Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích:
– Kỷ luật: quy tắc chung được quy định bởi cơ quan, tổ chức, nghĩa rộng là quy phạm pháp luật của quốc gia, lãnh thổ
– Tôn trọng: coi trọng, đánh giá đúng mực sự vật, sự việc
– Tôn trọng kỷ luật: Coi trọng, tuân theo các quy định của xã hội, đất nước.
b. Bàn luận:
– Tôn trọng kỷ luật giúp con người hoà nhập với cộng đồng, tạo đà cho đất nước tiến lên
– Ngược lại: làm nảy sinh những tệ nạn xã hội, đất nước kém phát triển hơn.
– Tôn trọng kỷ luật là tôn trọng tập thể, tổ chức.
c. Dẫn chứng:
– Đất nước Nhật Bản: là tập hợp những hòn đảo, nằm giữa đại dương, ít tài nguyên nhưng lại là nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới.
– Được thế giới tôn sùng gọi là đất nước của kỷ luật
– Hộ chiếu có mức độ tín nhiệm đứng đầu thế giới
d. Phản đề:
– Một số bộ phận không coi trọng pháp luật gây nên tệ nạn xã hội, cướp của, giết người, …
3. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của tôn trọng pháp luật.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật, mẫu 1 (Chuẩn)
Xã hội là một nhóm con người cùng chung sống với nhau. Có người tốt cũng có những người không tốt. Vậy nên để quản lý, người ta tạo ra kỷ luật. Kỷ luật được định nghĩa là những quy tắc xử sự chung, được một cơ quan, tổ chức đặt ra và yêu cầu thành viên trong tổ chức đó phải thực hiện theo. Hiểu rộng ra đó là hệ thống quy phạm pháp luật của các lãnh thổ, quốc gia. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng người khác, thể hiện một nét văn hoá của mỗi người. Tóm lại, tôn trọng kỷ luật tức là luôn hiểu và tuân theo các quy tắc xử sự chung của toàn xã hội, được đặt ra theo nền tảng văn hoá đạo đức của con người. Tôn trọng kỷ luật giúp con người ta hình thành nếp sống văn hoá, cư xử với nhau đúng mực, từ đó tạo nên một tổ chức, xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn. Một xã hội mà người người tuân theo kỉ luật, sống tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo nên được một quốc gia lớn mạnh. Hãy nhìn đất nước Nhật Bản ở bên bờ đại dương. Đất nước họ là những hòn đảo nằm chênh vênh giữa mênh mông đại dương, tài nguyên vô cùng ít ỏi nhưng họ lại là một trong ba quốc gia mạnh nhất thế giới. Đó là bởi vì họ biết tôn trọng kỉ luật, mỗi cá nhân đều có kỉ luật riêng của mình và tuân theo kỉ luật của toàn xã hội. Ít khi nào ta thấy họ xả rác bừa bãi ra đường, rác thải sinh hoạt luôn được phân thành các loại riêng biệt và được thu theo từng ngày quy định. Thế nhưng cũng có một số kẻ cố tình không tôn trọng kỉ luật xã hội gây ra những tệ nạn như: cướp của, giết người. Vậy nên, là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn tuân thủ những quy định kỷ luật của nhà trường, xã hội, rèn luyện cho mình tinh thần kỉ luật để khi ra đời có thể cống hiến cho xã hội nhiều điều hay.
2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật, mẫu 2 (Chuẩn)
Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội giúp cho cuộc sống của con người trở nên văn minh, tốt đẹp hơn, thế nhưng cũng làm nảy sinh rất nhiều những cái xấu, cái tiêu cực. Kỷ luật được đặt ra để giúp con người sống đúng với chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Vậy nên tôn trọng kỉ luật là điều cần thiết trong cuộc sống. Kỷ luật có nghĩa là quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi một tổ chức, cơ quan, suy rộng ra đó là hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia. Còn tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, tuân theo, là cách thể hiện nét văn hoá ở mỗi người. Tôn trọng kỷ luật tức là tuân theo các khuôn phép, những chuẩn mực đạo đức được đặt ra theo nền tảng đạo đức từ xưa đến nay. Việc tôn trọng kỉ luật sẽ làm cho con người sống có khuôn phép, điều chỉnh những hành vi của mình để sống đúng mực hơn trong xã hội. Những người sống có kỷ luật sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý của mọi người. Một đất nước mà người dân tuân theo pháp luật, kỷ luật sẽ sớm trở thành một đất nước ưu tú, một cường quốc mà điển hình là Nhật Bản. Ngược lại, nếu con người không tôn trọng và tuân theo các quy tắc kỷ luật thì sẽ sớm trở thành những con người của tệ nạn, giết người. Ở nước ta, đa số con người sống trong xã hội với sự tôn trọng kỷ luật gần như tuyệt đối. Thế nhưng vẫn có những kẻ như Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Tiến, … phá vỡ những kỷ luật đó để dẫn tới hành vi giết người khó tha thứ. Vậy nên, là một học sinh, một công dân, hãy luôn tôn trọng kỷ luật để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật, mẫu 3 (Chuẩn)
Kỷ luật là quy tắc xử sự chung được đặt ra trong một tổ chức, cơ quan, hiểu theo nghĩa rộng hơn là của toàn quốc gia, lãnh thổ nào đó. Tôn trọng là việc hiểu, tuân theo, coi trọng một sự vật, sự việc, con người, những quy định, … Tôn trọng kỷ luật tức là việc hiểu, coi trọng và làm theo những quy tắc chung trong xã hội. Kỷ luật sẽ giúp định hướng cho những con người khác biệt vào một thể thống nhất, để từ đó định hướng phát triển đi lên theo hướng tích cực. Nói đến kỉ luật, người ta hay nhắc tới nước Nhật – nơi có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới. Để làm được điều này, nước Nhật có những quy định về kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện con người từ nhỏ như các chào hỏi người lớn, cách học tập, cách làm việc, …Từ đó hình thành cho mỗi người kỷ luật chung của xã hội, định hướng họ phát triển theo các chuẩn mực đạo đức thống nhất. Việc tôn trọng kỷ luật sẽ tạo giúp con người đi vào khuôn khổ, tránh xa những điều tiêu cực, những tệ nạn xã hội, …giúp con người có thể dễ dàng thành công hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng có sự tôn trọng kỷ luật. Những kẻ không tôn trọng kỷ luật thường là những tên tội phạm, gây nên những điều xấu trong xã hội. Vậy nên, mỗi con người hãy hình thành cho mình tinh thần tôn trọng kỷ luật, tập thể để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
—————-HẾT—————–
Con người có tôn trọng kỷ luật thì mới làm nên được nghiệp lớn. Thế nhưng, trong đời sống cần phải có nhiều đức tính khác cũng như các yếu tố môi trường để tạo nên thành công. Các bài viết Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn, Nghị luận xã hội 200 chữ về thanh niên trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp