“Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té, có phải thế không?”. Đây là lời Bác Hồ căn dặn ai?
Nếu các em chưa biết đáp án đúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người cách mạng phải học suốt đời căn dặn ai?
Ngày 15 tháng 5: “Người cách mạng phải học suốt đời”
“Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té, có phải thế không?”. Đây là lời Bác Hồ căn dặn ai?
=> Đây là lời Bác Hồ căn dặn bà Nguyễn Thị Định vào ngày 15/5/1946 khi Bác đến thăm đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc. Chi tiết về sự kiện lịch sử này, các em hãy đọc kỹ thông tin bên dưới nhé.
Cách đây 88 năm, ngày 15-5-1921, báo cáo của mật thám Pháp cho biết, suốt ngày hôm đó, Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp Hội đồng toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp ở Paris.
Ngày 15-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc. Hồi ức của bà Nguyễn Thị Định – một thành viên của đoàn – kể lại rằng, khi được biết Nam bộ đang rất cần súng đạn, Bác nói: “Thế nào Trung ương và Chính phủ cũng có súng gửi về Nam. Nhưng nước ta còn nghèo, các cô, các chú về, phải đánh Pháp cho giỏi, cướp lấy súng của nó dùng thì cái vốn đó mới nhiều”. Với bà Nguyễn Thị Định, Bác khuyên: “Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm, không có đèn, không có gậy, dễ vấp té, có phải thế không?”.
Ngày 15-5-1948, Bác gửi thư cho Lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh tổ chức tại Định Hóa (Thái Nguyên), trong đó viết: “Học cốt để mà hành. Mỗi cán bộ tốt phải thực hành mấy điều: 1. Đối với mình: phải làm đúng cần kiệm liêm chính. Mọi việc đều phải làm kiểu mẫu cho nhân dân. Phải luôn luôn cầu tiến bộ; 2. Đối với công việc: phải cẩn thận, phải có kế hoạch, kỹ lưỡng. Phải có ngăn nắp, chớ bao biện, chớ hiếu danh, tự đắc; 3. Đối với dân chúng: phải tôn trọng dân chúng, học hỏi dân chúng. Phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Luôn gần gũi quần chúng; 4. Đối với đoàn thể: phải tuyệt đối trung thành. Phải đặt lợi ích của đoàn thể (tức là lợi ích Tổ quốc) lên trên hết, trước hết. Mỗi ngày phải tự hỏi: Ta đã làm được việc gì có ích cho đoàn thể, chưa làm thì phải gắng làm đi. Người cán bộ phải có tinh thần chịu khổ, chịu khó. Phải luôn giữ tấm lòng chí công vô tư…”.
Ngày 15-5-1953, trong bài viết “Nhiệm vụ nhà nước dân chủ mới” (ký bút danh Đ.X) trên Báo Cứu Quốc, Bác nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Nhà nước dân chủ mới là: Xây dựng chính quyền, quân đội, kinh tế, văn hóa, giáo dục đạo đức công dân với lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, bảo vệ của công”.
Ngày 15-5-1961, Bác viết thư gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, với câu kết luận: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Lá thư cũng nêu những nội dung mà sau đó trở thành cuộc vận động “5 điều Bác Hồ dạy”, đó là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh/ Thật thà, dũng cảm”.
Ngày 15-5-1965, Bác hoàn thành bản thảo đầu tiên của Di chúc được viết từ ngày 10-5-1965. Kể từ đó, trở thành nếp hàng năm, vào những ngày trước sinh nhật, Bác đều ngồi đọc và sửa lại Di chúc của mình.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp