Năng động sáng tạo là gì? Thế nào là năng động sáng tạo? Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống

0
286
Rate this post

Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo? Biểu hiện của người năng động, sáng tạo? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? là nội dung bài học trong môn GDCD lớp 9. Mời các em theo dõi bài học hôm nay để củng cố kiến thức bài học nhé.

Năng động sáng tạo là gì? Thế nào là năng động sáng tạo? Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống
Thế nào là năng động sáng tạo?

Năng động sáng tạo là gì? Thế nào là năng động sáng tạo?

Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống,…để đạt kết quả cao.

Biểu hiện của người năng động, sáng tạo?

Dưới đây là những biểu hiện của người năng động, sáng tạo:

– Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có

– Luôn say mê, tìm tòi và phát hiện

– Linh hoạt xử lí các tình huống

– Tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo.

Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập?

Ví dụ: Mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v …

Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập?

Ví dụ: Học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v …

Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống

– Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.

– Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.

Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống
Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống

Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo:

– Năng động là cơ sở để sáng tạo

– Sáng tạo là động lực để năng động.

Mối quan hệ giữa năng động sáng tạo là vô cùng mật thiết.

Năng động chính là nền tảng của sự sáng tạo, khi một người năng động thì họ đã là người chủ động trong mọi việc. Họ là người muốn làm gì thì họ sẽ làm mà không bị ảnh hưởng bởi người khác. Năng động được coi là đức tính hoặc do sự rèn luyện từ lâu để có được. Khi có sự năng động thì sẽ bắt đầu cho sự sáng tạo của mỗi người.

Sự sáng tạo là động lực cho sự năng động. Vì sau khi sáng tạo hình thành thì con người sẽ tạo ta những thành quả của sự tìm tòi đó. Khi sự sáng tạo đó có kết quả và được nhiều người đón nhận thì con người sẽ tích cực phát phát triển hơn nữa sự sáng tạo của bản thân.

Ví dụ như một người lao động làm công việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Sau khi sản phẩm được phát hành như video hoặc bài viết được nhiều người đón nhận và yêu thích thì họ có thêm động lực để năng động sáng tạo phá cách hơn nữa.

Học sinh cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?

Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch.

Trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi đế phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết.

Trong công việc gia đình: thường xuyên giúp đỡ bố mẹ, trông em, quét dọn nhà cửa.

Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sông vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.

Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: Chủ động, dám nghĩ, dám làm tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.

Để rèn luyện tính năng động sáng tạo, các em học sinh nên:

  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trong học tập cũng như nghệ thuật.
  • Kết hợp các bạn thành một nhóm học tập, nhóm nghệ thuật.
  • Tổ chức các buổi pic nic, buổi ngoại khóa, học ngoài trời…

Bài tập về Năng động, sáng tạo – GDCD 9

Câu 1. Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo? Vì sao ?

a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng Anh ra làm ;

b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay ;

c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói ;

d) Vi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập ;

đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất;

e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình ;

g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm ;

h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.

Lời giải:

– Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:

+ (b) Thắng say mê học tập, không thoả mãn với những điều đã biết.

+ (e), (đ) Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.

+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới.

Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động, sáng tạo.

– Hành vi (a), (c), (d), (g), không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tuỳ tiện.

Câu 2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo đuợc ;

b) Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài ;

c) Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động ;

d) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường ;

đ) Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả;

e) Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.

Lời giải:

– Em tán thành với quan điểm (d), (e). Bởi vì năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của mỗi người trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển. Để hội nhập và phát triển, sự năng động, sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được.

– Em không tán thành với quan điểm (a), (b), (c), (đ). Bởi vì, lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo.

Câu 3. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?

a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình ;

b) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh ;

c) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc ;

d) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình ;

đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chí bảo.

Lời giải:

Hành vi (b), (c), (d) thể hiện tính năng động sáng tạo.

Câu 4. Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.

Lời giải:

Em có thể giới thiệu một tấm gương mà em biết: bạn ngồi cạnh em, bạn lớp trưởng hay một bạn mà em đọc được trong sách vở, xem trên tivi có tính năng động sáng tạo.

Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.

Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”. Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc.

Câu 5. Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?

Lời giải:

– Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động… nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.

– Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

Câu 6. Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. (Khó khăn gì? Em cần đến sự giúp đỡ của những ai? Giúp đỡ những gì? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó…).

Lời giải:

Khó khăn em có thể gặp phải:

– Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý… em phải có kế hoạch học tập hợp lí, chăm chỉ, chịu khó, đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu.

– Em có tật nói ngọng, nói lắp vì vậy, cần chịu khó luyện nói để khắc phục những khiếm khuyết của mình

– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì em sắp xếp thời gian học tập hợp lí để có thời gian giúp đỡ gia đình.

Câu 7. Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. (Khó khăn gì? Em cần đến sự giúp đỡ của những ai? Giúp đỡ những gì? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó…).

Lời giải:

Khó khăn em có thể gặp phải:

– Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý… em phải có kế hoạch học tập hợp lí, chăm chỉ, chịu khó, đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu.

– Em có tật nói ngọng, nói lắp vì vậy, cần chịu khó luyện nói để khắc phục những khiếm khuyết của mình

– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì em sắp xếp thời gian học tập hợp lí để có thời gian giúp đỡ gia đình.

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nang-dong-sang-tao-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp