Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông

0
72
Rate this post

Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

mo bai tuy but ai da dat ten cho dong song
Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Mở bài số 1:

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là hành trình tìm về với cội nguồn tên gọi, đồng thời cũng là hành trình khám phá, tìm hiểu những vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa trữ tình của dòng sông Hương. Bằng vốn hiểu biết phong phú cùng tấm lòng yêu thương thiết tha dành cho dòng sông Hương, cho mảnh đất cố đô, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những ấn tượng đặc biệt về dòng sông xứ sở, đó không chỉ là những ấn tượng trực quan về hình dáng, đặc điểm mà còn là ấn tượng về giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà dòng sông Hương mang đến cho con người xứ Huế.

Bạn đang xem: Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông

 

2. Mở bài số 2:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã đưa vào những tác phẩm thơ văn của mình một nét đặc sắc riêng mang phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường: đó là cái thiết tha trong tình cảm, là sự phong phú, uyên bác trong kiến thức, hiểu biết. Bên cạnh những tác phẩm thơ văn dạt dào cảm xúc, ông còn đặc biệt thành công trong mảng tùy bút mà nổi bật nhất là Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- tùy bút được coi là kết tinh tài năng, phong cách và tấm lòng của nhà văn dành cho dòng sông Hương và vùng đất xứ Huế mộng mơ.

 

3. Mở bài số 3: 

Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng lại sinh sống và hoạt động cách mạng tại Huế, bởi vậy tình yêu và tấm lòng gắn bó của ông với vùng đất cố đô là nguồn cảm hứng cũng là chất liệu quan trọng trong những sáng tác của ông. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về xứ Huế, về dòng sông Hương thân thương, thơ mộng là tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Tùy bút không chỉ tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương mà qua đó nhà văn còn thể hiện được tình yêu nước cùng niềm tự hào trước vẻ đẹp của non sông gấm vóc cũng như những giá trị truyền thống đẹp đẽ của dân tộc được hình thành và lưu giữ qua bao đời.

 

4. Mở bài số 4: 

Tôi từng nghe ai đó nói rằng: “Đất nước có nhiều dòng sông, nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ, như cuộc đời có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mang theo”. Dòng sông thường gắn bó với những kỉ niệm đẹp, với những tình cảm mát lành, trong sáng của con người, dòng sông trong cảm nhận của thi nhân càng tinh tế, đặc biệt hơn cả. Nếu sông Đuống gắn liền với những cảm hứng sáng tác của Hoàng Cầm, sông Vàm Cỏ dễ dàng gợi lên những cảm xúc thiết tha trong thơ Hoài Vũ thì sông Hương chính là dòng sông thương nhớ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng tình yêu đằm thắm và những xúc cảm lắng sâu dành cho sông Hương và xứ Huế, nhà văn trong tùy bút của mình không chỉ tìm về với những vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng mà còn có những khám phá mang tính chiều sâu về những giá trị văn hóa, tinh thần của dòng sông Hương cũng như của con người xứ Huế.

————————–

Bên cạnh Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông, chúng tôi còn gợi ý cho các em cách làm mở bài và kết bài của những bài văn khác, các em cùng đón đọc tài liệu Bài văn hay lớp 12 để nắm được nội dung chi tiết: Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Kết bài bài thơ Đàn ghita của Lorca; Mở bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều;…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mo-bai-tuy-but-ai-da-dat-ten-cho-dong-song/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp