Đề bài: Từ đoạn trích Trao duyên đã học, anh, chị hãy Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn Trao duyên.
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn Trao duyên
Bạn đang xem: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn Trao duyên
Bài mẫu: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn Trao duyên
Đoạn trích Trao duyên trích trong tác phẩm Truyện Kiều – một thiên truyện viết bằng chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du. Năm trong phần hai – gia biến và lưu lạc, đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát được bi kịch về tình yêu tan vỡ, bi kịch số phận người phụ nữ thấp cổ bé họng, cuộc đời long đong lận đận trong xã hội phong kiến xưa. Qua đó. tác giả đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, từ đó bộc lộ nhân cách và nhân vật của nàng Kiều – nhân vật chính trong truyện.
Gia đình gặp biến cố, cha của Kiều bị kẻ xấu vu oan. Đứng trước hoàn cảnh ấy, Kiều nhanh chóng quyết định sẽ bán mình cho một gia đình tử tế, lấy tiền chuộc cha. Nàng không hề nao núng khi đưa ra quyết định tưởng chừng như rất mạo hiểm và khó khăn ấy. Khi việc nhà đã ổn thỏa, đêm trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã băn khoăn, trăn trở, thao thức nghĩ về Kim Trọng – người yêu, người thương, mối tình đầu của nàng hiện vẫn đang chịu tang ở quê, chưa hề hay biết gì về thảm cảnh của nàng. Đứng trước tình huống như vậy, Kiều đã đưa ra mong muốn được trao duyên cho Thúy Vân – em gái nàng, nhờ em tiếp tục mối duyên với Kim Trọng thay nàng. Nhận thức được sự khó khăn của việc trao duyên, Kiều đã mở lời rất khéo léo, có phần cung kính, cẩn trọng:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa” thể hiện phận đi nhờ vả, lụy phiền đến người khác. Tuy xét theo vai vế, Kiều là chị của Vân, nhưng chính Kiều đã nhún nhường, hạ mình vơn lơn, lạy xin em hãy chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng trước khi theo Mã Giám Sinh đi đến nhà người chủ đã mua Kiều. Câu nói vừa là lời nhờ vả, lại có phần ràng buộc khiến Thúy Vân không thể từ chối. Kiểu bộc lộ tính cách của một cô gái thông minh, sắc sảo, ăn nói tinh tế và rất nhún nhường. Ý thức được hoàn cảnh và thân phận của mình, Kiều chấp nhận hạ mình xuống địa vị thấp hơn, từng lời nói cũng thấm đẫm nước mắt của sự thương xót, khổ đau
Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Đứng trước những kỉ niệm của tình yêu đôi lứa, Kiều không nỡ lòng hoàn toàn buông bỏ:
Chiếc mành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
“Chiếc mành”, “bức tờ mây”, “quạt ước”, “chén thề”, những kỉ niệm của tình yêu nồng cháy. Kim và Kiều đã thực hiện lời thề ước hẹn nên duyên, trao cho nhau những kỉ vật làm tin, Giờ đây, trong hoàn cảnh quẫn cùng, nàng buộc phải trao lại những kỉ vật đó cho em gái. Tình yêu níu kéo day dứt, Kiều đã không cầm được lòng mà nói “Vật này của chung”. Có người cho rằng, hành động này của Kiều thể hiện sự ích kỉ, đã đi nhờ vả em lại còn đòi hỏi. Nhưng nào có ai đang tâm cắt bỏ hoàn toàn mối duyên tình của mình khi nhịp đập trái tim vẫn còn thổn thức. Cái tiếc nuối rất con gái, rất trăn trở, tâm trạng bị giằng xé giữa lý và tình. Nghe có vẻ vô lý, nhưng câu nói ấy của Thúy Kiều thể hiện một khía cạnh mạnh mẽ, biết mưu cầu, khao khát hạnh phúc cho bản thân của nàng. Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, giữa chữ hiếu và chữ tình, “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”. Điều đó đã làm ngời sáng lên tâm hồn cao đẹp, tấm lòng vị tha, biết nghĩ cho hạnh phúc gia đình trước khi nghĩ đến bản thân.
Đứng trước hoàn cảnh gia đình và số phận cá nhân, Thúy Kiều sẵn sàng để tình cảm chi phối, sẵn sàng đưa mình ra làm vật thế thân, đổi lấy êm ấm gia đình, nhưng khi đối mặt với tình yêu với Kim Trọng, nàng lại dùng dằng chẳng thể rõ ràng. Vừa muốn trao duyên cho em, vừa muốn giữ lại cho mình chút kỉ niệm bé nhỏ. Xét về nhân cách, Kiều là một cô gái thông minh, tinh tế, có học thức lại xinh đẹp, tài giỏi, xuất thân trong gia đình gia giáo, nhưng khi cần thiết, nàng chấp nhận hạ mình thấp hơn người khác, chấp nhận bị mua bán như một món hàng, chấp nhận lạy thưa em gái của mình.
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt. Qua những chi tiết miêu tả hành động cũng như lời nói của nàng, người đọc nhìn thấy chính những cung bậc cảm xúc của mình trong Kiều, Kiều không hề là hình tượng nhân vật cổ tích tài sắc vẹn toàn mà cũng có những đấu tranh nội tâm sâu sắc.
Bằng khả năng khai thác tâm lý nhân vật cùng cách lựa chọn ngôn từ tinh tế, Nguyễn Du đã làm nổi bật lên tính cách đặc trưng của nhân vật Thúy Kiều, đồng thời để cho nhân vật tự bộc lộ nhân cách, thân phận qua những tình huống éo le đứng giữa lý trí và tình cảm. Tác giả cũng thể hiện nỗi xót xa cho những thân phận tài giỏi nhưng kém may mắn, thể hiện sự tôn trọng, kính yêu những tấm lòng nhân hậu, giàu tình cảm.
—————–HẾT———————
Bài thơ trao duyên là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 10, ngoài bài làm văn Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn Trao duyên, thầy cô và các bạn học sinh có thể tìm hiểu thêm những bài làm văn khác như Hãy phân tích đoạn thơ từ câu “Dù em nên vợ nên chồng” đến hết đoạn Trao duyên, Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên, Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên, Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, hay rất nhiều những phần khác như Soạn văn lớp 10 – Trao duyên trích Truyện Kiều.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp