Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

0
103
Rate this post

Đề bài: Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

phan tich bai tho xuc canh cua nguyen dinh chieu

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

 

Bài mẫu: Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Ta thường biết đến thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu bởi tính nhân văn về cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thiện ác, lý tưởng cao đẹp, nhằm mong ước một cuộc sống tốt đẹp khi mà con người đối xử với nhau bằng những lễ nghĩa tốt đẹp, chân thành mà tiêu biểu nhất là bộ truyện Lục Vân Tiên mang hơi hướng “dân gian” với mô típ quen thuộc thường có trong chuyện cổ tích hay truyền thuyết. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Đình Chiểu sống trong bối cảnh đất nước hoang tàn điêu linh vì bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình thối nát, ông đã đau đớn vì nỗi lo mất nước, vì nỗi thống khổ của nhân dân mà cho ra đời những tác phẩm mang tính chiến đấu, và ông chính là một người lính chiến tài hoa. Xúc cảnh là một trong những tác phẩm thấm đượm nỗi lòng của tác giả, ta thấy trong ấy một trái tim ấm nóng, kiên cường, đầy ắp tình yêu thương giống nòi, yêu thương đất nước và niềm hi vọng một ngày mai đất nước sẽ lại yên bình.

Nguồn gốc của tác phẩm vốn xuất phát từ truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đáp được tác giả sáng tác vào những năm cuối đời, khi mà đất nước đã gần như rơi vào tay giặc. Bài thơ là những lời cảm khái kèm theo tiếng thở dài của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyện cũng chính là hiện thân của tác giả. Xúc cảnh còn có một tên gọi khác là Ngóng gió đông được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cúmang đến cho toàn bài thơ một vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, đồng thời cũng phù hợp với tâm trạng u buồn của thi nhân nhân thời buổi loạn lạc.

Hai câu thơ đầu là nguồn cảm hứng khơi gợi cho cảm xúc của tác giả trong của toàn bài:

“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi, có hay không?”

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng một cách ẩn dụ hết sức tinh tế, hoa cỏ qua bao năm tháng lạnh lẽo, chịu vùi dập dưới cái lạnh lẽo mùa đông nay sắp úa tàn, chỉ còn biết “ngùi ngùi” trông mong ngọn “gió đông” mang mùa xuân tới, mang đến cái sinh khí dồi dào ấm áp hồi sinh lại cảnh héo rũ, ủ ê này. Điều ấy khiến ta liên tưởng đến cảnh đất nước và nhân dân đang hằng ngày phải sống trong kiếp lầm than, khổ ải dưới ách áp bức lạnh lẽo của thực dân Pháp, và hơn tất cả ai cũng đều mong ngóng một tương lai tươi sáng hơn, một ai đó có thể cứu đất nước ra khỏi cảnh khốn cùng. Nhưng đến câu thơ sau, nhà thơ lại hỏi bằng một nỗi niềm đau đớn bất lực “có hay không?” khi mà chính quyền phong kiến đang sợ sệt trốn tránh, chẳng ai hay biết đến nỗi cùng cực của hoa cỏ nhân dân đang ngấp ngoải khốn đốn biết bao nhiêu. Còn vị “Chúa xuân” trong lòng tác giả, là bậc thánh đế minh quân mẫu mực, yêu nước, thương dân có tài dẹp giặc thù để đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ thì chưa thấy xuất hiện, ấy là nỗi niềm trăn trở mãi không nguôi trong lòng người thi sĩ mù tài hoa.

“Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung”

Quay trở về với hiện thực đất nước, tìm về với lịch sử của dân tộc từng biết bao lần chịu sự xâm lược từ phươg Bắc, nhưng rồi cuối cùng núi nam nào có chịu gộp mình vô ải bắc, từ xưa tới nãy vẫn luôn là bờ cõi khác biệt, nhân dân chưa một ngày chịu nhún nhường trước quân giặc ngoại xâm. Cho đến hôm nay dân tộc ta với bọn thực dân Pháp cũng chẳng khác nào “nắng sương” khác biệt, làm sao có thể “đội trời chung”, đây vốn đã là cái chân lý tuyệt không đổi dời mà hơn 4000 năm văn hiến ông cha ta đã dày công xây dựng.

Đến hai câu cuối kết lại toàn bộ nỗi niềm băn khoăn day dứt của nhà thơ:

“Chừng nào thánh đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”

Đây là niềm khao khát, lòng hy vọng vào bậc cửu ngũ chí tôn có thể sớm ngày nhìn nhận rõ thực trạng đất nước, nỗi thống khổ của dân tộc và sự ác độc của bè lũ thực dân để tìm ra một con đường cứu giang sơn khỏi cơn nước sôi lửa bỏng. Nhà thơ vẫn đang sinh sống trong chế độ phong kiến, nên ông không thể thẳng thừng cao giọng mà lên án bậc quân vương, tuy nhiên trong giọng thơ cũng ngầm hiện lên nỗi trách móc sự bạc nhược, bất tài cùng với sự thối nát mục rỗng của triều đình thời bấy giờ, vua tôi không có lấy một ai đủ bản lĩnh đứng lên dẹp giặc như bậc thánh đế trong lòng Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ cũng là lời cầu mong đầy khẩn thiết với triều đình, với người đứng đầu trăm họ, đứng đầu đất nước, hãy sớm ý thức được trách nhiệm của mình với non sông gấ vóc, với nhân dân những con người một mực tin tưởng vào triều đình, đừng để niềm tin ấy chỉ cò là dĩ vãng đáng tiếc nhất.

Xúc cảnh là một bài thơ ẩn chứa nhiều niềm đau xót của Nguyễn Đình Chiểu, ông vừa thương đất nước chịu cảnh đô hộ, lại thương nhân dân chịu cảnh lầm than. Đồng thời bài thơ cũng là nỗi lòng băn khoăn, trăn trở của nhà thơ trước thế sự hỗn tạp, mà không có ai đứng ra gánh vác. Đọc bài thơ với những dòng chữ mang vẻ toàn bích, cổ điển tựa như tiếng thở dài đầy chua xót, ta lại càng thấm thía cái nỗi đau của người thi sĩ yêu nước trước buổi đương thời.

Bài thơ Xúc cảnh là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 12, ngoài bài làm văn Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu, học sinh và thầy cô tham khảo thêm các bài làm văn khác như Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu, Phân tích nghệ thuật bài thơ hat rất nhiều những bài viết liên quan khác. Đặc biệt có cả phần Soạn bài Xúc cảnh, hỗ trợ quá trình chuẩn bị bài, ôn luyện củng cố kiến thức làm văn của các em học sinh tốt nhất.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-tho-xuc-canh-cua-nguyen-dinh-chieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp