Đề bài: Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông…
Bạn đang xem: Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông…
I. Dàn ý Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông (Chuẩn)
Những lời ca dao đầy yêu thương chan chứa những kinh nghiệm quý báu mà cha ông để lại cũng là những thủ thỉ tâm tình mang giá trị sâu sắc là thành tựu nổi bật của văn học dân gian.
2. Thân bài
* Cắt nghĩa câu ca dao:
– “Vàng” vốn là thứ quý giá mà bao người muốn có, mang giá trị lớn đặc biệt là với người lao động.
– “Lội qua sông” đó là hành động của con người, vượt qua những ghềnh thác để tới bờ bên kia,…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông tại đây
II. Bài văn mẫu Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông (Chuẩn)
Văn học dân gian luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, những sử thi hùng tráng, những truyền thuyết gợi lại những chiến công lịch sử xưa hay những câu chuyện cổ tích bình dị và thấm đẫm những tư tưởng lớn lao đi vào lòng bảo thế hệ Việt. Và đâu đó, ta vẫn không thể quên được những lời ca dao đầy yêu thương chan chứa những kinh nghiệm quý báu mà cha ông để lại, đôi khi đó là những lời thủ thỉ tâm tình mà mang giá trị sâu sắc:
” Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
Vàng vốn là thứ quý giá mà bao người muốn có, nó mang giá trị vô cùng lớn. Đặc biệt, với những người nông dân xưa, vàng rất quý báu, không phải ai cũng có được. “Lội qua sông” đó là hành động của con người, vượt qua những ghềnh thác để tới bờ bên kia, ẩn dụ cho những gian nan vất vả mà còn người phải vượt qua, dù khó khăn trở ngại vẫn mong có thể giữ gìn được điều quý giá mà mình trân trọng. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” thể hiện nỗi lòng của con người, những tưởng qua bao gian nan sẽ giữ trọn vẹn thức vàng quý giá lại không làm được, tiếc vàng thì ít mà tiếc báo công sức đã bỏ ra thì nhiều. Ở đây, tác giả sử dụng lối nói quá “vàng rơi không tiếc” bởi với mỗi người vật báu mất đi ai chắc hẳn cũng sẽ rất tiếc nuối, song tác giả dùng nghệ thuật này nhằm nhấn mạnh và đề cao công sức của con người, trân trọng những gian lao mà họ đã bỏ ra hơn là những thứ vật chất phù phiếm. Câu ca dao thoáng qua tưởng chừng như đơn giản mà nó ý vị vô cùng.
Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta không ít lần gặp thất bại. Mỗi người đều có cho mình những ước mơ, những hoài bão riêng, những mục đích sống, ai cũng phải cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt được những điều mà mình trông mong. Nhưng có đôi khi, dù ta đã cố gắng thật nhiều, đã bỏ ra bao công sức và dồn hết tâm trí vào nó thì vẫn chưa thể thành công. Điều đó khiến cho bản thân rất tiếc những công sức mà mình đã bỏ ra, những thời gian mà mình đã dành cho nó. Thực tế, ta vẫn thấy rất nhiều những trường hợp như thế. Đồng ruộng, nơi những người nông dân chân lấm tay bùn, bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời, tới vụ mùa những bông lúa nặng trĩu hạt đền đáp bao công lao của họ, vậy mà một cơn bão mới, nhấn chìm vào đồng ruộng, nhà cửa. Họ một lần nữa phải thở dài thương tâm, những tưởng có vụ mùa bội thu mà thiên tai nhẫn tâm cướp phá. Bao vất vả bỏ ra chẳng nhận được gì, thật xót xa biết bao. Hãy như cậu sinh viên nghèo vừa học vừa làm thêm mong kiếm tiền đóng học phí, là những ngày sáng sớm trên giảng đường, chiều về chạy bàn trong một quán nhậu nhỏ, cuối tháng những tưởng nhận trọn vẹn lương thì bị chủ trừ ngược, trừ xuôi còn lại vài trăm ngàn ít ỏi, đắng cay, nghẹn ngào không nói thành lời vẫn tự an ủi bản thân phải cố gắng. Đó còn là câu chuyện về chú Grap Food chạy giữa cái nắng gay gắt của mùa hè mong thức ăn cho khách hàng mong kiếm đồng thêm thu nhập cho con ăn học thì bị vị khách “bom” hàng chẳng chút phân vân, có những người nỡ nhẫn tâm như vậy, chẳng bao giờ trân quý công sức và thời gian của người khác. Nhìn áo ướt đẫm mồ hôi cùng nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt đen sạm của chú lại thấy thương vô bờ, chắc hẳn chú phải buồn biết bao bởi công sức của mình bỏ ra chỉ nhận lại một lời từ chối của người khách chỉ với lý do “bận”. Công việc gì cũng vậy, bất kể là một nhà lãnh đạo, nhà khoa học ,một tiến sĩ hay một chú công nhân, một cô lao công bình thường đều đáng được trân quý công sức lao động. Vật chất mất đi có thể mua lại nhưng thời gian, sức khoẻ và niềm tin mất đi thì không bao giờ lấy lại được. Vì vậy bài ca dao như một lời nhắc nhở của cha ông về sự trân trọng công sức của chính mình và của người khác. Đồng thời là lời khuyên nhủ chân thành về việc phấn đấu và nỗ lực với những ước mơ đẹp đẽ, những chân trời lớn của khát vọng tương lai, hãy cứ bước tiếp chặng đường phía trước, gian nan, thử thách tôi luyện con người mạnh mẽ, bản lĩnh và kiên cường hơn. Giữ cho mình chất vàng mười quý giá trong tâm hồn để ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, xét ở một khía cạnh khác, bài ca dao như lời của một nhân vật trữ tình khi chuyện tình yêu không trọn vẹn. Có lẽ cả hai đã cùng trải qua bao khó khăn, những đắng cay, ngọt bùi của tình yêu, những tưởng rồi hạnh phúc sẽ đơm hoa, trái ngọt cuối cùng lại tan vỡ. Vì một lý do nào đó mà người phụ bạc, trái tim kẻ bị phụ tình tan vỡ, đau đớn. Lời cả cao như mang sự bẽ bàng, chua chát, tình yêu thật quý giá và thiêng liêng biết bao, vậy mà chẳng thể giữ được người mình thương đành ngậm ngùi chấp nhận. Bao nhiêu thời gian hò hẹn, bao lời ước nguyện tâm tình, bao hứa hẹn trăm năm cuối cùng duyên đôi ngả, cuộc tình như gió thoảng mây trôi, thật tiếc biết bao công sức xây đắp mối tình ấy, giờ nhận lại chỉ là điều phũ phàng, sao mà không đau cho được?
” Bấy lâu nay anh đắp áo thả cả
Bây giờ cá lớn có kẻ đến câu
Anh không trách cái người câu cá đó
Mà chỉ gian con cá đã cắn câu”
Ca dao dân ca xưa thật ý nhị, sâu sắc. Chắc phải buông những lời trách mắng, giận hờn mà qua sự nhẹ nhàng trong từng câu chữ vẫn thấy được cả một nỗi lòng sâu thẳm phía sau. Thật yêu biết bao nhiêu những hồn thơ dân ca Việt mang nét dung dị, hồn hậu mà thiết tha chẳng gì có thể thay thế được.
———————-HẾT————————-
Trong tài liệu những bài văn hay lớp 10 của chúng tôi, ngoài bài Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài mẫu khác: Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc, Nghị luận về câu ca dao: Cầm vàng mà lội qua sông, Nghị luận xã hội: Thời gian là vàng bạc, Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp