Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

0
131
Rate this post

Đề bài: Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

nghi luan xa hoi ve thoi vo trach nhiem

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm
 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

I. Dàn ý nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

2. Thân bài

· Thói vô trách nhiệm là gì?
· Biểu hiện của thói vô trách nhiệm:
· Bản thân sống buông thả, bất cần trong công việc, mặc kệ cái sai của mình
· Thờ ơ với những người xung quanh…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm (Chuẩn)

Mỗi con người chúng ta được sinh ra và tồn tại trên thế giới này đều là một điều may mắn, mặc dù cuộc đời của mỗi người là hoàn toàn khác nhau song chúng ta có chung một trách nhiệm đó chính là trách nhiệm với cuộc đời của mình. Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại, sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

“Vô trách nhiệm” chính là không có trách nhiệm, thói vô trách nhiệm của con người ở mức độ cá nhân là vô trách nhiệm với bản thân, cao hơn là vô trách nhiệm với những người thân, bạn bè và mọi người xung quanh, cuối cùng là sự vô trách nhiệm với xã hội mà chính mình đang tồn tại trong đó. Người vô trách nhiệm sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt, họ luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống rất dễ nhận biết, thói hư tật xấu này như những cây cỏ dại, mọc lan rất nhanh và có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất cứ con người và hoàn cảnh nào nếu như nơi đó có điều kiện cho chúng sinh sôi, nảy nở.

Một con người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chính mình, có ốm đau hay biểu hiện nguy hại gì cũng mặc kệ, không thăm khám hay kiểm tra tình hình sức khỏe cơ thể. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Đối với mọi người xung quanh, người vô trách nhiệm có thể vô tâm với chính người thân trong gia đình của mình, cha mẹ là người sinh ta ra nhưng đến khi ốm đau những người con lại đùn đẩy trách nhiệm trông nom cho nhau, không ai chịu chăm nom cha mẹ, ai cũng bày biện lý do để thoái thác trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm của bạn bè với nhau là luôn giúp đỡ, động viên nhau cùng vươn lên nhưng với người vô trách nhiệm, họ lại thờ ơ trước khó khăn của bạn bè, không quan tâm hay nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm động viên, an ủi trước nỗi đau thương của bạn. Với những vấn đề của cộng đồng, xã hội, người vô trách nhiệm dường như không quan tâm, không chú ý tới, tách biệt mình ra khỏi những hoạt động chung. Hoặc nếu có tham gia vào những công việc chung khi xảy ra sự cố, sai sót sẽ chối đẩy, không nhận lỗi sai, cố tình đẩy trách nhiệm cho người khác. Quả thực một người có thói vô trách nhiệm kéo theo sự xấu xa, suy đồi về mọi mặt. Không chỉ làm cho chính họ mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa chính nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Phải chung sống và làm việc cùng người vô trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm và gánh hậu quả thay cho người đó, từ đó mà người vô trách nhiệm dần mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, bị mọi người chê trách, xa lánh. Vô trách nhiệm trong bất cứ nghề gì cũng khiến cho năng suất và chất lượng làm việc kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.

Thói vô trách nhiệm là thói xấu mà tất cả mọi người phải diệt trừ và tránh xa, chính cá nhân mỗi người phải có nhận thức rõ ràng về biểu hiện cũng như tác hại của thói vô trách nhiệm, đồng thời phải không ngừng đặt trách nhiệm của mình với cuộc sống lên hàng đầu. Với tất cả mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình, ta đều phải đề cao trách nhiệm của mình trong đó, sống có trách nhiệm chính là sống có ý nghĩa.

——————-HẾT———————

Để chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Thói vô trách nhiệm sẽ như một thứ axit vô hình hủy hoại cuộc sống. Tìm đọc thêm những bài nghị luận về trách nhiệm và thói vô trách nhiệm, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo: Suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Suy nghĩ về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ, Nghị luận xã hội về sống có trách nhiệm.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-thoi-vo-trach-nhiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp