Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất (30 Mẫu)

0
115
Rate this post

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất với 30 bài mẫu được thầy cô biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em học sinh lớp 10 biết cách giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc vào bài phân tích của mình thêm hay, hấp dẫn.

Phần mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý người đọc. Chính vì vậy các em nên có sự đầu tư kỹ lưỡng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng. Để có được phần mở bài hay và ý nghĩa, mời các em tham khảo 30 bài mẫu ngay sau đây.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất
Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất

Xem thêm:

30 Đoạn mẫu Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 1

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn… Sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà… “Chữ người tử tù” là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập “Vang bóng một thời” – sáng tác trước cách mạng. Nổi bật trong tác phẩm “Chữ người tử tù” đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 2

“Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ”, lời nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định được cái “chất” nghệ sĩ, nét tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Tuân cũng thường hướng ngòi bút đến những nhân vật có tài hoa, nhân cách và bản lĩnh hơn người. Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” chính là một nhân vật như vậy. Huấn Cao là một người tử tù nhưng sáng ngời với vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ và cốt cách anh hùng, khí phách hiên ngang, không chịu cúi đầu trước nghịch cảnh.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 3

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng. Ngòi bút của ông thiên về phương châm “vang bóng một thời – ăn chơi trụy lạc – chủ nghĩa xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 4

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã không ngừng tìm tòi, khám phá để phát hiện ra những vẻ đẹp của sự tài hoa, xuất chúng ẩn giấu bên trong con người mà trước cách mạng tháng Tám ông gọi đó là những vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Một trong rất nhiều cái đẹp đã được phát hiện và tái hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, có một vẻ đẹp lạ kì bừng sáng ngay trong không gian của chốn ngục tù. Đó là vẻ đẹp của cái tài hoa, của thiên lương trong sáng được toát ra từ người tử tù Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 5

Nguyễn Tuân là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng tháng Tám ông thường tìm về với cái đẹp “vang bóng một thời” còn vương sót lại ở những con người tài hoa, xuất chúng. Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” chính là kết tinh nghệ thuật xuất sắc nhất của tài năng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Huấn Cao là một người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp, một người anh hùng bản lĩnh, kiêu bạc dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến để bảo vệ cho cuộc sống bình yên của nhân dân.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 6

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm “. . . mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp”. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và “Chữ người tử tù”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 7

Nguyễn Đăng Mạnh khi đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định rằng: “Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Các tác phẩm của ông thường xây dựng hình tượng nhân vật tài hoa trong chính nghề nghiệp của mình. “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Nổi bật trong truyện là hình tượng của nhân vật Huấn Cao.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 8

Để làm nên thành công của một nhà văn hay một tác phẩm văn học bất kì đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo, không ngừng đổi mới của tác giả. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung và sử dụng từ ngữ, nghệ thuật cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nguyễn Tuân là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào cũng như vốn từ phong phú, uyên bác. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông là Chữ người tử tù, truyện đã làm nổi bật hình tượng người anh hùng – nhân vật Huấn Cao.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 9

Bàn về sự nghiệp sáng tác vĩ đại của nhà văn Nguyễn Tuân, sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến “Vang bóng một thời”, và cũng sẽ chẳng thể khám phá hết giá trị thơ văn của ông nếu bỏ qua thiên truyện “Chữ người tử tù”. Truyện ngắn Chữ người tử tù được Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng Tám, truyện viết về nhân vật Huấn cao, một con người tài hoa, xuất chúng. Đó không chỉ là người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp nổi tiếng một vùng tỉnh Sơn mà còn là một trang anh hùng có khí phách hiên ngang.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 10

Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, Nguyễn Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “Vang bóng một thời” và “Vang bóng một thời” cũng sẽ khiếm khuyết nếu không có sự góp mặt của thiên truyện “Chữ người tử tù”. Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 11

Những nhân vật trong các tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Tuân thường là những người tài hoa, uyên bác. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân được đánh giá là cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng dựa trên hình tượng đẹp như vậy và tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 12

Nguyễn Tuân được đánh giá là bậc thầy của ngôn ngữ. Các tác phẩm của ông đều xây dựng được những nhân vật – họ đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Nổi bật lên là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Huấn Cao hiện lên là nhân vật trung tâm với vẻ đẹp được đánh giá là “toàn thiện, toàn bích”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 13

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Nguyễn Tuân cùng hình ảnh nhân vật người anh hùng Huấn Cao với những cá tính độc đáo.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 14

Người anh hùng là đề tài gây được nhiều nguồn cảm hứng sáng tác cho những nhà thơ nhà văn. Mỗi người anh hùng đều có một vẻ đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng, qua cái nhìn của tác giả, nhân vật ấy như hiện ra rõ nét trước mắt bạn đọc. Khắc họa hình ảnh người anh hùng với thiên lương và tài năng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ có một tác phẩm tiêu biểu mà nó còn gây ám ảnh, ấn tượng sâu sắc với bạn đọc về nhân vật người anh hùng này.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 15

Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “Chiếc ấm đất”, “Chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 16

Năm 1940, tập truyện “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo, giàu màu sắc lãng mạn. Gồm có mười một truyện, nhân vật chính phần lớn là các nhà nho, những kẻ sĩ một thời “vang bóng”. “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn đặc sắc được đưa vào tập “Vang bóng một thời”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 17

Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta rơi vào cảnh hỗn loạn khi chính quyền nằm trong tay giặc và những tệ nạn xã hội cũng như dư âm của cuối thời phong kiến vẫn còn vang vọng. Chính thực tại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến những sáng tác văn chương của tác giả lúc bấy giờ, nhất là nhà văn Nguyễn Tuân. Để tưởng nhớ về thời kì huy hoàng với những vị anh hùng trước kia, ông đã sáng tác truyện ngắn “Chữ người tử tù” và làm nổi bật nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp của bậc chí nhân anh hùng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 18

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Tuân – một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm ấn tượng bằng sự sáng tạo mạnh mẽ của mình, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn Chữ người tử tù. Trong câu chuyện, nhân vật Huấn Cao hiện lên với nhiều nét tính cách cao đẹp.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 19

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lãng mạn nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đều xây dựng hình ảnh những con người tài hoa. Nổi bật trong đó là hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên là con người tài hoa, nghệ sĩ. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp. Tài đó là tài viết chữ Nho bằng bút lông, mực tàu. Tài đó nâng lên thành thi pháp, nâng người sở hữu tài thành người nghệ sĩ, nâng viết chữ thành sáng tạo cái đẹp, sáng tạo nghệ thuật.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 20

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà văn Nguyễn Tuân đã vô cùng thành công khi viết truyện ngắn Chữ người tử tù, qua hình ảnh người anh hùng cũng là người tử tù Huấn Cao, ta hiểu rõ hơn về những nét tài hoa uyên bác mà Nguyễn Tuân không ngừng nghỉ sáng tạo trong văn chương của mình.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 21

Nhắc đến nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến khối tác phẩm đồ sộ và vô cùng nổi bật mà ông để lại. Một trong số đó không thể không nhắc đến truyện ngắn “Chữ người tử tù” được rút từ tập “Vang bóng một thời”. Câu chuyện đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp khiến người đọc ấn tượng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 22

Huấn Cao – nhân vật tiêu biểu cho phong cách văn chương của Nguyễn Tuân ở giai đoạn trước năm 1945. Ở Huấn Cao hội tụ nhiều vẻ đẹp, khí phách khiến cho người đọc thật sự ấn tượng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 23

Vang bóng một thời là một tập truyện ngắn và tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây là tác phẩm đã thể hiện sự toàn thiện, toàn mỹ của tác giả. Tác phẩm là một lời ca ngợi cũng như sự tiếc nuối của Nguyễn Tuân trước những cái hay, cái đẹp, nghệ thuật của một thời đại đã qua. Đặc biệt, nổi bật trong tập truyện là truyện ngắn Chữ người tử tù với hình tượng người anh hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang bất khuất và thiên lương trong sáng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 24

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, uyên bác, giàu cá tính. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy, ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 25

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu chuyện đã giúp chúng ta hiểu hơn và có cái nhìn bao quát hơn về con người tài chí, thiên lương lúc bấy giờ thông qua nhân vật Huấn Cao.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 26

Huấn Cao – một vị anh hùng lý tưởng đứng hiên ngang bất khuất giữa trang văn đầy nghệ thuật và lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Người anh hùng ấy đến giây phút sắp kề dao vào cổ vẫn luôn thể hiện ý chí anh dũng và tấm lòng trong sạch của mình, quyết hy sinh chứ không bao giờ chịu khuất phục dưới chân kẻ thù. Và cũng thật đáng khâm phục cho ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã để lại cho đời một nhân vật lý tưởng với những vẻ đẹp kiêu hãnh, tự hào rất đáng để thế hệ sau noi theo.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 27

Truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chỉ có ba nhân vật, xoay quanh chuyện cho chữ trong nhà giam tử tù. Bên cạnh viên quản ngục, thầy thơ lại thì Huấn Cao – một tử tù – có khí phách hiên ngang, rất tài tử, coi trọng thiện lương – đã được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng một cách tài hoa, độc đáo, đầy ấn tượng.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 28

“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Truyện ngắn “Chữ người tử tù” trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm tiêu biểu và có nhiều thành công lớn về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp nghệ thuật đối lập,…nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện. Điều đó, thể hiện rõ nét quá tâm lí nhân vật Huấn Cao, đặ biệt là diễn biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 29

Có một thời, tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nói chung, truyện ngắn Chữ người tử tù nói riêng bị phê phán là một tác phẩm tiêu biểu có xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đó là sự đánh giá vội vã và thiếu công bằng. Đúng là Chữ người tử tù ca ngợi cái đẹp nhưng là cái đẹp với ý nghĩa tích cực của nó. Cái đẹp làm cho cuộc đời và con người trở nên tốt hơn. Cái đẹp ấy trong tác phẩm này hiện thân ở nhân vật Huấn Cao.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao – Mẫu 30

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ông rất mực tài hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông đã khẳng định được tài năng của mình qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, một tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Sự thành công này không thể kể đến những hình tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

************************

Trên đây là 30 đoạn mẫu Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hay nhất. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em viết đoạn mở bài thật hay, thật cảm xúc để gây ấn tượng mạnh với người đọc.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mo-bai-phan-tich-nhan-vat-huan-cao-trong-chu-nguoi-tu-tu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp