Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)

0
87
Rate this post

    Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 – , biên soạn các ý chính trong nội dung của hai câu kết bài thơ Tự tình 2 và một số bài văn mẫu phân tích hai câu kết bài Tự tình 2

hay nhất cho các em học sinh tham khảo.

Nội dung chính 2 câu kết bài Tự tình 2

Tác giả sử dụng hình ảnh: Xuân đi xuân lại lại thể hiện mùa xuân cứ đến rồi đi, một vòng luẩn quẩn, mà tuổi xuân thì cứ trôi qua trong nuối tiếc –>Tạo hóa trêu ngươi nhà thơ.

Sử dụng biện pháp thăng tiến: Tí con con để thể hiện sử tiếc nuối, mảnh tình của mình đã nhỏ rồi mà còn phải san sẻ cho người khác, (vì bà đã hai lần lấy chồng nhưng đều không được hạnh phúc).

Bạn đang xem: Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)

Xem lại nội dung phân tích trong phần soạn bài Tự tình 2.

    Với những ý chính trong phần nội dung 2 câu kết bài Tự tình 2, các em học sinh đã có thể thử hình dung được những ý chính trong bài. Ngoài ra, cũng tổng hợp những bài văn mẫu phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 hay nhất cho các em tham khảo về cấu tứ và ngôn từ trong cách hành văn phân tích.

    Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương

    Văn mẫu phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

    Bài mẫu 1 – Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 ngắn gọn

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

    Mảnh tình san sẻ tí con con

    Muốn đập phá vẫy vùng nhưng kết quả là gì? Xã hội phong kiến độc ác nào có để tâm tới thân phận bèo bọt, con ong, cái kiến của người phụ nữ! Rốt cuộc Hồ Xuân Hương phải buông tiếng thở dài đến não ruột trong sự buồn chán, cam chịu theo ngày tháng trôi đi. Thời gian, quy luật của tự nhiên bốn mùa xuân hạ thu đông cứ theo vòng luân chuyển: “xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân trở lại với đất trời. Nhưng quy luật của đời người thì thật nghiệt ngã. “Cái già xồng xộc theo sau”. Lại sống trong cảnh lẽ mọn, người phụ nữ bị chia sẻ hạnh phúc. Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ. Thật tội nghiệp. Tác giả đã sử dụng những từ: mảnh, tí, con con trong cùng một câu thơ. “mảnh” đã ít, lại nhỏ, “tí” cũng là ít, “con con” ít ỏi đến vô cùng không thể chia được nữa.

    Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tuy nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn.

    >>Tham khảo: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

    Bài mẫu 2 – Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

    “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, 

    Mảnh tình san sẻ tí con con…”

    Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng đã bị dập tắt trong sự chán chường, bất lực. Hồ Xuân Hương đã không thể vượt khỏi thân phận mình, vị thế nhỏ nhoi cô độc của mình trong xã hội. Kết thúc bài thơ là một sự cam chịu được thốt lên trong một tiếng thở dài ngao ngán. Bà đã phát ngán, đã chán lắm rồi cái vòng xoáy luẩn quẩn của số phận. Càng cố bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu, hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, càng chua xót. Thế thì còn cố gắng để làm gì nữa? “Xuân”, hình ảnh nổi bật trong câu thơ có thể là mùa xuân, cũng có thể là tuổi xuân của tác giả.

    Những mùa xuân cứ đến và đi, dòng thời gian cứ chầm chậm chảy, cũng có nghĩa là tuổi xuân của bà đang tuột mất từng ngày. Và nỗi đau của bà lại càng được nhân lên gấp bội. Hai chữ “lại” đứng ở cuối câu chứa đựng biết bao sự ngán ngẩm nặng nề của bà khi cảm nhận tuổi xuân đang trôi đi từng ít một. Bà chán ghét số phận hẩm hiu của mình, chán ghét vòng tình duyên ngang trái lun đeo đẳng, chán ghét hạnh phúc ít ỏi đến nỗi gần như không tồn tại.

    “Mảnh tình”, một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình yêu vốn là một điều gì đó thật cao cả thiên nhiên, nhưng tình yêu của Hồ Xuân Hương lại như một mảnh vỡ nhỏ bé được xẻ ra từ hạnh phúc của người khác. Tình yêu của bà rẻ mạt như một sự bố thí, như một thứ đồ vật đã qua sử dụng người ta vứt lại cho bà. Đau xót biết mấy, khi “mảnh tình” lại là một thứ được chia năm sẻ bảy mà bà chỉ được nhận duy nhất một mảnh “tí con con”.

    Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức tội nghiệp. Tình duyên như thế thì có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. Hồ Xuân Hương ngang tàng thách thức đầy nổi loạn ở trên là thế, nhưng cuối cùng, tất cả vẫn chìm vào vô vọng trong sự bất lực tột cùng và chán chường mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi số phận của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là một bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông xuôi, muốn bỏ mặc tất cả cho số phận đưa đẩy, bà đã mất hết hy vọng…

    Giọt nước mắt em… âm thầm buông rơi, đêm sầu đơn côi… trong tim em ôm trọn một nỗi sầu bơ vơ… đành khóc vậy thôi… Liệu Hồ Xuân Hương có thể vượt qua tất cả để có thể trở lại là một người phụ nữ yêu đời mạnh mẽ không sợ gì cả như ngày nào? Đó vẫn là một câu hỏi còn dở dang của những thân phận phụ nữ đem thân đi làm lẽ, phận người mà hạnh phúc không bao giờ trọn vẹn mà chỉ nhỏ nhoi như một mảnh vỡ… Câu thơ đã diễn tả được đỉnh điểm bi kịch của Hồ Xuân Hương và cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ…

    Xem thêm: 

    • Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
    • Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

    —–

    Với đề bài phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương bao gồm đầy đủ nội dung chính của hai câu kết bài thơ Tự tình 2 đã nêu ở trên, các em học sinh cần tìm hiểu kĩ càng để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn phân tích chi tiết, độc đáo và ấn tượng.

    Tuyển chọn những bài văn hay phân tích nội dung 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

    Giáo dục

    Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
    Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
    Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-2-cau-ket-bai-tu-tinh-2-ho-xuan-huong/

    Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

    Chuyên mục: Tổng hợp