Một số câu hỏi trắc nghiệm và tình huống về ma túy trong học đường

0
991
Rate this post

Phòng chống ma túy trong học đường

  • Câu hỏi trắc nghiệm về ma túy học đường có đáp án
  • Câu hỏi đáp tình huống pháp luật về ma túy

Nhằm hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, cảnh báo về tác hại của ma túy trong học đường hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo Câu hỏi trắc nghiệm và tình huống về ma túy trong học đường được chúng tôi tổng hợp trong bài viết. Tài liệu đưa ra những kiến thức cơ bản theo pháp luật về phòng chống ma túy theo dạng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đáp tình huống pháp luật,…. 

Câu hỏi trắc nghiệm về ma túy học đường có đáp án

Câu 1. Ma Túy là chất được chiết xuất từ:

  1. Cây Côca
  2. Cây Cần sa
  3. Cây thuốc phiện
  4. Cả a, b, c đều đúng .

Câu 2. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù từ:

Bạn đang xem: Một số câu hỏi trắc nghiệm và tình huống về ma túy trong học đường

  1. 1 năm đến 5 năm
  2. 2 năm đến 5 năm
  3. 2 năm đến 7 năm.
  4. 3 năm đến 7 năm

Câu 3. Tỉnh ta hiện nay có một cơ sở chữa bệnh bắt buộc (cai nghiện tập trung). Hãy cho biết cơ sở náy đóng tại địa bàn nào sau đây

  1. Huyện U Minh Thượng
  2. Huyện tân Hiệp
  3. Huyện Hòn đất
  4. Huyện Kiên lương

Câu 4. Tội sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù từ:

  1. 3 tháng đến 2 năm
  2. 3 năm đến 3 năm
  3. 3 tháng đến 4 năm
  4. 3 tháng đến 5 năm

Câu 5. Trong các tác hại sau đây, tác hại nào do ma túy gây ra:

  1. Dễ bị sốc dẫn đến chết người
  2. Hạnh phúc gia đình tan rã
  3. Gây gổ lẫn nhau
  4. Cả a, b đều đúng.

Câu 6. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ:

  1. 1 năm đến 3 năm
  2. 2 năm đến 5 năm
  3. 2 năm đến 7 năm .
  4. 3 năm đến 7 năm

Câu 7. Học sinh đang học, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính và đã vi phạm đến lần thứ 3 thì bị xử lý kỷ luật:

  1. Cho nghỉ học một năm
  2. Buộc thôi học .
  3. Buộc thôi học, đưa vào trường giáo dưỡng cai nghiện
  4. Xử lý theo pháp luật

Câu 8. Đối với học sinh, sinh viên mới phát hiện sử dụng ma túy lần đầu, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính, bị xử lý kỷ luật:

  1. Cho nghỉ học 01 tháng, giao gia đình quản lý
  2. Cho nghỉ học 03 tháng, giao gia đình quản lý
  3. Cho nghỉ học 01 học kỳ, giao gia đình quản lý .
  4. Cho nghỉ học 01 năm, giao gia đình quản lý

Câu 9. Người trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chức chất ma túy, bị phạt tù từ:

  1. 6 tháng đến 5 năm
  2. 6 tháng đến 6 năm
  3. 6 tháng đến 7 năm .
  4. 6 tháng đến 8 năm

Câu 10. Những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào biểu hiện người đang nghiện ma túy:

  1. Thường ngáp vặt .
  2. Ho khàn
  3. Thích cãi vã người khác
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 11. Theo điều 192 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 06 tháng đến 05 năm
  2. Từ 06 tháng đến 06 năm
  3. Từ 06 tháng đến 07 năm .
  4. Từ 06 tháng đến 10 năm

Câu 12. Theo điều 193 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội sản xuất trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 01 năm đến 10 năm
  2. Từ 02 năm đến 15 năm
  3. Từ 02 năm đến chung thân
  4. Từ 02 năm đến tử hình .

Câu 13. Theo điều 194 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 02 năm đến 05 năm
  2. Từ 02 năm đến 07 năm
  3. Từ 02 năm đến chung thân
  4. Từ 02 năm đến tử hình .

Câu 14. Theo điều 198 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ cảnh cáo đến 03 năm (cho hưởng án treo)
  2. Từ 02 năm đến 07 năm
  3. Từ 02 năm đến 15 năm .
  4. Từ 10 năm đến chung thân

Câu 15. Theo điều 199 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 03 tháng đến 03 năm
  2. Từ 03 tháng đến 05 năm .
  3. Từ 03 tháng đến 07 năm
  4. Từ 03 tháng đến 10 năm

Câu 16. Học sinh, sinh viên đang làm thủ tục nhập học mà vi phạm quy định về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mức xử phạt:

  1. Thu hồi giấy triệu tập
  2. Thông báo cho gia đình
  3. Thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
  4. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 17. Học sinh, sinh viên đang học mà vi phạm quy định về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mức xử phạt:

  1. Thông báo cho gia đình
  2. Thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
  3. Kỷ luật buộc thôi học
  4. Cả a, b, c đều đúng .

Câu 18. Học sinh, sinh viên đang làm thủ tục nhập học mà nghiện ma tuý. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mức xử phạt:

  1. Thu hồi giấy triệu tập, thông báo cho gia đình
  2. Thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện
  3. Không cho học
  4. Cả a, b đều đúng .

Câu 19. Học sinh, sinh viên đang học nghiện ma tuý mà không tự giác khai báo. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mức xử phạt:

  1. Kỷ luật cảnh cáo
  2. Kỷ luật đình chỉ học tập 01 năm, trả về cho gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện 
  3. Cho thôi học
  4. Kỷ luật buộc thôi học

Câu 20. Học sinh, sinh viên đang học nghiện ma tuý, tự giác khai báo. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mức xử phạt:

  1. Kỷ luật đình chỉ học tập 01 năm, trả về cho gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện
  2. Cho nghỉ học 01 năm, trả về cho gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện .
  3. Cho thôi học
  4. Kỷ luật buộc thôi học

Câu 21: Ma tuý xâm nhâm vào cơ thể con người bằng cách nào:

  1. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn
  2. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá .
  3. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết
  4. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết

Câu 22. Khi lỡ sử dụng chất ma tuý, bạn phải:

  1. Tự bản thân khắc phục
  2. Đến cơ quan tư vấn để được giúp đỡ .
  3. Xa lánh bạn bè, người thân
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 23. Làm thế nào để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy:

  1. Không quan hệ bạn bè
  2. Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè .
  3. Không tập hút thuốc lá
  4. Không tham gia các tệ nạn xã hội

Câu 24: Theo Nghị định số 73/2010 NĐ-CP ngày 12/07/2010 về xử phạt hành vi vi phạm hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép chất ma tuý, quy định mức xử phạt nào sau đây:

  1. Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
  2. Từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng
  3. Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng
  4. Cả a, b đều đúng

Câu 25. Dấu hiệu nào sau đây có thể nhận biết người nghiện ma tuý

  1. Tóc bạc nhanh
  2. Mặt phù môi thâm
  3. Răng vỡ vụn, mắt lờ đờ
  4. Răng đen, môi lở loét

Câu 26. Khi say thuốc người nghiện sẽ rơi vào trạng thái nào

  1. Bất tỉnh
  2. Ảo giác
  3. Co giật
  4. Mộng du

Câu 27. Thuốc lắc là dạng ma tuý

  1. Ma tuý công nghiệp
  2. Ma tuý tự nhiên
  3. Ma tuý tổng hợp
  4. Ma tuý bán tổng hợp

Câu 28. Cơ quan chuyên trách về phòng chống tệ nạn ma tuý gồm nhưng cơ quan nào

  1. Công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và hải quan
  2. Công an nhân dân, nhà trường, bộ đội biên phòng và gia đình
  3. Công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý
  4. Công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông và hải quan

Câu 29. Có bao nhiêu hình thức cai nghiện ma tuý

  1. 2 hình thức
  2. 3 hình thức
  3. 4 hình thức
  4. 5 hình thức

Câu 30. Pháp lệnh phòng chống mại dâm gồm bai nhiêu chương và mấy điều

  1. 5 chương và 30 điều
  2. 6 chương và 31 điều
  3. 6 chương và 40 điều
  4. 6 chương và 41 điều

Câu 31: Đối tượng áp dụng của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm là ai?

a- Cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b- Các hộ gia đình.

c- Người có quốc tịch Việt Nam.

d- Cả ba đều sai.

Câu 32: Gia đình có trách nhiệm gì trong phòng, chống mại dâm?

a- Không cho các thành viên trong gia đình được quan hệ với những người chung quanh đề phòng bị rủ rê, lôi kéo.

b– Giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá;

c- Chỉ được xem các loại văn hoá phẩm đã được cha mẹ kiểm duyệt.

d- Quản lý chặt chẽ việc đi lại của các thành viên trong gia đình.

Câu 33: Người phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm được đảm bảo các quyền lợi gì?

a- Tuỳ theo điều kiện của địa phương sẽ có hổ trợ khi có thiệt hại.

b- Được bảo vệ và giữ bí mật, nếu bị thiệt hại tài sản thì được đền bù. Nếu bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

c- Được biểu dương khen thưởng.

d- Được quan tâm giúp đỡ khi có khó khăn.

Câu 34: Người có hành vi liên quan đến mại dâm theo qui định của pháp lệnh phòng, chống mại dâm sẽ bị xử lý như thế nào?

a- Chỉ bị xử lý về hành chính theo qui định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi liên quan đến mại dâm như câu a đã nêu ở trên.

b- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi liên quan đến mại dâm như: môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm.

c- Phải bồi thường thiệt hại về vật chất nếu xảy ra đối với nạn nhân.

d- b và c đúng.

Câu 35: Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?

a- Ngày 07 tháng 01 năm 2003.

b- Ngày 17 tháng 11 năm 2003

c- Ngày 01 tháng 7 năm 2003

d- Ngày 27 tháng 11 năm 2003

Câu 36. Trách nhiệm của gia đình có người nghiện ma túy:

  1. Báo chính quyền sở tại
  2. Giúp người nghiện tự cai nghiện
  3. Tránh né, không khai báo
  4. Cả b, c đều đúng

Câu 37. Đối tượng nào được phép cai nghiện tại gia đình và cộng đồng:

  1. Tất cả những người bị nghiện
  2. Người nghiện được gia đình khai báo
  3. Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy
  4. Người nghiện được gia đình bảo lãnh

Câu 38. Các chất sau đây, chất nào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế chất ma túy.

  1. PEPAP
  2. Parahexyl
  3. Acetorphin
  4. Ephedrine

Câu 39. Các chất sau đây, chất nào thuộc dạng ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng:

  1. Sedusen
  2. Eestasy
  3. Acetorphin
  4. Cocaine

Câu 40. Tội sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù từ:

  1. 3 tháng đến 2 năm
  2. 3 năm đến 3 năm
  3. 3 tháng đến 4 năm
  4. 3 tháng đến 5 năm

Câu 41. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm,… bị phạt tù từ:

  1. 3 năm đến 5 năm
  2. 5 năm đến 10 năm
  3. 7 năm đến 15 năm
  4. Tù chung thân

Câu 42. Gia đình của người nghiện ma túy có trách nhiệm:

  1. Khai báo với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc tổ nhân dân tự quản
  2. Khai báo với UBND cấp xã về người nghiện ma túy trong gia đình mình…
  3. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 43. Cần làm gì để giúp người đang cai nghiện:

  1. Không xa lánh, chỉ trích hoặc chê bai
  2. Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
  3. Không gần gủi với người nghiện
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 44. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

  1. Tự khắc phục sai sót
  2. Báo tình trạng nghiện ma túy của mình với gia đình
  3. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 45. Những lĩnh vực sau đây, lĩnh vực nào được hỗ trợ kỹ thuật ưu tiên về phòng, chống ma túy giai đoạn 2006 – 2010:

  1. Hành pháp
  2. Cai nghiện
  3. Pháp luật
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 46. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:

  1. Cai nghiện ma túy tự nguyện
  2. Cai nghiện ma túy tại gia đình
  3. Cai nghiện ma túy tại cộng đồng
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 47. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy đến năm 2010” vào ngày:

  1. 10/02/2005
  2. 10/03/2005
  3. 10/04/2005
  4. 10/05/2005

Câu 48: Theo điều 195 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 01 tháng đến 10 năm
  2. Từ 01 năm đến 15 năm
  3. Từ 01 năm đến chung thân
  4. Từ 01 năm đến tử hình

Câu 49. Theo điều 196 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 01 năm đến 03 năm
  2. Từ 01 năm đến 05 năm
  3. Từ 01 năm đến 07 năm
  4. Từ 01 năm đến 10 năm

Câu 50. Theo điều 197 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 02 năm đến 05 năm
  2. Từ 02 năm đến 07 năm
  3. Từ 02 năm đến chung thân
  4. Từ 02 năm đến tử hình

Câu 51. Theo điều 198 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ cảnh cáo đến 03 năm (cho hưởng án treo)
  2. Từ 02 năm đến 07 năm
  3. Từ 02 năm đến 15 năm
  4. Từ 10 năm đến chung thân

Câu 52. Theo điều 200 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

  1. Từ 02 năm đến chung thân
  2. Từ 03 năm đến chung thân
  3. Từ 02 năm đến tử hình
  4. Từ 03 năm đến tử hình

Câu 53. Theo điều 201 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội vi phạm về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác, bị xử phạt tù:

  1. Từ 01 năm đến 03 năm
  2. Từ 03 năm đến 07 năm
  3. Từ 01 năm đến chung thân
  4. Từ 03 năm đến chung thân

Câu: 54. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:

  1. Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện
  2. Cai nghiện ma tuý tự nguyện
  3. Cai nghiện ma tuý bắt buộc
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 55: Dựa vào cấu trúc hóa học và tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, người ta chia các chất ma túy thành mấy nhóm chính:

  1. 2 nhóm
  2. 3 nhóm
  3. 4 nhóm
  4. 5 nhóm

Câu 56: Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị nghiện ma tuý:

  1. Cha mẹ nuông chiều quá mức
  2. Không tập trung vào học tập, các sinh hoạt tập thể, công việc gia đình,..
  3. Gia đình bị xáo trộn
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 57. Khi nào được phép sử dụng một số chất ma túy:

  1. Khi lên cơn nghiện
  2. Khi nghiện và được cha mẹ cho phép
  3. Khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu hỏi đáp tình huống pháp luật về ma túy

Tình huống 1:

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy?

Điều 7, Điều 8, Điều 11 và Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống ma túy như sau:

– Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.

– Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

– Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý.

– Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma tuý; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma tuý.

Tình huống 2:

Tệ nạn ma túy trong học đường đang là vấn đề quan tâm, lo lắng của xã hội, nhất là các phụ huynh học sinh. Xin hỏi nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên?

Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, Điều 10 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như sau:

– Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

– Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

– Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Tình huống 3:

Tân và Thanh là hai bạn thân, đang chơi thả diều trên bãi biển, Tân phát hiện trong túi áo của Thanh văng ra một túi nilon nhỏ, bên trong có chứa 2 viên thuốc màu hồng. Khi nhặt được, ban đầu Tân nghĩ là bạn mình bị bệnh nên bỏ thuốc theo để uống. Nhưng khi xem kỹ lại thì Tân phát hiện đó là “Hồng phiến”, một loại thuốc áp phiện bị nghiêm cấm mua bán và sử dụng.

Theo bạn, Tân phải làm như thế nào?

* Gợi ý thảo luận

Giấu luôn, sau đó đem hủy bỏ

Khuyên nhủ, rồi trả lại cho bạn.

Trả lại, sau đó báo cho gia đình, thầy cô biết.

Trả cho bạn, xem như không có chuyện gì

Tình huống 4:

Minh là một học sinh giỏi, hiếu học nhưng gia đình nghèo nên trong sinh hoạt hàng ngày thường thua kém bạn bè trong lớp. Gần đây, Minh thường giao lưu với những bạn học là con nhà giàu có, hay tụ tập vui chơi qua đêm và có nhiều biểu hiện sử dụng chất ma túy. Vì thế, học lực của Minh giảm xuống rõ nét.

Để giúp Minh thoát ra khỏi “vòng đen” đó, Bạn phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên Minh không tiếp tục giao lưu với những bạn đó.

Khuyên Minh hãy cảnh giác.

Báo cho gia đình, thầy cô biết.

Tùy Minh quyết định.

Tình huống 5:

Đức và Thủy là đôi bạn thân trong lớp, sau khi ra trường sẽ kết thành đôi bạn trăm năm hạnh phúc. Một lần vui chơi quá chén với bạn bè trong dịp về tết, Đức đã bị bạn bè lôi cuốn dùng thử ma túy để gọi là “biết” với người ta và từ đó Đức đã trở thành con nghiện.

Vì mối tình đầu của người con gái, theo bạn thì Thủy phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên Đức không tiếp tục giao lưu với nhóm bạn bè nghiện ma túy.

Giúp Đức tìm hiểu tác hại của ma tuý để có biện pháp cai nghiện tại nhà.

Báo gia đình, nhà trường để có biện pháp ngăn chặn.

Cắt đứt tình cảm với Đức

Tình huống 6:

Trong một lần tranh cãi với cha mẹ, M bỏ đến nhà bạn và ngũ qua đêm ở đó mà không cần xin phép. Trong đêm đó, bạn của M rủ nhậu cho đỡ buồn và đem ra một thứ “bột trắng” rủ M dùng thử.

Trong hoàn cảnh như thế, theo bạn M phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Bình tĩnh, xem xét thứ “bột trắng” đó là thứ gì.

Từ chối và khuyên nhủ bạn khi biết đó là ma tuý.

Nhớ đến giận cha mẹ, “chơi luôn” cho hả giận.

Bỏ trốn về nhà, xin lỗi cha mẹ.

Tình huống 7:

Thảo là học sinh lớp 9, được sinh ra và lớn lên trong gia đình cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, công việc học tập gặp nhiều khó khăn. Gần đây, Thảo không biết vì sao cha mình có rất nhiều tiền, gia đình mua sắm nhiều đồ dùng đắc giá. Hàng xóm thầm thì và Thảo nghe được là cha mình mua bán ma túy, điều đó cùng nghĩa là Thảo chuẩn bị mất đi người cha mà mình yêu quý nhất.

Theo bạn thì Thảo phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên cha không tiếp tục mua bán ma túy nữa và ra đầu thú.

Tìm cách báo công an.

Coi như không nghe thấy gì cả.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mot-so-cau-hoi-trac-nghiem-va-tinh-huong-ve-ma-tuy-trong-hoc-duong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp