phát triển vượt bậc.

+ Trường Lưu Thủy: Theo thuyết ngũ hành thì Mộc – Thổ tương sinh. Trong đó, những dòng nước như Trường Lưu Thủy cũng hay mang theo phù sa để bồi đắp cho cây dâu tằm, giúp chúng phát triển xanh tốt hơn. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp sẽ vô cùng cát lợi.

+ Bình Địa Mộc: Hai nạp âm này mà hội ngộ sẽ mang đến tương lai cát lợi vô song, thành một bãi lớn, xanh tươi.

+ Phúc Đăng Hỏa: Thực tế, hai nạp âm này không có sự tương tác. Nhưng nhờ tương sinh trong quy luật ngũ hành. Nên nếu 2 mệnh này kết hợp vẫn sẽ mang lại may mắn nhỏ bé.

+ Thiên Hà Thủy: Xét về vật chất, cây dâu tằm sẽ càng phát triển tốt tươi hơn nếu như gặp được mưa. Vì vật, hai mệnh này gặp nhau tất sẽ sinh cát lợi.

+ Đại Dịch Thổ: Về nguyên lý thì hai mệnh này hình khắc, về thực tế, thì lại mang đến cát lợi, tạo thành một bãi dâu tươi tốt.

+ Tang Đố Mộc: Hai mệnh này tương hòa theo thuyết ngũ hành. Xét theo thực tế. Hai mệnh trùng nhau tạo nên bãi dâu xanh mênh mông, nên hai người này gặp gỡ sẽ tạo thành công vang dội.

+ Sa Trung Thổ: Đất pha cát tốt cho cây trồng, có thể tạo nên các bãi cây xanh tốt. Cho nên, hai mệnh ngày gặp nhau sẽ tạo nên sự thuận lợi, may mắn.

+ Thiên Thượng Hỏa: Cung cấp nguồn năng lượng vô tận cho cây, nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ mang lại cát lợi, đặc biệt là Tang Đố Mộc.

+ Thạch Lựu Mộc: Hai nạp âm này kết hợp cũng tạo nên sự cát lợi, giúp bãi cây thêm xanh tốt, phát triển.

Mệnh khắc

+ Hải Trung Kim: Trong thuyết ngũ hành, Kim khắc Mộc. Mặc khác, Hải Trung Kim lại có nước biển mặn nên dễ làm cây dâu héo úa, khó sinh tồn. Chính vì thế, hai nạp âm này mà gặp nhau chắc chắn không mang lại cát lợi.

+ Đại Lâm Mộc: Hai hành Thổ hội tụ. Nhưng vì cây dâu vốn là cây thân mềm, trong khi đó, Đại Lâm Mộc lại là cây rừng, đại thụ. Nên nếu đứng cạnh nhau, tất cây dâu sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng và không gian, ánh sáng. Nên hai nạp âm này kết hợp không sinh cát lợi, Tang Đố Mộc dễ chịu thiệt.

+ Lộ Bàng Thổ: Theo thuyết ngũ hành thì Mộc – Thổ tương khắc. Do rễ cây dâu trồng dưới đất làm mất đi sự kiên cố, bền vững của đất ven đường. Ngoài ra, các chi Tý – Ngọ và Sửu – Mùi của tuổi mệnh trong hai nạp âm xung khắc. Cho nên sự kết hợp này không mang lại cát lợi.

+ Kiếm Phong Kim: Hai nạp âm này thuộc hình khắc mạnh mẽ, dưới sức mạnh xung sát, thân cây dâu dễ đứt lìa. Và chắc chắn cuộc gặp gỡ này đại hung, không mang lại may mắn, thuận lợi.

+ Thành Đầu Thổ: Vì Mộc khắc Thổ và hai sự vật này cũng không tạo ra giá trị. Nên hai nạp âm này hình khắc nhau.

+ Bạch Lạp Kim: Do xét theo quy luật ngũ hành, thì hai nạp âm này hình khắc nhẹ, không hên hội ngộ.

+ Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc nhẹ theo thuộc tính ngũ hành, và trong thực tế cũng không có liên quan. Nên hai nạp âm này kết hợp không cát lợi, không phát triển.

+ Sa Trung Kim: Vì Kim khắc Mộc, mặc khác, đất đai ở địa điểm có mỏ khoáng sản cũng ức chế những loại cây cối sinh trưởng. Cho nên hai nạp âm này mà gặp gỡ sẽ xung khắc, không thuận lợi trong mọi việc.

+ Sơn Hạ Hỏa: Theo thuyết ngũ hành, Mộc Hỏa tương sinh, Sơn Hạ Hỏa thì gặp cát lợi, Tang Đố Mộc thì lại không. 

+ Bích Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc vì theo quy luật ngũ hành Mộc khắc Thổ, thực ra, hai nạp âm này cũng khó tương tác. Cho nên cuộc gặp gỡ này tốt nhất không nên xảy ra.

+ Kim Bạch Kim: Hai nạp âm không tương tác và có sự hình khắc về ngũ hành. Hai mệnh gặp nhau không may mắn, thuận lợi.

+ Thoa Xuyến Kim: Hai nạp âm này có sự hình khắc nhẹ, nếu kết hợp cũng không mang lại được kết quả như mong muốn.

+ Đại Khê Thủy: Xét về mặt vật chất, nước chảy mạnh, khiến cây cối trôi dạt, phiêu tán, đặc biệt là thân cây mềm như dâu tằm. Cho nên, hai mệnh này kết hợp dễ xảy ra tình trạng u buồn, tối tăm.

+ Đại Hải Thủy: Nước lớn biển làm cây cối trôi dạt, phiêu tán, không thể sinh tồn. Nên hai mệnh này gặp nhau sẽ không mang lại kết cục tốt.

Trên đây là những thông tin chi tiết từ năm sinh, tính cách, đến sự nghiệp, đường tình duyên, màu sắc, mệnh hợp đối với mệnh Tang Đố Mộc. Hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn nạp âm thuộc hành Mộc này, để có thể chọn được người bạn đời, đối tác làm ăn, hay mua vật phẩm hợp ý.

Tử vi – Phong thủy

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/menh-tang-do-moc-co-nghi%cc%83a-la-gi-sinh-nam-bao-nhieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp