Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất (60 Mẫu)

0
122
Rate this post

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất bao gồm 60 bài mẫu được biên soạn sẽ giúp các em biết cách viết phần mở bài sao cho hấp dẫn nhất, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Phần mở bài là phần đầu của bài viết, phần mở bài hay thì mới có cảm hứng để viết tiếp phần thân bài. Để không mất thì giờ, mời các em theo dõi 60 mẫu Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất ngay sau đây.

=> Các em cũng nên xem thêm 25 bài Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất
Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất

41 Mẫu mở bài phân tích Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử lớp 11 hay nhất

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1

Đây thôn Vĩ Dạ tựa như một khúc nhạc trong trẻo, tươi sáng hiếm hoi vang lên giữa những bản nhạc đầy ma mị, điên cuồng cũng đầy kì dị, ám ảnh của Hàn Mặc Tử. Bài thơ là lời hồi đáp cho câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” của Hoàng Thị Kim Cúc đồng thời cũng là tiếng lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống nhưng cũng là nỗi xót xa, tuyệt vọng của một cái tôi cô độc, lạc lõng giữa cuộc đời của Hàn Mặc Tử.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 2

Hàn Mặc Tử – một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào tronq thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 3

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hoài niệm. Theo tư liệu về Hàn Mặc Tử, khi còn làm việc ở Sở Đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu Hoàng Thị Kim Cúc – con gái ông chủ sở Đạc điền Quy Nhơn, quê ở thôn Vĩ, xứ Huế. Tất cả tình cảm của mình Hàn Mặc Tử gửi gắm vào tập Gái quê. Khi Hoàng Cúc theo cha về nghỉ hưu ở Huế – Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử xem như nàng đã đi lấy chồng.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 4

Hàn Mặc Tử là người khởi xướng ra trường thơ Loạn với những vần thơ điên cuồng, đau thương, ông cũng là một trong những nhà thơ tài năng và có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam. Trong 12 năm cầm bút Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều tập thơ có giá trị như: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý…đặc biệt nhất có thể kể đến Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ thể hiện tình yêu của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 5

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chính là tác phẩm mà Hàn Mặc Tử đã dùng biết bao tâm huyết của mình viết lên. Bài thơ thể hiện niềm yêu thương nhung nhớ về quê hương xứ Huế nơi mà tác giả đã từng làm việc ở đây. Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) ông được sinh ra tại Bình Định nhưng có 1 thời gian ông được học tập tại Huế và làm việc tại đây. Đối với ông xứ Huế chính là quê hương thứ 2 và cũng là nơi để lại trong ông có nhiều dấu ấn và kỷ niệm nhất. Qua phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ giúp chúng ta có thể hình dung được cảnh vật cũng như con người xứ Huế nơi đây.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 6

Khi được gọi tên cho Phong trào thơ mới, Đỗ Lai Thúy đã gọi đó là một “Cây nấm lạ trên gia hệ của văn mạch dân tộc”. Cái “lạ” của thơ mới, có người biết, có người chưa biết, nhưng cái “lạ” mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ. Những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng, và máu đã không thôi ám ảnh những ai yêu thơ Hàn, đọc thơ Hàn. Nhưng chẳng ai có thể tưởng đến giữa một rừng thơ ma quái và kì dị ấy, lại mọc lên một bông hoa trong sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông hoa ấy Hàn đặt tên Đây thôn Vĩ Dạ, trong nó chứa chở bao cảm xúc và hoài nhớ về một miền quê từng gắn bó biết bao…

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 7

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tài hoa của văn học Việt Nam. Nhắc đến ông, chúng ta lại nhắc tới một người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh. Qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta càng cảm nhận rõ hơn ngòi bút sắc sảo, sự tinh tế của Hàn Mặc Tử. Bài thơ về xứ Huế mộng mơ Đây thôn Vĩ Dạ, là tiếng lòng tha thiết về quê hương, nhưng cũng đượm vẻ u buồn, man mác như dòng sông Hương hiền hòa với những câu hò đượm chút tình của Huế.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 8

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tài năng, một diện mạo thơ bí ẩn, phức tạp bậc nhất trong thơ ca Việt Nam. Thơ ông vừa có sự trong trẻo, tinh khiết vừa có cái ma quái, bí ẩn, chính những yếu tố đó đã làm nên sự hấp dẫn trong thơ Hàn Mặc Tử. Thơ điên (sau đổi thành Đau thương) là những nét vẽ cụ thể của phong cách thơ ấy. Có thể nói bài Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ trong trẻo, tươi sáng nhất trong tập thơ này của ông.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 9

Trong khu vườn Thơ mới, ta bắt gặp một Xuân Diệu với tình yêu đắm say, thiết tha nhưng cũng đầy băn khoăn với cuộc đời, một Thế Lữ nhiều trăn trở muốn thoát lên tiên và một Hàn Mặc Tử đầy bí ẩn, kì dị với những vần thơ ám ảnh về trăng và máu. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tài năng, độc đáo bậc nhất của phong trào thơ mới nhưng cuộc đời lại nhiều thăng trầm, đau khổ. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được coi là bài thơ tươi sáng, trong trẻo hiếm hoi trong thế giới “thơ điên” của Hàn Mặc Tử, qua bài thơ Hàn Mặc Tử đã thể hiện tình yêu đối với phong cảnh, con người thôn Vĩ cũng là tình yêu đắm say với cuộc sống, đồng thời cũng thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng khi bị ngăn cách với cuộc đời bởi bức tường của phòng bệnh.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 10

Nhắc đến Hàn Mặc Tử không thể không nhắc đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ- một trong những tuyệt phẩm bất hủ của ông. Bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái ông từng thầm yêu. Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác trong thời gian ông đang điều trị bệnh ở Quy Hòa nên mỗi tứ thơ trong câu từ của tác phẩm đều mang một nỗi niềm khát khao được giao cảm của nhà thơ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 11

Đây thôn Vĩ Dạ được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938, tại trại phong Tuy Hòa khi chỉ còn ít thời gian nữa nhà thơ vĩnh biệt cuộc đời. Sự đau đớn về thân xác, sự cô đơn đến chỉ có trăng, hồn và tiếng thở của tạo hóa làm bầu bạn đã làm cho thi sĩ điên cuồng tìm lại những mảnh ghép đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Trong phút giây tưởng chừng như giọt cảm xúc về tình yêu người, yêu đời trong ông bị vắt cạn kiệt bởi bệnh tật thì tình cờ nhận được bức ảnh về xứ Huế vào đêm trăng và bức thư hỏi thăm của người con gái năm xưa chàng thầm thương – Hoàng Cúc. Chính những điều đó đã gọi cảm xúc những ngày xưa ùa về, để thi sĩ viết nên Đây Thôn Vĩ Dạ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 12

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi với cái đuôi chói lòa rực rỡ”. Trong làng thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn. Thơ Hàn có sự đan xen cả những gì thân thuộc, thanh khiết nhất, cả những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Trong thế giới đó, trăng, hoa, nhạc, hương hòa lẫn với linh hồn, yêu ma. Đằng sau diện mạo thơ hết sức phức tạp ấy, ta thấy hằn lên tình yêu mãnh liệt đến đau đớn hướng về cuộc đời. In trong tập “Thơ Điên”, Đây thôn Vĩ Dạ là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử mà vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời như thế.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 13

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tuyệt phẩm mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã để lại cho nhân gian. Đó là những áng thơ bay bổng và ngọt ngào. Trước khi viết bài thơ thì thi sĩ đã mắc bệnh phong nhưng vẫn mang trong mình nỗi nhớ thương, đau đáu nhớ về quê hương Vĩ Dạ đó là nơi chứa biết bao nhiêu thời gian đẹp đẽ mà nhà thơ đã gắn bó ở đây.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 14

Hàn Mặc Tử được biết đến với những vần “thơ điên” kì dị, ám ảnh. Hình ảnh trăng và máu thường xuyên trở đi trở lại trong thơ Hàn Mặc Tử và trở thành biểu tượng cho phong cách thơ, tài năng và con người tài hoa nhưng nhiều đau khổ của ông. Tuy nhiên trong thế giới điên cuồng và kì dị ấy ta vẫn bắt gặp một nỗi khắc khoải đau đớn của một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống. Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ Hàn Mặc Tử viết về thôn Vĩ, là lời hồi đáp cho lời mời “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” của một người con gái xứ Huế. Đây cũng là một trong những bài thơ hay và tiêu biểu nhất trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 15

Hàn Mặc Tử một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, trân trọng cuộc sống. Ông cũng là người từng yêu và cảm giác giang dở trong tình yêu của mình. Nhưng ông lại là một con người lạc quan, hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là những tâm sự của ông trước cảnh thiên nhiên thôn Vĩ cùng với nỗi niềm tâm trạng của mình.Bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 16

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò”

Nhắc đến những dòng thơ này, người đọc chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với hình ảnh “bán trăng” của Hàn Mặc Tử. Một sự nghịch lí, lạ đời vì trăng cũng là chung cũng là của riêng mọi người, hà cớ sao lại “bán”. Thế nhưng, từ hình ảnh này người ta mới thấy tấm lòng thủy chung, son sắt của nhà thơ. Và một lần nữa sự thủy chung ấy lại được tái hiện qua Đây thôn Vĩ Dạ. Tác phẩm không những là bức tranh thủy mặc về một vùng của cố đô Huế mà nó còn là nỗi lòng gửi tới phương xa của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 17

Hàn Mặc Tử được biết đến là nhà thơ với chất thơ êm ả, trữ tình vô cùng mượt mà. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm ấn tượng góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam. Trong trong số các tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến chính là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 18

Người xưa có câu: “Yêu nhau yêu cả đường đi/Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Quả thực đúng là như vậy, đúng là khi ta yêu con người ở nơi đâu, ta sẽ yêu luôn cảnh vật ở đó và luôn nhớ mong, khắc khoải về nó khôn nguôi. Nhà thơ Hàn Mặc Tử và nỗi nhớ về Vĩ Dạ cũng không ngoại lệ. Những năm tháng cuối đời sống ở trại phong Tuy Hòa nhưng ông luôn mong nhớ về Vĩ Dạ xa xôi bằng một nỗi nhớ, tình cảm chân thành nhất và những tình cảm cao đẹp này được khắc họa rõ nét qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 19

Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau. Với sự nhạy bén của cảm xúc, những nhà thơ, nhà văn từ xưa đến nay luôn có cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của riêng mình qua thơ văn của mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã bộc lộ tình yêu, nỗi nhớ của mình dành cho thiên nhiên và con người thôn Vĩ đầy tinh tế, ý nhị qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 20

Ai đã từng đến với xứ Huế mộng mơ, chắc chắn sẽ không thể quên được những cảnh đẹp nơi đây: sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ. Cảnh đẹp nơi đây đã từng làm say đắm tâm hồn bao nhà thơ, trong đó có Hàn Mặc Tử. Có lẽ bởi vậy mà Hàn Mặc Tử đã viết Đây thôn Vĩ Dạ – một bức tranh thật đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế. Đối với riêng tôi, ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại là: mối tình yêu đơn phương, thầm lặng và cay đắng của thi nhân đối với người con gái thôn Vĩ. Đã có không ít sự giải thích về xuất xứ và cách hiểu bài Đây thôn Vĩ Dạ. Song, nếu lấy văn bản làm căn cứ chính, thì phải thừa nhận bài thơ tuy có chứa đựng một thông điệp tình yêu – một tình yêu trong trắng, thơ mộng, nhưng đơn phương và vô vọng, đồng thời, nhờ có tình yêu đó.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 21

Nhà thơ Hàn Mạc Tử được biết đến là một trong những người tiên phòng trong phong trào thơ mới. Các sáng tác của ông đều để lại tầm ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách Văn học Việt Nam hiện nay. Nhắc đến ông thì không thể không kể đến tác phẩm Đây thôn vĩ dạ, nằm trong tập Thơ điên được viết vào năm 1937. Tác phẩm đã khắc họa lên hình ảnh thơ mộng của thôn Vĩ – một làng quê yên bình xứ Huế cũng như hình ảnh đẹp đẽ của người con gái nơi đây.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 22

Vẫn biết rằng cứ thương rồi sẽ nhớ, cứ đợi chờ rồi lại đau, cứ hoài niệm rồi lại thêm nhớ thương, xa cách. Lớp bụi thời gian bủa vây tâm trí những con người đang vật lộn với chính mình, với những hoài niệm đã qua. Và rồi người thi sĩ ấy cầm bút viết, viết về những khoảng mênh mông đong đầy tình nghĩa, về những kỉ niệm thẳm sâu còn lưu lại trong kí óc của mình. Chàng trai ấy chính là Hàn Mặc Tử – con người bôn ba khắp xứ sở của niềm đau rồi lại quay trở về với những kí ức mơ hồ, ảo mộng. Thơ của ông mang màu sắc riêng, nhẹ nhàng, tinh khiết nhưng mang dáng dấp hư hư thực thực. Vì thế mà “Thơ Điên” điển hình là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chính là một tuyệt tác thi ca về tình yêu, về nỗi buồn và khát vọng sống.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 23

Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều thể loại thơ ca, văn xuôi khác nhau và sự ghi danh của nhiều tác giả tên tuổi. Một trong những tác giả ấn tượng của phong trào thơ mới phải kể đến chính là tác giả Hàn Mặc Tử. Nhà thơ này nổi tiếng với chất thơ trữ tình, mượt mà, êm ả, sâu sắc, đi vào lòng người nhẹ nhàng mà thấm thía. Phong cách văn chương đặc trưng này của ông được thể hiện rõ nét qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được ông viết khi ở trại phong Tuy Hòa gửi đến miền đất thôn Vĩ đầy yêu dấu.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 24

Lẽ tự bao giờ mà thơ ca luôn mang dáng dấp của những bóng hình, nỗi nhớ thương và nỗi niềm đớn đau khao khát của một cuộc đời? Phải chăng là vì tình yêu, về những kỉ niệm đẹp nơi xứ sở mộng mơ gắn liền với người thương thuở ấy? Và thơ ca Việt Nam đã có cả một bầu trời dành cho nỗi nhớ thương. Chàng thi sĩ họ Hàn – Hàn Mặc Tử đã đánh rơi những giọt nước mắt của mình lên thơ, hòa cùng một dòng chảy nghệ thuật đầy ắp nỗi nhớ thương của mối tình đầu ngọt ngào say đắm hòa quyện trong làn khói mờ ảo của thiên nhiên xứ Huế. Và chính khoảnh khắc đó Đây thôn Vĩ Dạ ra đời như một đứa con tinh thần bù đắp những tổn thương lòng và phần nào an ủi một tâm hồn buồn đau u uất. Bài thơ thể hiện một cách đặc sắc nỗi lòng chàng thi sĩ họ Hàn mang trong mình căn bệnh sắp rời khỏi cõi đời vẫn vấn vương khung cảnh về một miền xứ sở tuyệt đẹp nơi có người thương – Vĩ Dạ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 25

Mỗi một địa danh đều mang trong mình vẻ đẹp riêng và mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về những vẻ đẹp đó. Miền trung thân thương luôn làm xao xuyến bao trái tim con người về vẻ đẹp bình dị đặc trưng không lẫn vào đâu của mình. Điển hình cho vẻ đẹp của miền trung chính là thôn Vĩ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ thể hiện tình cảm mến yêu, nhớ nhung da diết của tác giả về một miền đất nơi có người thương mà ông luôn nghĩ đến.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 26

Trong suốt dòng chảy của nền văn học, đã có không ít văn sĩ, thi sĩ rẽ ngược dòng hoài niệm để tìm về một “miền nhớ”, ví như “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Việt Bắc” của Tố Hữu. Những mảnh đất ấy không đơn thuần chỉ là một địa danh mà đã trở thành nơi ấp ôm trọn vẹn tiếng lòng xao động của người cầm bút, là một bến đỗ để ngàn năm vỗ về tâm hồn con người. Cũng để ngòi bút của mình tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận ấy, đốm lửa cháy mãnh liệt của phong trào Thơ Mới, người khởi xướng ra “Trường thơ Loạn” – Hàn Mặc Tử – đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 27

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới với sức sáng tạo dồi dào cùng phong cách sáng tác ấn tượng. Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 28

Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các nhà Thơ mới. Ông có một cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi kịch. Thơ của Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn và tha thiết. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện một hồn thơ tha thiết nhưng tuyệt vọng.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 29

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng người cũng một cách rất tự nhiên sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 30

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã có một nhận định rất sâu sắc về phong trào thơ Mới như sau: “Đời chúng ta nằm trong vòng một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 31

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình”, “khuấy” mãi không thành khối. Với Đây thôn Vĩ Dạ ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 32

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng đoản mệnh, ông mắc phải căn bệnh phong nên thơ ông luôn thấm đẫm nỗi đau đớn cùng với mặc cảm chia lìa, ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 33

Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ được ra đời từ một nguyên cớ rất đặc biệt. Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng chờ đợi những giây phút đến với tử thần ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn, thì nhà thơ đã bất ngờ nhận được một tấm bưu ảnh do người bạn gái là Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng từ thôn Vĩ Dạ. Tấm bưu ảnh ấy có phong cảnh sông nước đêm trăng, có thuyền và bến. Phía sau kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đang mang căn bệnh hiểm nghèo.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 34

Nếu như Xuân Diệu luôn đắm say với những cảm xúc thiết tha, rạo rực băn khoăn thì nhà thơ Hàn Mặc Tử lại gắn liền với sự kỳ dị, điên cuồng và trong thế giới kỳ dị điên cuồng đó người ta vẫn tìm thấy một tình yêu đến đau đớn, khắc khoải hướng về cuộc đời trần thế, dẫu nó đã để lại cho ông nhiều bất hạnh, bi ai. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử, được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất và hay nhất của phong trào thơ Mới cũng như trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 35

Huế mang nét đẹp thật riêng, vừa cổ kính, vừa uy nghiêm mà lại rất đỗi trữ tình. Đặt chân lên xứ Huế, ta thả hồn vào mảnh đất cố đô yên bình mộng mơ mang dáng dấp thướt tha của những tà áo dài, sông Hương hiền hòa mỗi chiều gió lộng và những câu hát gợi nhớ thương. Ở Huế có những điều làm ta lưu luyến quá, trong đó có cả những mối tình đẹp mà lại dang dở, chưa kịp có những phút giây ngọt ngào mà đã vội rơi vào chia lìa, xa cách. Phải chăng đó chính là mối tình của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử đã đưa vào thơ, mối tình xứ Huế ngọt ngào mà đau đớn, mối tình của “Đây thôn Vĩ Dạ”. Mối tình đẹp ấy được khắc họa qua vẻ đẹp thiên nhiên nơi xứ sở thâm trầm, bình yên ấy, phần nào bộc lộ nỗi lòng khao khát sống, khao khát yêu thương đến cháy bỏng mãnh liệt. Đó là những gì mà Đây thôn Vĩ Dạ kết tinh lại rồi thổi hồn vào lòng người đọc.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 36

Hàn Mặc Tử là hồn thơ đau thương nhưng là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như: “Gái quê”, “Thơ điên”, “Chơi giữa mùa trăng”… Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài Đây thôn Vĩ Dạ được trích trong tập “Thơ điên”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
……………….
Ai biết tình ai có đậm đà”

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 37

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một thi phẩm nói lên mối tình đơn phương vô vọng nhưng cũng rất đỗi thiết tha yêu đời của thi nhân Hàn Mặc Tử. Nhắc đến Huế, ta không thể quên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, và nhắc đến Hàn Mặc Tử ta càng không thể quên vẻ đẹp của Huế, đặc biệt là không thể quên vẻ đẹp thôn Vĩ trong thi phẩm để đời của ông. Huế đẹp, Huế thơ, xin được mượn bốn câu thơ của Thu Bồn thay cho lời kết gửi đến tình yêu xứ Huế, với thi nhân Hàn Mặc Tử:

“Xin chào Huế một lần anh đến

Bạn đang xem: Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất (60 Mẫu)

Để ngàn lần anh nhớ trong mơ

Em rất thực nắng thì mờ ảo

Xin đừng lầm em với Cố Đô”

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 38

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới thì Hàn Mạc Tử được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới. Thơ của ông nổi bật với những đường nét và màu sắc riêng khi thì táo bạo ấn tượng, khi thì thanh trong thoát tục. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ông là một bài thơ rất hay và để lại nhiều tình cảm trong trẻo trong lòng người đọc.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 39

Nhắc tới Hàn Mặc Tử không thể không nhắc tới bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. “Đậy thôn Vĩ Dạ” đã gắn chặt với thi sĩ họ Hàn như hình với bóng, vì đây là bài thơ vừa thể hiện cái tài, lại vừa thể hiện cái tình; cái tâm của Hàn Mạc Tử chứ đây “chỉ thể hiện tình yêu đối vời một người con gái xứ Huế như bạn nào đó đã nhận xét.

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hoài niệm. Theo tư liệu về Hàn Mạc Tử, khi còn làm việc ở Sở Đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử đã đem lòng yêu Hoàng Thị Kim Cúc – con gái ông chủ sở Đạc điền Quy Nhơ, quê ở thôn Vĩ, xứ Huế. Tất cả tình cảm của mình Hàn Mạc Tử gửi gắm vào tập Gái quê. Khi Hoàng Cúc theo cha về nghỉ hưu ở Huế – Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử xem như nàng đã đi lấy chồng.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 40

Có một thi sĩ Việt mà đến hai thành phố lấy tên ông đặt cho những con đường, đó là Hàn Mặc Tử. Ông là một hiện tượng kì lạ bậc nhất của phong trào thơ mới, được Chế Lan Viên nhận xét: “Trước không có ai, sau không có ai Hàn Mặc Tử như ngôi sao trổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Nhắc đến Hàn Mặc Tử người ta không quên hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế mộng mơ qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Đó là bức tranh tuyệt đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa nét thực và hư mộng cuộc đời, cũng là tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống của thi sĩ.

Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử – Mẫu 41

“Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến nhưng càng đi xa càng thấy lạnh”. Đó là nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh về Hàn Mặc Tử – một trong những gương mặt thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Thông qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, chúng ta có thể thấy được thế giới lạnh lẽo, sâu xa đến ám ảnh trong hồn thơ của chàng thi sĩ họ Hàn với hệ thống ngôn từ, thi liệu, hình ảnh độc đáo. Và ở mỗi một khổ thơ, tác giả đã tái hiện những không gian, khung cảnh thiên nhiên khác nhau và có sự vận động, biến chuyển để xoáy sâu vào nỗi khát khao giao cảm với tình người, tình đời.

8 Mẫu mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 1

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 2

Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các nhà Thơ mới. Ông có một cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi kịch. Thơ của Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn và tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện một hồn thơ tha thiết nhưng tuyệt vọng. Khổ thơ đầu tiên của bài mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy vẻ đẹp.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 3

Trong suốt dòng chảy của nền văn học, đã có không ít văn sĩ, thi sĩ rẽ ngược dòng hoài niệm để tìm về một “miền nhớ”, ví như “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Việt Bắc” của Tố Hữu. Những mảnh đất ấy không đơn thuần chỉ là một địa danh mà đã trở thành nơi ấp ôm trọn vẹn tiếng lòng xao động của người cầm bút, là một bến đỗ để ngàn năm vỗ về tâm hồn con người. Cũng để ngòi bút của mình tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận ấy, đốm lửa cháy mãnh liệt của phong trào Thơ Mới, người khởi xướng ra “Trường thơ Loạn” – Hàn Mặc Tử – đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự. Điều đó được thể hiện rõ nét trong khổ thơ đầu.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 4

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932 – 1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn của bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 5

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình”, “khuấy” mãi không thành khối. Với “Đây thôn Vĩ Dạ” ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 6

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới với sức sáng tạo dồi dào cùng phong cách sáng tác ấn tượng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, bài thơ là bức tranh hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo với tâm hồn suy tư, xót xa của cái tôi trữ tình. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ:

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 7

Chế Lan Viên từng nhận xét: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Đến với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Từ đã cho người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.

Mở bài phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 8

“Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử – tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940). Xuất xứ bài thơ có liên quan đến câu chuyện tình giữa thi sĩ nghèo với cô con gái ông chủ sở Đạc điền Quy Nhơn. Tuy chỉ là mối tình đơn phương nhưng nó đã để lại trong lòng thi sĩ họ Hàn một ấn tượng sâu sắc. Và trong bài thơ này, ý nghĩa của ấn tượng ấy không chỉ dừng lại ở chỗ đối với một con người cụ thể, một làng quê cụ thể, mà còn có giá trị phổ quát, giá trị nhân văn hết sức sâu đậm.

4 Mẫu mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ dạ

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 1

Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới 1932 – 1945 có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt). Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc. Một trong số đó là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ đầu.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 2

Nhắc đến phong trào thơ Mới không thể không nhắc tới Hàn Mặc Tử- nhà thơ Điên của nền văn học Việt. Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của ông. Hai khổ thơ đầu bài thơ như một khúc ngân nga trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 3

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng người cũng một cách rất tự nhiên sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài thơ “Đây thôn vĩ dạ”, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 4

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có số phận đau thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông để lại cho làng thơ Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như: “Gái quê”, “Thơ điên”,…Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Tất cả những vẻ đẹp ấy của bài thơ đã được ngòi bút Hàn Mặc Tử khắc họa một cách tinh tế và sâu lắng qua hai khổ thơ đầu.

4 Mẫu mở bài phân tích khổ 2 bài Đây thôn Vĩ dạ

Mở bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 1

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.

Mở bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 2

Ai đó đã từng nói “Thơ là tiếng lòng. Đọc thơ, ta nghe thấy tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim của thi sĩ. Thơ là sự lên tiếng về thân phận. Đến với bài thơ, ta cảm được tình cảnh, tình thế số phận của nhà thơ”. Và “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ như thế. Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, ta thấy được một trong những nét độc đáo làm nên phong cách thơ rất lạ của ông, đó là mạch thơ đứt đoạn mà thống nhất, nghĩa là bề ngoài kết cấu như rời rạc nhưng lại có sự thống nhất trong chiều sâu của mạch cảm xúc. Nếu khổ thơ đầu là sự bừng sáng kí ức của hoài niệm về vườn Vĩ Dạ lúc hửng đông thì khổ thơ thứ hai lại cảnh xứ Huế đêm trăng thơ mộng cùng bao nỗi niềm chia lìa, lạc loài bơ vơ, buồn thương tuyệt vọng.

Mở bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 3

Phong trào thơ mới năm 1932-1945 là sự nở rộ của cái tôi cá nhân. Có thể thấy nếu thơ trung đại gắn liền với những điều lớn lao, ước lệ thì thơ mới gắn liền với cảm xúc. Như nhà thơ Hàn Mạc Tử nói rằng: “tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng”. Về cơ bản thơ Hàn luôn hướng tới quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng cái đẹp trong thơ ông lại riêng biệt, nó là nét đẹp kì dị, đau thương đan xen với những thứ hư ảo. Thiên nhiên trong thơ ông cũng vậy, nhuốm màu tâm trạng, như thực mà như mơ.

Mở bài phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ dạ – Mẫu 4

Trong phong trào Thơ Mới các nhà thơ được tự do thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Nếu như Xuân Diệu thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu con người nhưng vẫn cô đơn hoài nghi của mình, Lê Trọng Lư thì thả sức phiêu lưu cùng những bài ca tình yêu thì Hàn Mạc Tử lại quằn quại đau đớn trong những vần thơ về bệnh tật. Đọc thơ Hàn Mạc Tử ta không thể nào không nhớ đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – một bài thơ chở đầy những cảm xúc của nhà thơ về con người về mảnh đất Huế thương. Đặc biệt trong bài thơ ấy ta ấn tượng nhất với những cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khi nó mang đầy bi kịch và chất chứa bao nỗi buồn.

5 Mẫu Mở bài phân tích khổ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ

Mở bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ – Mẫu 1

Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.

Mở bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ – Mẫu 2

Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là hiện tượng thơ kì lạ nhất, “một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai”. Viết thơ để trải niềm đau trên mảnh giấy mỏng manh, đi đến tận cùng đau thương, thơ Hàn Mặc Tử thực sự là “huyết lệ” của một linh hồn trước giờ hấp hối sắp chia phôi. Tuy nhiên, bên cạnh những vần thơ huyết lệ, Hàn Mặc Tử vẫn có những tiếng thơ tinh khôi như ánh ban mai, trong trẻo như nước suối đầu nguồn. Rút ra từ tập “Thơ điên”, “Đây thôn Vĩ Dạ” là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử nhưng vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời. Nếu khổ thơ đầu tiên diễn tả vườn Vĩ Dạ buổi ban mai, khổ thứ hai là đêm trăng xứ Huế cùng với những mặc cảm, chia lìa, xa cách thì khổ thơ thứ ba lại nói về hình bóng khách đường xa va nỗi niềm mơ tưởng của thi sĩ.

Mở bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ – Mẫu 3

Hàn Mặc Tử – thi nhân của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, ông yêu nhiều nhưng chỉ nhận lại sự đắng cay, bẽ bàng trong những cuộc tình. Cuộc đời ông niềm vui thì ít mà chỉ toàn nỗi cô đơn, đau buồn. Mọi nỗi niềm tâm tư Hàn Mặc Tử đều gửi vào trong thơ. Thơ ông quằn quại trong đớn đau, thấm đẫm nước mắt và có phần điên loạn. Giữa những vần thơ ma quái, kì dị ấy vẫn có những vần thơ thật trong sáng tinh khôi đó chính là kiệt tác “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đặc biệt là khổ thơ cuối ánh lên niềm khát khao tình đời, tình người của thi nhân mạnh mẽ nhất nhưng cũng thật xót xa.

Mở bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ – Mẫu 4

Raxun Gamzatop đã từng nói “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình-nghĩa là trở thành nhà thơ”. Chính vì thế thơ của Hàn Mặc Tử tạo nên dấu ấn sâu sắc trong phong trào Thơ mới bởi phong cách riêng độc đáo. Thơ ông mang đến tiếng nói của một tâm hồn yêu thiết tha cuộc sống. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng thể hiện nổi bật tình yêu của tác giả đối với cuộc đời, nhưng lại ẩn chứa đầy tâm trạng. Hai khổ thơ đầu tác giả đã gợi lên được vẻ đẹp của thiên nhiên thôn Vĩ, đến khổ cuối tác giả lại nêu lên những hoài niệm về con người thôn Vĩ.

Mở bài phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ – Mẫu 5

Hàn Mặc Tử là cái tên nổi bật thuộc trường phái thơ siêu thực với quan niệm thi ca độc đáo và ngôn ngữ lạ hóa. Ông gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả bằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” mang phong cách và hương vị trong trẻo, thiết tha. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cùng niềm khao khát mãnh liệt của trái tim yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người tha thiết. Điều này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất qua khổ thơ kết thúc bài thơ.

**************************

Không chỉ hướng dẫn các em cách viết mở bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, nhằm củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng viết bài của các em, Thầy cô trường còn giới thiệu đến các em rất nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác trong chuyên mục học tập lớp 11. Chúc các em học tốt!

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mo-bai-day-thon-vi-da-cua-han-mac-tu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp