Đề bài: Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
I. Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết (Chuẩn)
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
2. Thân bài
· Đoàn kết là gì?
Là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết tại đây
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết (Chuẩn)
Trong xã hội của chúng ta, mỗi cá nhân con người đều là một tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội, giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ ấy một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi ích. Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập, riêng lẻ nào khác. Tinh thần đoàn kết trong con người được thể hiện rất cụ thể, đó là sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cùng chung tay hợp sức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng, đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa bình và tự do như hôm nay.
Khi sống trong hòa bình, dân tộc ta vẫn không đánh mất hay lãng quên đi tinh thần đoàn kết ấy, trước đây là đoàn kết đấu tranh còn giờ đây là đoàn kết để xây dựng và phát triển, bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch nhăm nhe. Toàn dân cùng nhau tăng gia sản xuất, cùng giúp nhau xây dựng đời sống xã hội văn minh tốt đẹp, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như phát động chiến dịch “Hướng về miền Trung” – cùng chung tay khắc phục thảm họa sau lũ lụt cùng đồng bào miền Trung, chiến dịch “Giải cứu dưa hấu”, giúp đỡ bà con nông dân khi cơn lũ kéo theo mùa màng trôi đi. Sự đoàn kết còn thể hiện trong sự thống nhất đi theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng và quyết tâm chống lại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về câu nói “Ở đâu có đoàn kết, ở đó có thành công”, đó chính là lời khẳng định về vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Hay câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Sự đoàn kết giúp cho chúng ta có thêm nhiều nguồn sức mạnh khác nhau vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, mỗi cá nhân có mặt mạnh khác nhau nhưng chưa toàn diện, mà tổng hợp những mặt mạnh đó tạo nên tập thể có sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn đến thành công. Cá nhân dù có hoàn hảo và toàn diện đến đâu nhưng thiếu sự đoàn kết sẽ khó đạt được mục đích. Chính vì vậy, chúng ta phải biết đoàn kết với nhau, phải biết hy sinh vì nhau hướng tới lợi ích chung nhất. Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.
Là người học sinh, chúng ta phải nhận thức rõ được vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Để từ đó gây dựng một tập thể lớp đoàn kết, một ngôi trường đoàn kết và rộng hơn là một xã hội đoàn kết. Chúng ta đoàn kết không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì lợi ích lâu dài là bảo vệ và phát triển đất nước.
———————HẾT——————–
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, điều đó được thể hiện thông qua quá trình xây dựng đất nước, công cuộc chống giặc ngoại xâm hay việc chung tay chống đại dịch Covid thời hiện tại. Để thấy hết được vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cùng với Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết, Thuthuat. còn giới thiệu đến các em nhiều bài văn mẫu đặc sắc khác như: Nghị luận xã hội Lá lành đùm lá rách, Nghị luận xã hội về lòng yêu nước, Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng, Chứng minh câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp