Nhóm cạnh Rubik bằng phương pháp chạy tâm liên hoàn ( 4×4, 5×5, 6×6…)

0
73
Rate this post

Phương pháp chạy tâm liên hoàn là một trong số phương pháp nâng cao mà các Cuber hay sử dụng để thực hiện việc nhóm các cạnh khi giải các Cube lớn từ 4×4 trở lên. Phương pháp này giúp giảm thiểu các phép quay khối và hỗ trợ look ahead dễ dàng hơn. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu cách sử dụng phương pháp chạy tâm liên hoàn thông qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung

Bạn đang xem: Nhóm cạnh Rubik bằng phương pháp chạy tâm liên hoàn ( 4×4, 5×5, 6×6…)

Như đã giới thiệu ở trên, phương pháp Chạy tâm liên hoàn hay còn gọi là phương pháp 3-2-3 ( đối với giải Rubik 4×4, dùng Yau Method), là một trong số những phương pháp nâng cao được sử dụng để nhóm các cạnh khi giải các Cube lớn. Thay vì nhóm từng cạnh một, bạn có thể nhóm nhiều cạnh cùng lúc. 

Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong việc giải Rubik theo phương pháp Đơn giản hóa hoặc khi giải bằng Yau Method, giúp cải thiện thời gian quay và được sử dụng nhiều ở giải Rubik 4×4 hơn là các Rubik lớn hơn. Vì vậy, ở bài viết này mình sẽ lấy mẫu là Rubik 4×4. Phương pháp để sử dụng cho 5×5 và Rubik lớn hơn cũng sẽ tương tự.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn

Sau khi bạn đã giải xong các mặt tâm và giải xong dấu cộng màu trắng ( Cross), bước tiếp theo bạn cần làm đó là nhóm các cạnh lại với nhau để biến khối Rubik 4×4 thành khối 3×3. Đây là lúc cần áp dụng  phương pháp Chạy tâm liên hoàn.

Xem thêm: Hướng dẫn giải Rubik 4×4 bằng Yau Method

Bước 1: Nhóm 3 cạnh bên bằng chạy tâm ngang

– Trước tiên, thực hiện bước xoay Uw (hoặc Uw’) để làm lệch các tâm mặt bên đi.

http://thcs-thptlongphu.edu.vn/wp-content/uploads/2023/03/cacc81c20bc6b0c6a1cc81c20nhc3b3m20ce1baa1nh20be1bab1ng20chacca3y20tc3a2m20lic3aan20hoacc80n200.html

– Xác định vị trí của hai cạnh của cùng một cặp cạnh bên cần nhóm với nhau bất kì. Ví dụ: ta sẽ nhóm hai cạnh Xanh lá – Vàng.

– Thực hiện các bước xoay cần thiết để đưa: một cạnh về vị trí trên bên trái của lát E ( Vị trí A) ; và một cạnh còn lại ở góc dưới bên phải ( vị trí B) như hình. Sao cho chúng sẽ nhóm với nhau thành cặp nếu thực hiện một bước xoay Uw ‘ (hoặc Uw).

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 1

– Tiếp theo ta sẽ nhóm cạnh cho viên cạnh đang ở  vị trí phía trên của B là C, ở đây là viên Cam – Xanh. Tìm viên cạnh Cam – Xanh thứ hai, và đưa về vị trí cạnh góc dưới bên phải – vị trí D. ( Sao cho C và D sẽ nhóm với nhau thành cặp nếu thực hiện một bước xoay Uw ‘ (hoặc Uw) )

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 2

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 3

– Thực hiện tương tự với cặp cạnh tiếp theo cần nhóm. Ở đây là Xanh da trời – Đỏ ( phía trên vị trí D).

– Sau khi cả 6 cạnh của 3 nhóm cạnh đã vào đúng vị trí, thực hiện một bước xoay Uw’ (hoặc Uw) để nhóm 3 cạnh đó lại với nhau.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 4

Bước 2: Nhóm 2 cạnh đồng thời: cạnh bên còn lại và một cạnh mặt U

Sau khi nhóm 3 cạnh bên, chúng ta còn lại 1 cạnh bên và 4 cạnh mặt trên U chưa được nhóm. Ở bước này, chúng ta sẽ nhóm đồng thời cạnh bên còn lại và một cạnh mặt U.

– Trước tiên, xác định màu của mảnh cạnh nằm phía trên của cạnh chưa nhóm. Ở ví dụ này là cạnh Xanh da trời – Cam.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 5

– Tìm vị trí của cạnh Xanh da trời – Cam còn lại. Thực hiện các phép quay cần thiết để đưa mảnh cạnh này về vị trí phía dưới bên phải, vị trí E như hình để có thể nhóm chúng lại khi xoay Uw’.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 6

– Tuy nhiên, trước khi thực hiện Uw’ , kiểm tra xem viên ở vị trí phía trên bên phải của E là màu gì, trong ví dụ này là Vàng – Cam, bởi vì khi chúng ta cần phải ghép đồng thời cả cạnh này nữa.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 7

– Tìm mảnh Vàng – Cam còn lại, thực hiện phép xoay cần thiết để đưa mảnh này về vị trí F như hình.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 8

– Thực hiện công thức Uw’ R U R’ để đồng thời: nhóm cặp Xanh da trời- Cam , đưa cạnh này lên tầng U và đưa viên Vàng – Cam ở F xuống vị trí E.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 9

– Thực hiện  Uw để nhóm cạnh Vàng – Cam.

Các bước nhóm cạnh bằng chạy tâm liên hoàn 10

Bước 3: Nhóm 3 cạnh còn lại

Thực hiện phương pháp tương tự như Bước 2 để nhóm 2 cạnh còn lại với nhau đồng thời. Khi nhóm 2 cạnh này hoàn thành, đồng nghĩa 1 cạnh còn lại cũng được nhóm.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nhom-ca%cc%a3nh-rubik-bang-phuong-phap-cha%cc%a3y-tam-lien-hoan-4×4-5×5-6×6/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp