Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

0
100
Rate this post

Đề bài: Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

nghi luan 200 chu ve cau tuc ngu cai rang cai toc la goc con nguoi

Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

Bạn đang xem: Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

I. Dàn ý Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

2. Thân bài

* Giải thích
– Cái răng, cái tóc là những bộ phận của con người, nó cũng là đại diện cho vẻ đẹp ngoại hình của con người.
– “Góc con người” ở đây được hiểu là giá trị, phẩm chất, tính cách con người.
→ Câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” đã thể hiện được tầm quan trọng của ngoại hình trong việc bộc lộ tính cách và phẩm giá bên trong của con người.

* Bàn luận:
– Giá trị, phẩm chất của con người phần nào được bộc lộ phần nào thông qua diện mạo và cách chăm chút bản thân của mỗi người.
– Một diện mạo gọn gàng, sạch sẽ bao giờ cũng dễ gây thiện cảm hơn so với những người có cách ăn mặc luộm thuộm, thiếu gọn gàng.
– Thông qua đầu tóc, diện mạo người ta còn thấy được tính cách của con người cẩn thận, gọn gàng hay cẩu thả, luộm thuộm.
– Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng đến việc chăm chút cho mái tóc, hàm răng
– Cuộc sống và công việc sẽ trở nên tốt đẹp, thuận lợi, chúng ta cũng sẽ có thêm nhiều mối quan hệ bền chặt nếu chúng ta biết chăm sóc, chỉn chu cho dáng vẻ bên ngoài.

* Bài học:
– Bên cạnh việc bồi dưỡng thế giới tâm hồn phong phú, chúng ta cũng cần có ý thức chăm chút cho vẻ bề ngoài để đón nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu nói

II. Bài văn mẫu Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người

1. Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người, mẫu 1 (Chuẩn)

Nếu câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao phẩm giá và vẻ đẹp bên trong của con người thì câu nói “Cái răng, cái tóc là góc con người” lại đánh giá về tầm quan trọng của dáng vẻ, ngoại hình bên ngoài. Hai câu tục ngữ ngỡ như đối lập nhưng lại thống nhất, bổ trợ cho nhau. Sự chỉn chu, gọn gàng về ngoại hình và những nhân cách tốt đẹp bên trong chính là những nhân tố làm nên giá trị đích thực của một con người. Cái răng, cái tóc là những bộ phận của con người, nó cũng là đại diện cho vẻ đẹp ngoại hình của con người. “Góc con người” ở đây được hiểu là giá trị, phẩm chất, tính cách con người. Câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” đã thể hiện được tầm quan trọng của ngoại hình trong việc bộc lộ tính cách và phẩm giá bên trong của con người. Có nhiều người cho rằng, diện mạo bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất, con người bên trong. Nhận định này không sai nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Những phẩm chất tốt đẹp có thể được ẩn giấu bên trong những vẻ ngoài ngỡ như bình thường, không nổi bật. Thế nhưng, những vẻ đẹp đáng quý ấy còn được bộ lộ phần nào thông qua diện mạo và cách chăm chút bản thân của mỗi người. Một diện mạo gọn gàng, sạch sẽ bao giờ cũng dễ gây thiện cảm hơn so với những người có cách ăn mặc luộm thuộm, thiếu gọn gàng. Mặt khác, thông qua đầu tóc, diện mạo người ta còn thấy được tính cách của con người cẩn thận, gọn gàng hay cẩu thả, luộm thuộm. Bởi vậy, bên cạnh việc bồi dưỡng thế giới tâm hồn phong phú, chúng ta cũng cần có ý thức chăm chút cho vẻ bề ngoài để đón nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh.

2. Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người, mẫu 2 (Chuẩn)

Để đánh giá, nhìn nhận một con người, bên cạnh tính cách, phẩm chất bên trong, người ta còn quan tâm đến diện mạo, dáng vẻ bề ngoài. Bàn về vấn đề này, ông cha ta có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc đều là những bộ phận dễ dàng nhận biết trên cơ thể con người, ở đây răng và tóc chính là biểu tượng cho ngoại hình bên ngoài. Một mái tóc mềm mại, gọn gàng và một hàm răng sáng bóng, tươi tắn không chỉ gây được thiện cảm với người đối diện mà nó còn là một trong những cơ sở nhìn ra tính cách, phẩm giá bên trong. Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng đến việc chăm chút cho mái tóc, hàm răng, chúng ta có thể thấy rằng người xưa thường nuôi mái tóc dài, mềm mượt và luôn được búi gọn gàng. Họ cũng ăn trầu để cho hàm răng trở nên đen nhánh, chắc khỏe. Ngày nay những chuẩn mực về cái đẹp đã thay đổi, thế nhưng cái răng, cái tóc vẫn là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp ngoại hình và bộc lộ được vẻ đẹp bên trong của mỗi người. Chúng ta có thể tự do lựa chọn những kiểu tóc yêu thích và chăm chút cho dáng vẻ bên ngoài tùy theo cá tính và sở thích. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự phù hợp với bản thân, công việc và tính cách của bản thân. Cuộc sống và công việc sẽ trở nên tốt đẹp, thuận lợi, chúng ta cũng sẽ có thêm nhiều mối quan hệ bền chặt nếu chúng ta biết chăm sóc, chỉn chu cho dáng vẻ bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để bản thân trở nên hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

3. Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người, mẫu 3 (Chuẩn)

Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người coi trọng năng lực, phẩm chất bên trong theo quan điểm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” thì cũng có không ít người coi trọng ngoại hình và dáng vẻ bên ngoài. Những cách đánh giá này không hề sai vì nó đều hướng đến giá trị cốt lõi của một con người. Giá trị bên trong rất đáng quý, không ai có thể phủ nhận được điều này, thế nhưng không vì vậy mà chúng ta bỏ qua tầm quan trọng của ngoại hình hay cũng chính là vẻ đẹp bên ngoài. Bàn về vẻ đẹp ngoại hình, ông cha ta có câu nói “Cái răng cái tóc là góc con người”. Cái răng, cái tóc ở đây là những bộ phận trên cơ thể con người, đó cũng là những thứ dễ thấy, dễ nhận biết nhất. “Góc con người” là một phần của tính cách, phẩm chất của con người. Câu tục ngữ muốn khẳng định vai trò của dáng vẻ bên ngoài, đó cũng là một trong những yếu tố thể hiện được tính cách và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Ngoại hình bên ngoài là thứ đầu tiên có thể gây ấn tượng với người đối diện, vì vậy một người biết chăm chút cho ngoại hình, cho mái tóc, hàm răng sẽ dễ dàng gây thiện cảm hơn. Mặt khác, một vẻ ngoài gọn gàng, được chăm chút cũng sẽ mở ra cho chúng ta những cơ hội mới trong công việc và cuộc sống. Ngoại hình không phải tất cả con người, giá trị bên trong nhưng nó cũng góp phần bộc lộ vẻ đẹp, tính cách con người, vì vậy cần biết giữ gìn, chăm sóc cho vẻ đẹp bên ngoài.

—————-HẾT—————–

Trong kho tàng dân gian xưa, ông cha ta có rất nhiều những câu tục ngữ hay và ý nghĩa về con người, cuộc sống sinh hoạt, sản xuất. Bên cạnh bài Nghị luận 200 chữ về câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người, các em hãy cùng chúng tôi khám phá ý nghĩa của nhiều câu tục ngữ khác nhé: Giải thích về câu tục ngữ Giận cá chém thớt, Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng, Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Giải thích câu tục ngữ Phép vua thua lệ làng.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nghi-luan-200-chu-ve-cau-tuc-ngu-cai-rang-cai-toc-la-goc-con-nguoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp