Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

0
68
Rate this post

Đề bài: Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

phan tich bai tho pho gia ve kinh cua tran quang khai

Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
 

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải (Chuẩn)

1. Mở bài

Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn, xúc động trong “Phò giá về kinh” gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

2. Thân bài

– Hai câu đầu: Những chiến công hào hùng của quân đội nhà Trần:
+ Địa danh: Chương Dương, Hàm Tử: Nơi diễn ra những cuộc chiến ác liệt và dân ta giành thắng lợi.
+ Hành động: Cướp giáo, bắt: sự chủ động đầy dũng mãnh, oai phong
+ Nghệ thuật: Đảo ngữ: nhấn mạnh ý…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải (Chuẩn)

Trận chiến Mông-Nguyên thắng lợi, quân dân đất nước mừng rỡ trước chiến công hiển hách của mình. Sức mạnh của quân giặc cũng phải chịu đầu hàng trước khí thế dùng mạnh và tinh thần quật cường chiến đấu của quân ta. Nỗi xúc động và niềm tự hào khôn nguôi còn mãi trong trái tim mỗi người lúc ấy. Trước sự kiện ấy, Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn “Phò giá về kinh”:

” Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình tu trí lực
Non nước ấy ngàn thu”

Hai câu đầu tác giả đã tái hiện lại những chiến công hào hùng của quân đội nhà Trần. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, hai nơi diễn ra trận đánh được nhấn mạnh thể hiện rõ niềm tự hào lớn lao của tác giả. Những động từ mạnh kết hợp với danh từ như “cướp giáo”, “bắt quân thù” cho thấy sự chủ động và sức mạnh của quân ta trên mọi trận chiến. Trận Chương Dương tuy diễn ra sau nhưng được liệt kê trước như một sự sắp đặt có ý đồ của tác giả. Đang sống trong niềm hứng khởi của chiến nhưng vẫn không quên những ngày hào hùng, sung sướng trong thắng lợi năm xưa. Hào khí chiến đấu mạnh mẽ tiêu biểu cho hào khí của một thời đại- hào khí Đông A. Lời thơ hùng hồn, tự hào, ta như hình dung được trước mắt mình khung cảnh chiến đấu nơi trận chiến oanh liệt ấy.

” Thái bình tu trí lực
Non nước ấy ngàn thu”

Sau khi đánh đuổi quân giặc, nhân dân được tự do, yên ấm. Song, để có được hoà bình ấy phải đánh đổi bao máu và nước mắt, bao người phải hy sinh thân mình nơi chiến trận, bởi vậy mà cần phải ý thức được công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Không nên ngủ quên trên chiến thắng, hãy gắng sức mình, rèn luyện quân đội, xây dựng lực lượng vững mạnh, trí và lực cùng nhau cộng tác để gây dựng cơ đồ, đất nước mới được thái bình, thịnh trị:

“Non nước ấy ngàn thu”

Đó là trách nhiệm của mỗi người và cũng là lời gửi gắm của vị tướng sĩ tới muôn dân, muôn người lúc bấy giờ và cả những thế hệ sau. Đất nước muôn ngàn năm tồn tại vững bền phải là sự hợp lực, quyết tâm cao độ, gắng sức kiên trì. Hai câu thơ cuối thể hiện trí tuệ anh minh và tầm nhìn chiến lược của người anh hùng yêu nước. Yêu nước không chỉ có đấu tranh, yêu nước còn cần phải xây dựng phát triển nước nhà ngày một giàu mạnh hơn để nhân dân ngàn năm mãi được sống trong hoà bình, tự do. Vận mệnh đất nước luôn nằm trong tay ta, do ta quyết định, được hay mất, tồn tại hay không tồn tại đều từ sự nỗ lực, ý thức của nhân dân.

Bài thơ ngũ ngôn vô cùng cô đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều tạo nên ấn tượng mạnh. Những chiêm nghiệm được đưa ra sau những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc như một sự đúc rút thực tiễn đầy khách quan, từ đó, tạo niềm tin và thúc giục mọi người hành động, quyết tâm cao.

Đọc bài thơ , em thấy mình thật may mắn khi được sống trong hoà bình hôm nay, những mong ước, nhắn nhủ của người anh hùng Trần Quang Khải đang ngày được thế hệ sau tiếp thu, nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, luyện sức, luyện tài, trau dồi đạo đức thật tốt để sau này có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước thân yêu.

——————-HẾT——————

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em lập dàn ý và Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, tìm hiểu thêm về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Phò giá về kinh, Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình trong bài Phò giá về kinh, Cảm nhận khi đọc bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư), Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư).

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-tho-pho-gia-ve-kinh-cua-tran-quang-khai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp