Trong bài viết hôm nay, sẽ giải đáp câu hỏi Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Phân tích khí hậu ở Việt Nam vào mùa đông và mùa hạ? Giải thích?
Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
– Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…
- Mùa đông: khô lạnh, ít mưa
- Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều, thường có nhiều bão xảy ra
Tổng quan về địa lý Việt Nam
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 270 C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau, Hà Nội 230 C, thành phố Hồ Chí Minh 260 C, Huế 250 C.
Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh phía Bắc, dao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau 120 C. Ở các tỉnh phía Nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khoảng 30 C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Khí hậu Việt Nam được phân chia như thế nào?
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới song vẫn có sự phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung và Nam Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan. Vậy khí hậu Việt Nam gồm những miền khí hậu nào?
Việt Nam gồm 4 miền khí hậy chủ yếu là miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậy Trung và Nam Trung Bộ và miền khí hậu biển Đông.
Miền khí hậu phía Bắc
Miền này bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm khí hậu là sự mất ổn định với thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi tả ngạn sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm, là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới về mùa hè và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.
Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió nên nền khí hậu của Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc. Tại miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt- ẩm, sườn đón gió tiếp nhận lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện đón gió “phơn” được hình thành khi khối khí thổi xuống thung lung.
Miền khí hậu Trường Sơn
Miền này bao gồm lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoàng Sơn tới Mũi Dinh, mang đậm tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và mùa khô của 2 miền khí hậu còn lại. Mùa hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.
Vùng bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn miền khí hậu phía Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Mùa đông vùng vẫn chịu ảnh hưởng thời tiết lạnh do gió mùa đông bắc mang đến và kèm theo mưa nhiều.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng tới Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thi thoảng cũng chịu ảnh hưởng của đợt lạnh mùa đông song không dài. Sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn nhưng có mùa khô sâu sắc hơn.
Miền khí hậu phía Nam
Gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Vùng có mùa khô kéo dài và đặc biệt sâu sắc, khí hậu ít biến động.
Vùng khí hậu biển Đông
Vùng biển Đông mang đặc tính của nhiệt đới mùa hải dương tương đối đồng nhất. Nơi đây thường có dãy lốc xoáy đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.
Trên đây là một số thông tin về khí hậu Việt Nam, giúp bạn tìm hiểu Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào và đặc trưng của khí hậu Việt Nam.
Địa hình lãnh thổ nước ta ra sao?
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là Vùng núi Ðông Bắc (còn gọi là Việt Bắc), kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc: 2.431m.
Vùng núi Tây Bắc, kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Ðây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H’Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó…
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi Phan – Xi – Păng, cao 3143m
Vùng núi Trường Sơn Bắc, từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam – Ðà Nẵng, có động Phong Nha (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân… Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.. Ðồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ) rộng khoảng 15.000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Ðồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ) rộng khoảng 36.000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Ðây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam.
Việt Nam có 3260 km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,…
Giữa vùng biển Việt Nam có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên “chia” cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau) v.v..
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp