Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ (Chuẩn)
1. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Tính tự phụ
2. Thân bài
– Giải thích thế nào là tính tự phụ: Là việc đề cao quá mức năng lực, khả năng của bản thân.
– Biểu hiện của tính tự phụ:
+ Tuyệt đối hóa ý kiến của bản thân
+ Luôn cho mình là đúng
+ Không chịu lắng nghe người khác
+ Khi làm được việc gì sẽ trở nên kiêu ngạo và coi thường người khác.
– Tác hại của tính tự phụ:
+ Không nhận được sự tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh.
+ Tầm nhìn hạn hẹp, khó có thể tiến bộ
+ Không hòa nhập được với cộng đồng
– Nguyên nhân:
+ Quá đề cao cái tôi cá nhân
+ Bản tính thiếu khiêm tốn
– Bài học:
+ Học cách lắng nghe mọi người, tiếp thu những đánh giá, phê bình để hoàn thiện bản thân
+ Biết hòa mình vào công việc chung
3. Kết bài
Đánh giá chung
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ
1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ, mẫu 1 (Chuẩn)
Để đáp ứng xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, bên cạnh những phẩm chất, năng lực quan trọng mà con người cần trang bị như: Tự tin, chăm chỉ, kiên trì thì cũng có những mặt hạn chế mà con người nhận thức, thay đổi, một trong số đó là tính tự phụ. Tự phụ là việc quá đề cao năng lực, khả năng của bản thân, luôn cho mình hơn người khác. Người có tính tự phụ luôn coi mình là “trung tâm của thế giới”, trong bất cứ việc gì họ cũng sẽ luôn cho mình là đúng. Cũng vì tuyệt đối hóa năng lực, khả năng của bản thân mà người có tính tự phụ luôn coi thường, không tôn trọng ý kiến, luôn đánh giá thấp năng lực của người khác, bởi vậy hình ảnh của người có tính tự phụ trong mắt người khác cũng trở nên xấu xí, hợp hĩnh. Người có tính tự phụ sẽ rất khó khăn khi làm những công việc đòi hỏi sự hợp tác, bởi hợp tác là cùng nhau đóng góp ý kiến để hoàn thành một việc gì đó, việc hợp tác sẽ chẳng thể thuận lợi nếu người tự phụ luôn đề cao ý kiến cá nhân mà không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng đội. Tính tự phụ được hình thành do bản thân con người quá đề cao cái tôi của bản thân, sống theo chủ nghĩa cá nhân, không biết lắng nghe, chia sẻ. Người tự phụ quá tin tưởng vào năng lực bản thân mà đánh mất đi sự khiêm tốn trước mặt mọi người. Khi khép mình trong thế giới của bản thân, không biết lắng nghe, học hỏi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ. Cần loại bỏ tính tự phụ bằng cách lắng nghe, tôn trọng những người xung quanh.
2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ, mẫu 2 (Chuẩn)
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người tự tin, mạnh dạn thử sức trong nhiều công việc, lĩnh vực để phát huy được năng lực của bản thân. Tự tin là tốt nhưng khi sự tự tin bị tuyệt đối hóa trong chủ nghĩa cá nhân sẽ hình thành tính tự phụ. Tự phụ là việc xem trọng, đánh giá quá cao cái tôi của bản thân, luôn coi mình là trung tâm mà không để ý đến ý kiến của những người xung quanh. Tự phụ khác với tự tin, cũng không giống tự hào. Nếu tự hào là niềm hãnh diện, kiêu hãnh về thành tích, năng lực vượt trội của bản thân thi tự phụ lại là việc đề cao một cách mù quáng mà hạ thấp những người xung quanh. Khi chỉ biết đến bản thân mình, coi mình là “cái rốn của vũ trụ” thì người có tính tự phụ sẽ không nhận được sự tôn trọng, yêu quý, thậm chí là sự xa lánh của những người xung quanh. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ một Dế Mèn kiêu ngạo, tự phụ về bản thân trong Dế Mèn phiêu lưu kí, vì sự ngạo mạn, coi trời bằng vung mà Dế Mèn đã gây ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt và nhận được bài học đường đời đầu tiên của mình. Tính tự phụ có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho những mối quan hệ xã hội và với chính sự phát triển của con người. Nếu tự xem mình là tài giỏi mà không quan tâm đến ý kiến, đóng góp của người khác thì người tự phụ sẽ rất khó nhận ra được ưu, nhược điểm của bản thân, từ đó mà dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, không thể tiến bộ và phát triển xa hơn.
3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ, mẫu 3 (Chuẩn)
Tự phụ là việc tự cho mình là tốt đẹp, tài giỏi hơn người. Người có tính tự phụ bị giới hạn trong thế giới hạn hẹp, nhỏ bé của bản thân mà không mở rộng được tầm nhìn ra thế giới. Vì luôn đề cao, tuyệt đối hóa “cái tôi” của bản thân mà người có tính tự phụ không quan tâm, thậm chí coi thường năng lực của những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội vì thế mà cũng dần trở nên rạn nứt. Hình ảnh người có tính tự phụ trong mắt những người đối diện cũng trở nên xấu xí, méo mó. Người tự phụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống trong tập thể, bản chất luôn coi mình là đúng, không coi ai ra gì sẽ không nhận được sự yêu quý, tôn trọng của người khác. Khi không thể hòa nhập vào tập thể, cộng đồng, người tự phụ sẽ trở nên đơn độc, đáng thương. Mặt khác, người có tính tự phụ thường không tự nhận thức được những mặt hạn chế của bản thân bởi họ luôn đánh giá cao bản thân mình, khi không có sự nhìn nhận khách quan, không biết học hỏi, lắng nghe thì con người sẽ không thể tiến bộ. Tự phụ là một nét tính cách tiêu cực đã và đang tồn tại ở rất nhiều người, để khắc phục chúng ta cần biết khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe người khác, biết tiếp thu những lời phê bình để hoàn thiện bản thân mình hơn. Biết hòa mình vào tập thể, biết cách tôn trọng và hợp tác với mọi người để phát triển bản thân và giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn.
——————–HẾT—————–
Để hoàn thiện bản thân, bên cạnh việc loại bỏ những tính cách tiêu cực như tính tự phụ, chúng ta cần trau dồi thêm những phẩm chất tốt đẹp khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về tính tự lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh, Nghị luận xã hội về tính tự lập, Nghị luận xã hội về đức tính chăm chỉ, Nghị luận xã hội Đức tính khiêm tốn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp