Noah là ai? Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

0
245
Rate this post

Noah là ai?

Noah là vị tộc trưởng cuối cùng trước thời Đại Hồng thủy, thọ 950 năm.

Ngày nay chỉ cần nói với ai đó về một người sống 200 tuổi chứ chưa nói đến 900, họ đã lập tức hoài nghi và khẳng định con người sao có thể sống lâu vậy được. Tuy nhiên trên thực tế, một số văn tự cổ cho thấy điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo Kinh Thánh, trong lịch sử cổ đại, có 10 vị tộc trưởng từng sống rất lâu trên Trái đất trước khi cơn Đại Hồng thủy quét qua. Và Methuselah là vị tộc trưởng có tuổi thọ cao nhất khi sống tới 969 tuổi.

Methuselah là ông nội của Noah. Noah được nhắc đến trong kinh Cựu Ước, sách Khải huyền, kinh Tân Ước, ngoài ra còn được đề cập trong các sách Phúc âm của Matthew, Phúc Âm Luca, Thư tín cho người Do thái, Peter thứ nhất và Peter thứ 2,…

Theo Tanach (bộ quy điển của Kinh thánh Hebrew) và Kinh Thánh, Noah cùng với vợ, các con trai là Shem, Ham, Japheth, và các cô con dâu là những người sống sót sau trận Đại Hồng thủy do Thiên Chúa giáng xuống để hủy diệt hậu duệ của Adam và Eva, vì đạo đức của họ đã băng hoại.

Khi Noah được 600 tuổi, Đức Chúa Trời đã khai thị cho ông xây dựng một chiếc thuyền lớn bằng gỗ phủ nhựa đường để bảo vệ ông và gia đình, cũng như các loài động vật trong trận lụt.

Noah là ai?
Noah là ai?

Điều đặc biệt là Noah cũng được các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham coi là cha đẻ của nhân loại.

Theo các văn tự cổ, Noah là người thứ 10 và cuối cùng trong các tộc trưởng có tuổi thọ lâu đời: Noah qua đời sau trận lụt 350 năm ở tuổi 950. Kinh thánh và các văn tự cổ khác giải thích Noah là người đàn ông có tuổi thọ cao thứ 3 vượt qua cả Adam (thọ 930 tuổi). Tương ứng với tuổi thọ của mình, ông đã có ba người con sau tuổi 500.

Mặc dù một số học giả từ chối thừa nhận sự tồn tại của trận Đại Hồng thủy, nhưng cho đến nay, người ta đã phát hiện nhiều bằng chứng về trận lũ lớn này. Nhiều nhà khảo cổ chỉ ra rằng từng có một trận lụt rất lớn xảy ra vào khoảng 5.000 đến 7.000 năm trước. Trận lụt đã ảnh hưởng đến các vùng đất khác nhau có phạm vi kéo dài từ Biển Đen cho đến những vùng đất được xem là cái nôi của nền văn minh nằm giữa lưu vực sông Tigris và Euphrates.

Vào ngày 20/6/1987, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah.

Các văn tự cổ còn cho biết về sau, các con trai của Noah trở thành tổ tiên của nhân loại mới. Tuy nhiên, đạo đức của thế hệ này lại ngày càng tụt dốc, đặc biệt là khi họ dám xây dựng tòa tháp Babel ở thành cổ Babylon để cạnh tranh với Thiên Chúa.

Đạo đức tụt dốc sẽ đẩy con người tiếp tục đến vực thẳm tội lỗi. Và Đức Chúa Trời sẽ lặp lại lịch sử để trừng phạt con người. Kết quả là thay vì ban đầu tất cả đều nói chung một ngôn ngữ thì nay họ không thể hiểu nhau vì ngôn ngữ bị chia ra làm nhiều thứ tiếng. Con người cũng bị phân tán khắp nơi trên Trái đất. Tòa tháp Babel cũng vì thế mà đành dang dở.

Quay trở lại tuổi thọ của các tộc trưởng trước thời kỳ Đại Hồng thủy, theo sách Sáng Thế Ký, tuổi thọ của họ lần lượt là: Adam 930 năm, Seth 912, Enos 905, Kenan 910, Mahalalel 895, Jared 962, Enoch 365 (không chết mà được Đức Chúa Trời đưa đi), Methuselah 969, Lamech 777, Noah 950.

Thực tế này đặt ra một số câu hỏi. Những người được gọi là tộc trưởng có tuổi thọ lâu đời kia là ai? Làm sao họ có thể sống hàng trăm năm tuổi? Phải chăng họ khác với con người bình thường?

Điều kỳ lạ là bằng chứng về tuổi thọ siêu dài của con người cũng từng được ghi chép trong nhiều văn tự cổ khác nhau.

Ví dụ, trong Danh sách Vua Sumer miêu tả rõ ràng như sau: “Sau khi vị vua hạ xuống từ thiên thượng, vương quyền sẽ ngự ở Eridug. Ở Eridug, Alulim trở thành vua, ông đã trị vì trong suốt 28.800 năm. Vua Alaljar trị vì trong 36.000 năm. Tổng cộng hai vị vua này trị vì trong 64.800 năm”.

Danh sách Vua Sumer mô tả 8 vị vua đã cai trị trên Trái đất tổng cộng 241.200 năm, từ khi xuất hiện vương quyền có “nguồn gốc từ Thiên Thượng” cho đến thời điểm Đại Hồng thuỷ quét qua Trái đất.

Có thể thấy, nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác nhau đã mô tả con người từng có tuổi thọ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Nhưng con người ngày nay không thể sống lâu đến thế.

Một số học giả cho rằng con người trước đây có thể đã từng thọ đến hàng ngàn năm, nhưng tới thời điểm sau nạn hồng thuỷ, vì đạo đức trở nên xuống cấp, nên Chúa Trời đã rút ngắn tuổi thọ của họ lại. Như trong Sáng Thế Ký 6:3 từng nói: “Và sau đó Chúa đã nói, ‘Thánh Linh của ta sẽ không tranh đấu với con người mãi mãi, vì hắn cũng là xác thịt; tuy nhiên đời người sẽ là 120 năm’”.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về con tàu Noah (Nô-ê) đã chiến thắng cơn đại hồng thủy trong kinh thánh. Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Và bài viết này nhằm giải đáp một phần nghi vấn xung quanh việc liệu tàu Noah hay một thứ gì tương tự nó có tồn tại hay không. Hi vọng sẽ đem lại những thông tin bổ ích.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Huyền thoại

Câu chuyện kể rằng vào một ngày khi phải chứng kiến những tội ác mà con người gây ra, Thượng đế đã cảm thấy hết sức thấy tức giận và hối hận vì mình đã tạo ra loài người. Ngài đã quyết định sẽ tạo nên một cơn đại hồng thuỷ để quét sạch hết thảy những mầm mống của tội ác. Lúc bấy giờ, ở trên mặt đất, có một người tên Noah có lòng dạ ngay thẳng nên thượng đế không nỡ giết hại và đã báo mộng cho ông biết ý định của mình. Người khuyên bảo Noah hãy đóng một chiếc thuyền thật lớn để có thể chứa được tất cả những người thân của gia đình mình cùng với tất cả mọi loài động vật, nhưng mỗi loài chỉ được mang theo 1 cặp.

Nghe theo lời Thượng Đế, Noah đã đóng một chiếc thuyền khổng lồ, dài 360m, rộng 23m, cao 13,6m – được chia làm 3 tầng rồi đưa tất cả các loại động vật lên đó với mỗi loài chỉ có 1 cặp. Ngay khi thuyền được đóng xong và tất cả các loài đã lên được thuyền thì cũng là lúc cơn đại hồng thuỷ ập đến. Quả nhiên, nguồn nước ở vực sâu nứt ra, tràn ngập khắp nơi, một cơn mưa lớn và dữ dội kéo dài suốt 40 ngày đêm. Thượng đế đã hoàn thành việc trừng phạt loài người, mọi tội ác cùng với sự sống bị tiêu diệt trừ những sinh vật trên tàu Noah.

Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Noah thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Noah biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã hòa bình vì Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa. Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Noah này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình.

Và thế là Noah đã đưa tất cả các sinh vật ra khỏi thuyền, trở lại mặt đất để tiếp tục sinh sống. Thượng đế đã lập một giao ước với Noah và răn đe loài người rằng: “Các người hãy sinh sôi nảy nở để trám đầy mặt đất, nhưng nhớ rằng hễ các người còn tàn ác, và máu người khác vẫn còn chảy thì máu của các người cũng sẽ phải chảy.”

Những giả thuyết về trận lũ

Câu chuyện về trận lụt được tìm thấy trong chương 6 đến 9 của cuốn Sáng thế ký và câu chuyện kể về quyết định của Đức Chúa Trời khi mang tới cho Trái đất một cơn lũ kinh hoàng. Noah và gia đình ông, theo kể lại, đã được Chúa Trời tha mạng – cùng với hai loại động vật – gia đình ông trôi nổi trên một con tàu lớn. Cuốn Sáng thế ký ghi lại: “Và chỉ duy nhất một chiếc thuyền đi lênh đênh trên mặt nước, những ngọn núi cao nhất cũng bị nước nhấn chìm.”

Đầu tiên, chúng ta chưa thể tự nhiên suy đoán rằng thuyền Noah có thật hay không. Vấn đề nên được bắt đầu qua lịch sử, liệu rằng trận đại hồng thủy lớn như vậy có thực sự xảy ra hay không. Trên lý thuyết, nhiều nhà khoa học cho rằng điều đó là không thế. Tuy nhiên, các nhà địa chất William BF Ryan và Walter C. Pitman tới từ Đại học Columbia lại đưa ra ý tưởng rằng trận lụt lớn là kết quả khi mực nước Biển Đen tăng nhanh sau quá trình băng hà, thời gian vào khoảng 5600 năm trước công nguyên.

Giả thuyết về “Lũ của Noah” được các nhà địa chất cho rằng xuất phát từ các đỉnh băng tan trên biển Địa Trung Hải, thông qua eo biển Bosporus tới Biển Đen với lưu lượng lớn. Kết quả là làm lũ lụt trên phạm vi khoảng 96.560km vuông trên trái đất. Trong năm 2007, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy một chỏm băng tan của Greenland làm tăng mực nước biển toàn cầu lên 1,4 mét trong khoảng thời gian những năm 8740 và 8160 trước công nguyên. Vụ việc này đã khiến nhiều người phải di tản để thoát khỏi khu vực lũ.

Nhưng phần lớn giới khoa học vẫn rất hoài nghi về lý thuyết này và cho rằng nó chưa đủ tầm cỡ cũng như khả năng tạo ra “tàu noah”.

Những giả thuyết về trận lũ
Những giả thuyết về trận lũ

Noah trong các tài liệu

Nếu tìm hiểu xa hơn kinh thánh, nhân vật Noah thực chất đã xuất hiện trong những tư liệu từ nền văn minh Lưỡng Hà. Thời đại này là lúc họ phác thảo ra câu chuyện tương tự như trong kinh thánh, tuy nhiên Noah ở đây được gọi là Ziusudra. Sau thời đại đó đến những người Babylon, họ ghi lại một câu chuyện tương tự trong lịch sử. Noah ở đây có tên là Utnapishtim đã được cảnh báo về một trận bão lớn và xây dựng một chiếc thuyền lớn, chia làm sáu phần. Đại khái là nhân vật này xuất hiện trong nhiều tư liệu của các vùng miền khác nhau với những cái tên khác nhau.

Các nhà khoa học cho rằng có lẽ các câu chuyện đều được xây dựng dựa trên thực tế và nó xảy ra ở khu vực các con sông Tigris, Euphrates. Thực tế thì học có cơ sở khi tìm ra bằng chứng về trận lụt lớn ở vùng này có niên đại khoảng năm 2900 trước công nguyên. Trận lụt này đã làm xóa sổ một thành phố. Sau nhiều giả thuyết và nghiên cứu được đưa ra thì các nhà khoa học cho rằng Noah có thể là một thương gia rất giàu có. Ông ta có khả năng chuẩn bị một chiếc thuyền to để chống chọi với lũ. Qua nhiều thế hệ truyền miệng, cuối cùng Noah trở thành một huyền thoại với nhiều chi tiết thêm thắt trong Đạo Kitô – Do Thái, Đạo Hồi. Có lẽ vì mục đích tín ngưỡng mà ông đã được miêu tả với đặc trưng của mỗi tôn giáo.

Trong kinh thánh, Noah được miêu tả như một người công giáo mẫu mực, con chiên ngoan của chúa, là điểm sáng trong một thế giới đầy tội lỗi. Và sự sống sót của ông là do tính cách ngay thẳng và lựa chọn của chúa. Trong kinh Qur’an, Noah được gọi là Nuh, ông là một trong năm nhà tiên tri của hồi giáo. Cuốn sách của Surah nói của Noah nói như là một vị tiên tri của Chúa báo trước cho hàng xóm của mình về sự nguy hiểm sẽ xảy ra nếu họ không sống tốt hơn. Ngoài những điểm khác biệt này thì câu chuyện về Noah trong mọi tài liệu đều khá tương đồng. Đỉnh Ararat và Judi là 2 đỉnh núi được nhắc đến trong hai tôn giáo. Cho đến nay vẫn nhiều người tin rằng chiếc tàu còn tồn tại trên một trong hai đỉnh núi đó.

Thuyền của Noah – có hay không?

Theo nhiều nhà khoa học thì việc xây dựng một con thuyền bằng gỗ khổng lồ như miêu tả trong thời kì đó là không thể. Gỗ cũng không phải là loại vật liệu đảm bảo để đưa hàng ngàn nhân mạng qua một trận lũ lớn như miêu tả. Trong vòng 20 năm qua, có rất nhiều tin tức thất thiệt xung quanh việc tìm kiếm tàu của Noah. Năm 1993, CBS phát song một bộ phim tài liệu công bố những phát hiện ngoạn mục được cho là từ con tàu. Nhưng không ít lâu sau đã có nhiều cáo buộc cho thấy mọi thông tin trong tài liệu này để là giả mạo.

Đỉnh Ararat ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một tâm điểm cho các nhà khảo cổ. Nhưng phải mới đến khi nhà nhiếp ảnh gia Ron Wyatt công bố bức ảnh một mỏm núi hoá thạch giống hình chiếc thuyền Noah vào ngày 5/9/1960 trên tạp chí LIFE thì nó mới được mọi người thực sự chú ý đến. Đây có thể coi là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về con thuyền Noah. Năm 1977, chính Ron Wyatt cùng một đoàn thám hiểm lên đỉnh Ararad và khẳng định nơi chụp bức ảnh đó chính là con thuyền Noah.

Tuy nhiên có rất nhiều nhà khoa học cho rằng nó chỉ tồn tại trong những truyền thuyết mà thôi.

Nếu vào giai đoạn xảy ra trận đại hồng thuỷ đó, thuyền Noah bị mắc lại trên đỉnh núi Ararad thì có rất nhiều khả năng nó đã bị sự vận động của băng hà đẩy xuống vùng thấp hơn từ rất lâu rồi. Như thế, chắc chắn nó đã vỡ nát tan tành, những mảng gỗ của con thuyền to lớn đó chắc sẽ vương vãi trên một vùng rất rộng lớn của núi Ararat, thế mà cho đến nay chả có ai nhặt được những mảnh vỡ lớn nào ngoại trừ mấy người đã nhắc ở trên nhặt được những mẩu gỗ vụn ở độ cao tận gần 5km. Theo khoa học thì gỗ cũng chỉ có thể tồn tại qua vài thế kỉ.

Việc phát hiện ra tàn tích của con tàu Noah trong lịch sử khiến cho dư luận hoang mang, liệu rằng đây có phải là sự an bài của tự nhiên nhắc nhở con người nếu không biết trân trọng thiên nhiên, sự sống thì chắc chắn phải đến lúc đối đầu với những tai ương khủng khiếp nhất… Và liệu rằng sẽ có con tàu Noah thứ hai để cứu nhân loại thoát khỏi nạn tuyệt chủng hay không khi ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, thiên tai và nhân tai?

Thuyền của Noah – có hay không?
Thuyền của Noah – có hay không?

Cho đến ngày nay, những bí ẩn về con tàu Noah, về đại hồng thủy trong quá khứ vẫn gây tò mò cho các nhà khoa học và những người yêu thích tìm hiểu, khám phá. Khi thời điểm đó đến, Manu cột chặt thuyền với những chiếc sừng của con cá và để mặc cho nó kéo đi. Sau trận lũ lụt, chiếc thuyền của Noah được cho là đã dừng trên núi Ararat.

Việc tồn tại hay không tồn tại của thuyền Noah đến bây giờ vẫn nằm trong vòng tranh cãi. Tuy nhiên về mặt khoa học lý luận chúng ta chưa có bất cứ bằng chứng nào khả thi cho thấy rằng nó có tồn tại. Nhiều giả thuyết được xây dựng, nhiều cuộc tìm kiếm được phát động nhưng có lẽ rằng để chứng minh được rằng tàu Noah có thật sẽ là một thách thức khá bất khả thi.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/noah-la-ai-huyen-thoai-con-tau-noah-co-that-hay-khong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp