Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp?

0
106
Rate this post

Đề bài: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp?

nhan vat ong hai goi cho em suy nghi gi ve nhung chuyen bien moi trong tinh cam cua nguoi dan viet nam thoi ki khang chien chong phap

Chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp qua truyện Làng

Bạn đang xem: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp?

Bài làm:

Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước là những tình cảm tốt đẹp trong lòng mỗi người dân. Và có lẽ, nó cũng là một đề tài xuyên suốt trong hầu hết mọi tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Nhà văn Kim Lân đã khắc hoạ tình yêu ấy qua một tác phẩm rất tiêu biểu và đặc sắc, trở thành một biểu tượng nghệ thuật bất hủ. Đó là truyện ngắn Làng, cùng viết về đề tài nông dân nhưng được biểu hiện trên một phương diện mới qua một tình huống bất ngờ và trớ trêu để bộc lộ tình yêu đất nước của ông Hai nói riêng và tình yêu nước của nhân dân Việt Nam nói chung thời kì cách mạng chống Pháp.

Ông Hai mang những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân từ bao đời: Hiền lành, chất phác, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và tình yêu sâu sắc với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ngày giặc đến làng, cả gia đình ông phải tản cư nơi miền khác. Khi xa làng, ông luôn nghĩ về ngôi làng của mình với bao niềm thiết tha và thương mến. Nghĩ về làng, “ông thấy mình như trẻ ra”, bao nhiêu kỉ niệm cùng những người anh em của mình trở về trong kí ức:

” Ồ, sao độ ấy mà vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, cũng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc, mê man suốt ngày Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”. Ông yêu làng của mình và nhớ da diết cái làng ấy. Ông luôn mong mình trở về để tham gia vào kháng chiến chống giặc, là người rất có trách nhiệm với công cuộc kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai bắt nguồn từ những điều gần gũi và bình dị, mở rộng ra là tình yêu lớn lao với kháng chiến, với Tổ quốc.

Nhắc đến Chợ Dầu, ông luôn tự hào và trong ánh mắt ngời sáng bao niềm vui. Ông căm ghét lũ giặc cướp nước. Ông luôn theo dõi những tin tức của làng mình qua phòng thông tin đọc báo. Ông vờ xem tranh để nghe những thông tin về đất nước, khi nghe được tin thắng lợi của quân ta, tin quân địch bị tập kích “ruột gan ông lão cứ múa cả lên”. Ông yêu kháng chiến và quan tâm nồng nhiệt đến kháng chiến.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, thì “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Ông nghẹn ngào không nói nên lời, cứ cúi gằm mặt xuống. Từ niềm tin, niềm tự hào về ngôi làng trở thành niềm tuyệt vọng, xót xa. Ông không dám tin điều mình vừa nghe là sự thật. Càng yêu làng ông càng đau khổ khi nghĩ về làng mình với cái tiếng khủng bố. Ông thắc mắc, nghi ngờ vào cái điều mà người ta nói về làng ông. Sau cái ngày nghe tin, ông luôn cảm thấy xấu hổ, tủi nhục. Lúc về đến nhà, lão nhìn lũ con rồi tủi thân mà giàn giụa nước mắt. Lão thương các con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?…”, lão thương cho chính mình, cho ngôi làng và thương cho kháng chiến. Tình yêu làng càng lớn thì nỗi tủi hổ ấy càng sâu đậm. Nhiều ngày, ông không dám ra ngoài, quanh quẩn trong ngôi nhà chật hẹp mà nghe ngóng tin tức. “Nghe ngóng xem tình hình bên ngoài ra sao? Một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”.

Dường như, trong tâm trí ông lúc này là sự đau đớn đến cùng cực, tuyệt vọng đến cùng cực, làng ông theo Tây nghĩa là làng ông phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ.

Làng Chợ Dầu là máu thịt của ông, cách mạng là ánh sáng của cuộc đời ông, của gia đình và của dân tộc. Ông Hai đứng giữa hai bờ lựa chọn: hoặc về làng theo Tây, hoặc từ bỏ làng theo kháng chiến. Cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đây là một quyết định rất cao đẹp và đúng đắn, ông đã gạt bỏ những tình cảm riêng tư để hướng tới tương lai, niềm vui chung của đất nước, của dân tộc. Tình yêu nước của ông rât đỗi sâu nặng và thiêng liêng, đó là niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào cụ Hồ , vào cuộc kháng chiến cả dân tộc , “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”.

Khi tin làng Chợ Dầu được cải chính “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui , rạng rỡ hẳn lên”. Bao ngày đau khổ giờ bỗng phấn khích, đi đâu ông cũng khoe làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt sạch. Ông chứng minh cho mọi người rằng Chợ Dầu không phản bội cách mạng, không theo Tây. Với mỗi người nông dân, căn nhà như là một cơ nghiệp bền vững nhưng sự mất mát vật chất ấy không thể sánh được với danh dự, với tinh thần cách mạng lớn lao. Điều đó, như một khẳng định chắc chắn về tình yêu làng, lòng trung thành với cách mạng trong ông.

Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai – một người nông dân giàu tình yêu quê hương đất nước – là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Có ý thức giác ngộ cách mạng từ sớm, trung thành với kháng chiến, tình yêu bình dị với làng quê thống nhất trong tình yêu của đất nước, dân tộc.

———————HẾT———————-

Truyện ngắn Làng là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân, bên cạnh bài làm văn Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp?, học sinh và thầy cô tham khảo thêm các bài làm văn mẫu như Phân tích truyện Làng của Kim Lân, Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân, Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân, Nhân vật người yêu làng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, hay cả phần Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân, Soạn bài Làng.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nhan-vat-ong-hai-goi-cho-em-suy-nghi-gi-ve-nhung-chuyen-bien-moi-trong-tinh-cam-cua-nguoi-dan-viet-nam-thoi-ki-khang-chien-chong-phap/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp